Đề 3 kiểm tra học kỳ I môn vật lý lớp 10

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1035Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 3 kiểm tra học kỳ I môn vật lý lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 3 kiểm tra học kỳ I môn vật lý lớp 10
Trường THPT Trung Phú
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN VẬT LÝ LỚP 10CB
NGÀY 10/12/2014_TG: 45 PHÚT
Lý thuyết
Câu 1: Hai lực cân bằng có đặc điểm gì?(1đ)
Câu 2: Điều kiện cân bằng của một chất điểm là gì?(1đ)
Câu 3. Lực đàn hồi xuất hiện trong trường hợp nào?
Câu 4. Lực ma sát trượt: điều kiện xuất hiện, phương, chiều và độ lớn lực ma sát trượt?
Bài tập:
Bài 1: Một quạt máy quay với tốc độ 500 vòng/phút. Cách quạt dài 0,82m.
 a/ Tìm vật tốc góc và vận tốc dài của một điểm ở đầu cánh quạt.
 b/ Tìm gia tốc hướng tâm của một điểm cách đầu cánh quạt 12cm.
Bài 2. Một ô tô có khối lượng 2,5 tấn chuyển động qua một cầu vượt với tốc độ không đổi là 54km/h. Cầu vượt có dạng cung tròn, bán kính 100m. Tính áp lực của ô tô lên cầu tại điểm cao nhất của cầu. Lấy g = 9,8 m/s2.
Bài 3: Hai viên bi có khối lượng lần lượt là 200g và 300g đang chuyển động ngược chiều đến gặp nhau với vận tốc lần lượt là 3m/s và 4m/s. Sau va chạm bi 1 bị bậc ngược trở lại với vận tốc 2m/s, hỏi bi 2 chuyển động như thế nào và vận tốc có độ lớn bằng bao nhiêu?
-----Hết-----
ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN VẬT LÝ LỚP 10CB
NGÀY 10/12/2014_TG: 45 PHÚT
LÝ THUYẾT
Câu 1: 
Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng gía, cùng độ lớn và ngược chiều.
1đ
Câu 2: 
Điều kiện cân bằng của một chất điểm là hợp lực của các lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng không:
F = F1 + F2 +  = 0
1đ
Câu 3: 
Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện ở cả hai đầu của lò xo và tác dụng vào các vật tiếp xúc (hay gắn) với nó làm nó biến dạng.
1đ
Câu 4:
Điều kiện xuất hiện: lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi hai vật trượt trên bề mặt của nhau.
Phương và chiều: lực ma sát trượt tác dụng lên một vật luôn cùng phương và ngược chiều với vận tốc tương đối của vật này đối với vật kia.
Độ lớn: Fmst = μtN
0,5đ
1đ
0,5đ
BÀI TẬP
Bài 1:
a/
ω = 2πf
ω = 52,33 (rad/s)
 v = ωr
 v = 1916,9 (m/s)
b/
 aht = ω2r
 aht = 328,61 (m/s2)
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5đ
0,5đ
Bài 2:
P – N = maht
N = 18875 (N)
V ậy N’ = N = 18875 (N)
0,5đ
1đ
0,5đ
Bài 3:
 m1(- vt1 – v01) = - m2 (vt2 + v02)
vt2 = -2/3 (m/s)
Vậy bi 2 chuyển động ngược chiều dương với vận tốc có độ lớn là 2/3 m/s
0,5đ
1đ
0,5đ
Lưu ý: Thiếu hoặc sai đơn vị trừ 0,25 đ, mỗi bài trừ không quá 0,5 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_dapan_ly10CB.doc