Đề thi môn vật lí – Lớp 10 năm học 2014 - 2015 thời gian làm bài: 180 phút

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1998Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn vật lí – Lớp 10 năm học 2014 - 2015 thời gian làm bài: 180 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi môn vật lí – Lớp 10 năm học 2014 - 2015 thời gian làm bài: 180 phút
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN TỈNH ĐIỆN BIÊN
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
ĐỀ THI MÔN VẬT LÍ – LỚP 10
NĂM HỌC 2014 - 2015	 
Thời gian làm bài:180 phút
(Đề này có 02 trang, gồm 05 câu)
Đề bài
Câu 1. (4,0 điểm) 
m2
M
m
H
C
N
α
hình 1
m1
 	Nêm MNH được bố trí để tạo thành cơ hệ như (Hình 1). Biết nêm có khối lượng m1 400g, có chiều dài 80cm và nghiêng góc α 30o; nêm được nối với vật m2 500g bằng một dây mảnh không co giãn vắt qua một ròng rọc có khối lượng không đáng kể. Bỏ qua mọi ma sát và cho gia tốc g 10m/s2. Nêm lúc đầu được giữ đứng yên và đặt tại đỉnh M của nêm một vật nhỏ có khối lượng m 100g, rồi buông đồng thời cả vật m và nêm để chúng cùng chuyển động. Tìm thời gian vật m trượt hết chiều dài MN của nêm và quãng đường mà m2 đi được trong thời gian đó. 
Câu 2. (4,0 điểm)
hình 2
m
m
R
A
B
	Trên mặt bàn nằm ngang có một miếng gỗ khối lượng m, tiết diện như hình 2 (hình chữ nhật chiều cao R đã bị khoét bỏ 1/4 hình tròn bán kính R). Ban đầu miếng gỗ đứng yên. Một hòn bi sắt có cùng khối lượng với miếng gỗ chuyển động với vận tốc đến đẩy miếng gỗ. Bỏ qua ma sát và sức cản của không khí.
	a. Tính các thành phần nằm ngang vx và thẳng đứng vy của hòn bi khi nó đi tới điểm B của miếng gỗ. Tìm điều kiện để hòn bi vượt qua B. Lấy gia tốc trọng trường là g = 10m/s2.
	b. Gỉa thiết điều kiện vượt qua B được thoả mãn. Trong giai đoạn tiếp theo hòn bi và miếng gỗ chuyển động như thế nào?
	c. Sau khi hòn bi trở về độ cao R so với mặt sàn thì hai vật chuyển động thế nào? Tìm các vận tốc cuối cùng của hai vật. 
	Cho v0 = 5m/s; R = 0,125m; g = 10m/s2. Tính độ cao tối đa mà hòn bi đạt được (tính từ mặt bàn).
Câu 3. (4,0 điểm)
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . .
. . . . . 
 Hg
A
a/2
l
l
a
Vách ngăn
R
hình 3
Một vách ngăn mỏng khối lượng không đáng kể có thể trượt bên trong lòng xi lanh có tiết diện ngang là hình vuông cạnh a = 4cm. Vách ngăn và thành xi lanh làm bằng vật liệu cách nhiệt. Ngăn bên trái có chứa khí lí tưởng đơn nguyên tử có nhiệt độ 270C. Một nửa ngăn bên phải chứa thủy ngân, phần còn lại chứa không khí ở áp suất thường thông qua lỗ A. Biết áp suất khí quyển là p0= 1,013.10 5(Pa) ; l = 5cm; khối lượng riêng của thủy ngân
 a. Khi vách ngăn nằm ngay chính giữa xi lanh, hệ ở trạng thái cân bằng. Tính áp suất khối khí khi đó.
 b. Dùng điện trở R nung nóng khối khí bên trái, khi đó vách ngăn di chuyển. Xác định mối liên hệ giữa áp suất và thể tích khối khí bên trái khi vách ngăn di chuyển từ chính giữa đến khi chạm thành bên phải của xi lanh.
 c. Tính công khối khí bên trái thực hiện và nhiệt độ của khối khí khi thủy ngân tràn hết ra ngoài.
Câu 4. (4,0 điểm)
hình 4
H
R
	Vành mảnh bán kính R, bắt đầu lăn không trượt trên mặt nghiêng góc với phương ngang từ độ cao H (R<<H). Cuối mặt nghiêng vành va chạm hoàn toàn đàn hồi với thành nhẵn vuông góc với mặt nghiêng (hình 4). Bỏ qua tác dụng của trọng lực trong quá trình va chạm. Hãy xác định: 
	1. Vận tốc của vành trước va chạm.
	2. Độ cao cực đại mà vành đạt được sau va chạm. Hệ số ma sát trượt giữa vành và mặt nghiêng là .
hình 5
R
A
B
G
O
Câu 5. (4,0 điểm). 
Cho cung tròn mảnh AB bán kính R như hình 5, góc ở tâm đặt trong không khí, G là điểm chính giữa trên cung tròn như hình vẽ bên. Xác định cường độ điện trường và điện thế do cung tròn trên gây ra tại tâm O của cung nếu mật độ điện tích trên cung tròn tăng dần từ phía G về hai đầu A và B của cung theo quy luật với ; là biến số theo chiều dài.
-------------------------------Hết------------------------------- 
 Người thẩm định	 Người ra đề
 (Kí, ghi rõ Họ tên-Điện thoại liên hệ) (Kí, ghi rõ Họ tên-Điện thoại liên hệ) 
 Lê Xuân Thông Ngô Thanh Dũng
 ĐT: 0912559903 ĐT: 0903498816

Tài liệu đính kèm:

  • docLi 10_Dien Bien.doc