Đề số 1 kiểm tra 45 phút môn Hóa lớp 9 ĐỀ SỐ 1 (Thời gian: 45 phút) Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3đ) Câu 1 (3 đ): Hãy ghép các chữ A, B, C, D. chỉ nội dung thí nghiệm với 1 chữ số1, 2, 3, 4. chỉ hiện tượng xảy ra cho phù hợp (Ví dụ: nếu ghép ý A với 1 thì ghi vào bài là: A – 1). Thí nghiệm Hiện tượng A. Cho dây nhôm vào cốc đựng dung dịch NaOH đặc 1. Không có hiện tượng gì xảy ra B. Cho bột sắt vào dung dịch HCl 2. Bọt khí xuất hiện nhiều, nhôm tan dần C. Cho lá kẽm vào dung dịch CuCl2 3. Có khí không màu mùi hắc bay ra, dung dịch tạo thành có màu xanh D. Cho dây Cu vào dung dịch FeSO4 4. Có chất rắn mầu đỏ tạo thành bám vào lá Zn, màu xanh của dung dịch nhạt dần, kim loại tan dần E. Nhỏ dung dịch BaCl2 vào dung dịch Na2SO4 5. Có bọt khí thoát ra, sắt tan dần F. Cho lá Cu vào H2SO4 đặc nóng 6. Có kết tủa trắng xuất hiện Phần II: Tự luận (7đ) Câu 2 (3đ): Hoàn thành các PTPƯ cho sơ đồ sau: Câu 3 (4 đ): Hòa tan hoàn toàn 4,4 g hỗn hợp gồm Mg, MgO bằng dung dịch axit HCl 7,3% (vừa đủ). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí (ở đktc). a, Viết PTHH. b, Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu. c, Tính khối lượng dung dịch axit HCl 7,3% cần dùng để hòa tan hết hỗn hợp nói trên. (Cho Mg = 24; Cl = 35,5; H = 1; O = 16) Đáp án đề kiểm tra 45 phút học kì 1 môn Hóa học lớp 9 Câu 1: A – 2; B – 5; C – 4; D – 1; E – 6; F – 3 Câu 2: 1. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 2. Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2 3. 2FeCl3 + NaOH -> Fe(OH)3 + 3NaCl 4. 2Fe(OH)3→Fe2O3 +3 H2O 5. Fe2O3 + 3H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + 3H2O 6. Fe2(SO4)3 + BaCl2 -> 3BaSO4 + 2FeCl3 Câu 3: a, PTHH: Mg + 2HCl -> MgCl2 + H2 (1) MgO + 2HCl -> MgCl2 + H2O (2) b, Khí sinh ra là khí H2. nH2 = 2,24/22,4 = 0,1 mol Theo PT (1): nMg = nH2 = 0,1 mol > mMg = 0,1 x24 = 2,4 g -> mMgO = 4,4 – 2,4 = 2 g c, nMgO = 2/40 = 0,5 mol Theo PT (1): nHCl = 2n H2 = 0,2 mol Theo PT (2): nHCl = 2n MgO = 0,1 mol -> Tổng khối lượng HCl cần dùng để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp trên là: mHCl = (0,2 + 0,1)x36,5 = 10,95 g Vậy khối lượng dung dịch HCl 7,3% cần dùng là: md2HCl = (mHCl x 100)/C% = (10,95 x 100)/ 7,3 = 150g ĐỀ SỐ 2 (Thời gian: 45 phút) Câu 1 (2 điểm). Hoàn thành phương trình hoá học sau: a. CH4 + O2 → b. CH4+ Cl2→ c. C2H4 + Br2 → d. C2H2 + Br2 → Câu 2 (3,0 điểm). Nêu hiện tượng và giải thích bằng phương trình hoá học khi: a. Thả một đinh sắt đã đánh sạch vào cốc đựng giấm. b. Nhỏ vài giọt quỳ tím vào dung dịch NaOH, sau đó nhỏ từ từ từng giọt axit axetic cho đến dư. c. Nhỏ từng giọt giấm vào cục đá vôi. Câu 3 (2,5 điểm). a. Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các chất sau: Rượu etylic, axit axetic, dung dịch glucozơ. b. Khí CH4 có lẫn tạp chất là khí CO2 làm thế nào để thu được CH4 tinh khiết. Câu 4 (2,5 điểm): Khi đốt cháy 0,6 gam một hợp chất hữu cơ A người ta thu được 0,88gam CO2 và 0,36 gam nước. a. Hãy xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ A. Biết khối lượng mol của A bằng 60g/mol. b. Biết dung dịch A làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Hãy viết công thức cấu tạo của A. Cho biết: C =12, O= 16, H= 1 Đáp án đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Hóa học lớp 9 Câu 1: CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O (0,5đ) CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl (0,5đ) C2H4 + Br2 → C2H4Br2 (0,5đ) C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4 (0,5đ) Câu 2: a) Có khí không màu thoát ra: (0,5đ) PTHH: 2CH3COOH + Fe → (CH3COO)2Fe + H2 ↑ (0,5đ) b) Ban đầu quỳ tím chuyển sang màu xanh sau đó quỳ tím chuyển sang màu tím và cuối cùng chuyển sang màu đỏ. (0,5đ) PTHH: CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O (0,5đ) c) Có khí không màu thoát ra: (0,5đ) PTHH: 2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 ↑+ H2O (0,5đ) Câu 3: a) Trích mỗi dung dịch một ít đánh số thứ tự 1, 2, 3. (0,25đ) Dùng quỳ tím cho vào mỗi mẫu thử: Dung dịch nào làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là dung dịch axit axetic. (0,25đ) Không làm đổi màu quỳ tím là dung dịch: Glucozơ và rượu etylic (0,25đ) Cho hai dung dịch còn lại cho tác dụng với Ag2O trong môi trường NH3 dung dịch nào có phản ứng tráng gương là dung dịch glucozơ còn lại rượu etylic không phản ứng. (0,25đ) PTHH: C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag (0,5đ) b) Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch nước vôi trong dư. Khí CO2 bị nước vôi trong hấp thụ ta thu được CH4 tinh khiết (0,5đ) PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (0,5đ) Câu 4: a) nCO2= 0,88: 44=0,02 ( mol) → nC =nCO2 =0,02(mol) → mC= 0,02.12 =0,24 (gam) (0,5đ) nH2O = 0,36:18 = 0,02 (mol) → nH = 2.nH2O = 2.0,02 = 0,04 (mol) → mH= 0,04 (gam) (0,5đ) mC + mH = 0,24 +0,04 = 0,28 gam < mA= 0,6 gam. Vậy A chứa C, H, O. (0,5đ) mO = 0,6 – 0,28 = 0,32 gam →nO = 0,32 : 16 =0,02 (0,5đ) nC:nH:nO = 0,02: 0,04: 0,02 = 1:2:1 (0,5đ) b) Công thức đơn giản nhất của A: (CH2O)n = 60 → 30n=60 →n= 2. Công thức phân tử của A là C2H4O2 (0,5đ) Vì A làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ nên A là 1 axit có nhóm –COOH. Công thức cấu tạo của A là CH3– COOH (0,5đ)
Tài liệu đính kèm: