Đề tài Chuyển động thẳng biến đổi đều (tiếp theo)

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1513Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Chuyển động thẳng biến đổi đều (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài Chuyển động thẳng biến đổi đều (tiếp theo)
CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU (tiếp theo)
20. Một ôtô đang chuyển động đều với vận tốc 72 km/h thì tắt máy CĐCDĐ , chạy thêm 200m thì dừng lại .
a. Tính gia tốc xe và thời gian từ lúc tắt máy đến lúc dừng lại.
b. Kể từ lúc tắt máy , ô tô mất thời gian bao lâu để đi được 100 m .	ĐS : a. - 1m/s2, 20s ; b. 5,86s
21. Thang máy bắt đầu đi lên theo 3 giai đoạn : Nhanh dần đều không vận tốc đầu với gia tốc 2 m/s2 trong 1s . Đều trong 5s tiếp theo .Chuyển động chậm dần đều cho đến khi dừng lại hết 2s .Tìm :
a. Vận tốc của chuyển động đều .
b. Quãng đường tổng cộng mà thang máy đi được .	ĐS : a. 2m/s ; b. 22,5m
22. Một vật chuyển động nhanh dần đều với vận tốc đầu v0 = 18km/h . Trong giây thứ năm vật đi được quãng đường 5,45m .Tìm :
a. Gia tốc của vật . b. Quãng đường đi được sau 6 s .	ĐS : a. 0,1m/s2 ; b. 31,8m
23. (NC) Lúc 8giờ một ô tô đi qua điểm A trên một đường thẳng với vận tốc 10 m/s, chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,2m/s2 . Cùng lúc đó tại điểm B cách A 560m một xe thứ hai bắt đầu khởi hành đi ngược chiều với xe thứ nhất , chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,4 m/s2. Xác định thời gian hai xe đi để gặp nhau , thời điểm gặp nhau và vị trí lúc gặp nhau .
24. (NC) Một xe đạp đang đi với vận tốc 7,2 km/h thì xuống dốc CĐNDĐ với gia tốc 0,2 m/s2. Cùng lúc đó một ô tô lên dốc với vận tốc ban đầu 72km/h CĐCDĐ với gia tốc 0,4 m/s2. Chiều dài dốc là 570m. Xác định quãng đường mỗi xe đi được cho tới lúc gặp nhau. Giải bài toán bằng cách lập phương trình chuyển động.	ĐS : 150m
25. (NC) Cùng một lúc một ô tô và một xe đạp khởi hành từ hai điểm A, B cách nhau 120 m và chuyển động cùng chiều, ô tô đuổi theo xe đạp .Ô tô bắt đầu rời bến chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,4m/s2 xe đạp chuyển động đều . Sau 40 giây ô tô đuổi kịp xe đạp . Xác định vận tốc xe đạp và khoảng cách hai xe sau thời gian 60s .	ĐS : 5m/s và 300m
26. Một vật chuyển động có phương trình đường đi là : s = 16t - 0,5t2
a. Xác định các đặc tính của chuyển động này : v0 , a , tính chất chuyển động ?
b. Viết phương trình vận tốc và vẽ đồ thị vận tốc của vật . ĐS : a. 16m/s, - 1m/s2, CDĐ ; b. v = 16 – t 
27. Phương trình chuyển động của một chất điểm là : x= 50t2 + 20t - 10 (cm,s)
a. Tính gia tốc của chuyển động .	b. Tính vận tốc của vật lúc t =2s 
c. Xác định vị trí của vật lúc nó có vận tốc 120 cm/s.	ĐS : a. 1m/s2; b. 2,2m/s ; c. 60cm
28. Một ôtô bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều, sau 4s ôtô đạt vận tốc 4m/s.
	a. Tính gia tốc của ôtô.
	b. Sau 20s ôtô đi được quãng đường là bao nhiêu ?
	c. Sau khi đi được quãng đường 288m thì ôtô có vận tốc là bao nhiêu ?
	d. Vẽ đồ thị vận tốc – thời gian của ô tô trong 20s đầu tiên.	ĐS : a. 1m/s2; b. 100m ; c. 24m/s
29. Một xe ơ tơ rời bến chuyển động thẳng nhanh dần đều và sau 20s đạt vận tốc 18km/s. T́m gia tốc của ơ tơ.
30. Một xe đạp chuyển động với vận tốc 9km/h th́ hăm phanh và chuyển động chậm đần đều với gia tốc 0,5m/s2. Hỏi kể từ lúc bắt đầu hăm phanh th́ sau bao lâu se dừng hẳn ?
31. Một xe chuyển động biến đổi đều với gia tốc 0,25m/s2. Hỏi trong thời gian bao lâu th́ vận tốc tăng từ 18km/h tới 72km/h.
32. Một ơ tơ đang chuyển động với vận tốc 72km/h th́ hăm phanh, chạy chậm dần đều với gia tốc 2,5m/s2.
1. Lập cơng thức tính vận tốc tức thời.
2. Tính thời gian để xe dừng hẳn kể từ lúc hăm phanh.
3. Vẽ đồ thị vận tốc - thời gian.
RƠI TỰ DO
Phần tự luận:
1. Một vật rơi tự do từ độ cao 45m xuống đất. Tính thời gian rơi và vận tốc của vật khi vừa khi vừa chạm đất.
2. Một vật rơi tự do từ độ cao 45m xuống đất. Lấy g = 10m/s2. T́m:
1. Quăng đường vật rơi được sau 2s	2. Quăng đường vật rơi được trong 2s cuối cùng.
3. Một vật rơi tự do tại nơi cĩ g = 10m/s2 trong 2s cuối cùng rơi được 60m. Tính:
1. Thời gian rơi.	2. Độ cao nơi thả vật.
4. Một vật rơi tự do tại nơi cĩ gia tốc g. Trong giây thứ 3, quăng đường rơi được là 24,5m và vận tốc vừa chạm đất là 39,2m/s. Tính g và độ cao nơi thả vật.
5. Một ḥn đá rơi tự do từ miệng một giếng sâu 50m. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc buơng ḥn đá, người quan sát nghe tiếng động (do sự và chạm giữa ḥn đá và đáy giếng). Biết vận tốc truyền âm trong khơng khí là 340m/s. 
6. Một vật rơi tự do từ độ cao 19,6 m xuống đất . Tính thời gian rơi và vận tốc khi chạm đất . Cho g = 9,8 m/s2 ĐS : 2s, 19,6m/s
7. Một hòn đá rơi từ miệng một cái giếng cạn đến đáy mất 3s . Tính độ sâu của giếng. Cho g = 9,8 m/s2 ĐS : 44,1m
8. Một vật rơi tự do trong giây cuối rơi được 35m . Tính thời gian từ lúc bắt đầu rơi đến khi chạm đất. Cho g = 10m/s2 	ĐS : 4s
9. Tính quãng đường một vật rơi tự do đi được trong giây thứ tư .Lấy g=10m/s2.	ĐS : 35m
10. Tính thời gian rơi của một hòn đá , biết rằng trong hai giây cuối cùng vật đã rơi được một một quãng đường dài 60m . Lấy g=10m/s2.	ĐS : 4s
11. Một vật rơi tự do . Thời gian rơi là 10s. Lấy g=10m/s2 . Hãy tính :
a. Thời gian rơi 90m đầu tiên .	b. Thời gian vật rơi 180m cuối cùng	ĐS : a. 3s ; b. 2s
12. Từ độ cao 20m một vật được thả rơi tự do. Lấy g = 10m/s2. Tính :
a. Vận tốc của vật lúc chạm đất.	b. Thời gian rơi.
c. Vận tốc của vật trước khi chạm đất 1s.	d. Vẽ đồ thị (v,t) trong 3s đầu. ĐS : 20m/s ; 2s ; 10m/s
13. Thời gian rơi của một vật được thả rơi tự do là 4s. Lấy g = 10m/s2. Tính :
a. Độ cao của vật so với mặt đất.	b. Vận tốc lúc chạm đất.
c. Vận tốc trước khi chạm đất 1s.	d. S vật đi được trong giây cuối cùng.ĐS : 80m ; 40m/s ; 30m/s ; 35m
14. Trước khi chạm đất 1s, một vật thả rơi tự do có vận tốc là 30m/s. Lấy g = 10m/s2. Tính :
a. Thời gian rơi. 	b. Độ cao của vật.
c. Quãng đường vật đi được trong giây thứ hai.	d. Vẽ đồ thị (v,t) trong 5s đầu.
15. (NC) Từ điểm A cách mặt đất 4,8m một vật nhỏ được ném lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu 5m/s. Lấy g = 10m/s2. Chọn gốc tọa độ tại mặt đất, chiều dương hướng lên.
a. Viết phương trình chuyển động.
b. Xác định độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất.
c. Xác định thời gian và vận tốc của vật ngay khi chạm đất.
d. Vẽ đồ thị vận tốc – thời gian của vật trong 2s tính từ lúc bắt đầu ném.
ĐS : a. y = 4,8 + 5t – 5t2 ; b. 6,05m ; c. 1,6s và -11m/s
Phần trắc nghiệm: 
Câu 1: Tại điểm A trên mặt đất, người ta ném vật m1 thẳng đứng lên cao với vận tốc 5m/s, cùng lúc đĩ tại B cách mặt đấ 20m người ta thả rơi tự do vật m2. Lấy g = 10m/s. Vật nào rơi chạm đất trước và cách vật sau bao nhiêu thời gian?
 A. Vật 1 rơi xuống trước 1s so với vật 2	B. Vật 1 rơi xuống trước 0,5s so với vật 2
 C. Vật 2 rơi xuống trước 0,5s so với vật 1	D. Vật 2 rơi xuống trước 1s so với vật 1
Câu 2: Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Biết rằng trong 2s cuối cùng vật rơi được đoạn bằng 1/4 độ cao ban đầu. Lấy g = 10m/s2. Hỏi thời gian rơi của vật từ độ cao h xuống mạt đất là bao nhiêu?
A. 9,16s B. 11,7s C. 5,94s	 D. 14,9s
Câu 3: Hai ḥn đá được thả rơi tự do từ cùng một độ cao, ḥn thứ hai rơi sau ḥn thứ nhất 0,5s. Lấy g = 9,8m/s2. Khoảng cách giữa hai ḥn đá sau 1s kể từ lúc ḥn thứ hai rơi là bao nhiêu?
A. 4,90m	 B. 6,13m C. 9,80m D. 4,37m
Câu 4: Một ḥn đá được ném thẳng đứng lên cao từ độ cao 10m so với mặt đất với vận tốc ban đầu 20m/s. Lấy g = 10m/s2. Độ cao cực đại mà ḥn đá đạt được là bao nhiêu?
 A. 20m	 B. 30m C. 25m D. 40m
Câu 5: Quảng đường một vật rơi tự do rơi được trong giây thứ 5 là bao nhiêu?Lấy g = 10m/s2.
 A. 80m	 B. 45m C. 30m D. 20m
Câu 6: Một vật nhỏ được ném thẳng đướng xuống dưới với vận tốc ban đầu 9,8m/s từ độ cao 39,2m. Lấy g = 9,8m/s2. bỏ qua sức cản của khơng khí. Hỏi sau bao lâu th́ vật rơi chạm đất?
 A. t = 2s B. t = 1s C. t = 3s D. t = 4s
Câu 7: Hai vật được thả rơi tự do từ hai độ cao khác nhau.Lấy g = 10m/s2. Biết rằng vận tốc của vật 1 khi chạm đất cĩ độ lớn gấp đơi vật 2. Hỏi vật 1 rơi ở độ cao bằng bao nhiêu lần độ cao của vật hai?
 A. h1 = 8h2 B. h1 = 16h2 C. h1 = 4h2 D. h1 = 2h2
Câu 8: Vật A được thả rơi tự do từ độ cao h1 = 20m; cùng lúc đĩ vật B được ném thẳng đướng xuống dưới với vận tốc bao đầu vo từ độ cao h2 = 30m. Lấy g = 10m/s2. Biết rằng hai vật rơi chạm đất cùng một lúc. Hỏi vận tốc ban đầu của vật B là bao nhiêu?
 A. 6m/s	 B. 5m/s C. 3m/s D. 4m/s
Câu 9: Một vật rơi tự do từ độ cao 125m. Lấy g = 10m/s2. Trong giây cuối cùng trước khi chạm đất vật rơi được đoạn đường là bao nhiêu?
 A. 25m	 B. 45m C. 30m D. 80m
Câu 10: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 80m. Lấy g = 10m/s2. Quảng đường vật rơi được trong giây thứ 3 là bao nhiêu?
 A. 45m	 B. 25m C. 15m D. 20m
Câu 11. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 11,25m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Vận tốc của vật ngay khi chạm đất là :
	A. 20s.	B. 15s.	C. 30s.	D. 25s.
Câu 12. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 180m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Vận tốc của vật ngay khi chạm đất là :
	A. 18m/s.	B. 25m/s.	C. 40m/s. D. 60m/s.
Câu 13. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 9,8m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Vận tốc của vật ngay khi chạm đất là :
	A. 10m/s. B. 14m/s. C. 8m/s. D. 15m/s.
Câu 14. Thả một viên bi từ một đỉnh tháp xuống đất. Trong giây cuối cùng viên bi rơi được 45m. Lấy g = 10m/s2. Chiều cao của tháp là : 
	A. 450m.	B. 350m.	C. 245m.	D. 125m.
Câu 15. Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là rơi tự do nếu được thả rơi ?
	A. Một mẩu phấn. B. Một quyển vở. C. Một chiếc lá. D. Một sợi chỉ.
Câu 16. Nhận xét nào sau đây là sai ?
	A. Véctơ gia tốc rơi tự do có phương thẳng đứng, hướng xuống.
	B. Tại cùng một nơi trên Trái Đất gia tốc rơi tự do không đổi.
	C. Gia tốc rơi tự do thay đổi theo vĩ độ.	D. Gia tốc rơi tự do là 9,81 m/s2 tại mọi nơi.
Câu 17. Hai vật được thả rơi từ hai độ cao khác nhau h1 và h2. Khoảng thời gian rơi của vật thứ hai gấp hai lần khoảng thời gian rơi của vật thứ nhất. Tỉ số các độ cao là :
	A. 0,25.	B. 0,5.	C. 4.	D. 2.
Câu 18. Đặc điểm nào sau đây đúng cho chuyển động rơi tự do ?
	A. Quỹ đạo là một nhánh Parabol.	B. Vận tốc tăng đều theo thời gian.
	C. Gia tốc tăng đều theo thời gian.	D. Chuyển động thẳng đều.
 Câu 19. Một giọt nước rơi tự do từ độ cao 20 m xuống đất. Cho g = 10 m/s2. Thời gian giọt nước rơi tới mặt đất là bao nhiêu?
	A. 2s.	B. 1s.	C. 4s.	D. 3s.
Câu 20. Đặc điểm nào sau đây không đúng cho chuyển động rơi tự do ?
	A. Chuyển động đều.	B. Gia tốc không đổi.	
	C. Chiều từ trên xuống.	D. Phương thẳng đứng.
Câu 21. Một giọt nước rơi tự do từ độ cao 45 m xuống đất. Cho g = 10 m/s2. Thời gian giọt nước rơi tới mặt đất là bao nhiêu?
	A. 4,5s.	B. 2s.	C. 9s.	D. 3s.

Tài liệu đính kèm:

  • docsu_roi_tu_do.doc