Đề số 01 LỚP 12H-24 (Tháng 4/2017) ĐỀ ÔN THPT QUỐC GIA NĂM 2017 Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hóa học Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh:....................................................................................Số báo danh:........................................ Cho biết nguyên tử khối của các n.tố: H = 1; He = 4; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1: Một mẫu khí thải có chứa CO2, NO2, N2 và SO2 được sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Trong bốn khí đó, số khí bị hấp thụ là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 2: Poli(vinyl clorua) (PVC) là sản phẩm trùng hợp của A. CH2=CH-C6H5. B. CH2=CH-CN. C. CH2=CH-CH3. D. CH2=CH-Cl. Câu 3: Cho dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với kim loại Cu được FeSO4 và CuSO4. Cho dung dịch CuSO4 tác dụng với kim loại Fe được FeSO4 và Cu. Qua các phản ứng xảy ra ta thấy tính oxi hóa của các ion kim loại giảm dần theo dãy A. Cu2+ ; Fe3+ ; Fe2+ B. Cu2+ ; Fe2+ ; Fe3+ C. Fe2+ ; Cu2+ ; Fe3+ D. Fe3+ ; Cu2+ ; Fe2+ Câu 4: Khi nói về protein, phát biểu nào sau đây sai? A. Protein có phản ứng màu biure. B. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu. C. Thành phần phân tử của protein luôn có nguyên tố nitơ. D. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo. Câu 5: Trong một cốc nước có chứa nhiều các ion sau: . Nước trong cốc thuộc loại A. nước cứng có tính cứng toàn phần. B. nước mềm. C. nước cứng có tính cứng vĩnh cửu. D. nước cứng có tính cứng tạm thời. Câu 6: Quá trình nào sau đây, ion Na+ bị khử ? A. Dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl. B. Điện phân NaCl nóng chảy. C. Dung dịch NaHCO3 tác dụng với dung dịch HCl D. Điện phân dung dịch NaCl. Câu 7: Mạng tinh thể kim loại gồm có A. nguyên tử, ion kim loại và các electron độc thân. B. nguyên tử kim loại và các electron độc thân. C. nguyên tử, ion kim loại và các electron tự do. D. ion kim loại và các electron tự do. Câu 8: Ở nhiệt độ thường, crom chỉ tác dụng với A. flo. B. oxi. C. clo. D. lưu huỳnh. Câu 9: Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là A. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. C. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. D. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Câu 10: Cấu hình electron của nguyên tử hoặc ion nào sau đây không đúng? (Biết số hiệu của Cr, Fe, Cu lần lượt là 24, 26, 29) A. Fe : [Ar]3d64s2 B. Cu : [Ar]3d104s1 C. Fe3+ : [Ar]3d5 D. Cr : [Ar]3d44s2 Câu 11: Các chất: anilin, metylamin, amoniac được sắp xếp theo thứ tự lực bazơ tăng dần là A. CH3NH2, C6H5NH2, NH3 B. C6H5NH2, NH3, CH3NH2 C. NH3, C6H5NH2, CH3NH2 D. NH3, CH3NH2 , C6H5NH2 Câu 12: Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O. Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là A. 4/7. B. 3/14. C. 1/7. D. 3/7. Câu 13: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là A. dung dịch NaOH. B. dung dịch NaCl. C. dung dịch HCl. D. Cu(OH)2 /NaOH. Câu 14: Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất hữu cơ X. Cho X phản ứng với khí H2 (xúc tác Ni, t0), thu được chất hữu cơ Y. Các chất X, Y lần lượt là A. glucozơ, sobitol. B. glucozơ, fructozơ. C. glucozơ, saccarozơ. D. glucozơ, etanol. Câu 15: Trường hợp nào sau đây kim loại bị ăn mòn điện hóa ? A. Cho kim loại Zn vào dung dịch HCl. B. Đốt dây Fe trong khí O2. C. Thép cacbon để trong không khí ẩm. D. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3 loãng. Câu 16: Đặc điểm nào sau đây là chung cho các kim loại kiềm ? A. Bán kính nguyên tử. B. Điện tích hạt nhân nguyên tử. C. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử. D. Số lớp electron của nguyên tử. Câu 17: Chất béo là trieste của axit béo với A. glixerol. B. etylen glicol. C. metanol. D. etanol. Câu 18: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm nhiệt phân chất rắn X để điều chế chất khí Y trong phòng thí nghiệm như sau: Chất khí Y có thể là khí nào sau đây? A. NH3 B. SO2 C. O2 D. HCl Câu 19: Cho các dãy chuyển hóa : Glyxin A X và Glyxin B Y. Các chất X, Y lần lượt là A. ClH3NCH2COOH và ClH3NCH2COONa B. ClH3NCH2COONa và H2NCH2COONa C. đều là ClH3NCH2COONa D. ClH3NCH2COOH và H2NCH2COONa Câu 20: Một loại quặng sắt trong tự nhiên (đã loại bỏ tạp chất). Hòa tan quặng này trong HNO3 đặc, nóng thấy có khí màu nâu đỏ bay ra , dung dịch thu được cho tác dụng với BaCl2 thấy có kết tủa trắng. Loại quặng đó là A. xiderit. B. pirit. C. hematit. D. manhetit. Câu 21: Có một số nhận xét về cacbohiđrat như sau: (1) Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có thể bị thuỷ phân. (2) Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. (3) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau. (4) Phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc b-glucozơ. (5) Thuỷ phân tinh bột trong môi trường axit sinh ra fructozơ. Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 22: Cho các chất X, Y, Z lần lượt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. Chất X sinh ra khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí. Chất Y sinh ra khí làm vẩn đục nước vôi trong, không mùi. Chất Z sinh ra khí làm mất màu cánh hoa hồng đỏ, mùi hắc. Các chất X, Y, Z lần lượt là A. Fe, Na2CO3, Na2SO3 B. Fe, Na2SO3, Na2CO3 C. FeS, Na2CO3, Na2SO3 D. FeS2, Na2SO3, Na2CO3 Câu 23: Brađikinin là một nonapeptit, có tác dụng làm giảm huyết áp, có công thức là Arg–Pro–Pro–Gly–Phe–Ser–Pro–Phe–Arg (Arg là arginin; Pro là prolin; Gly là glyxin; Phe là phenylalanin; Ser là serin). Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được bao nhiêu tripeptit có chứa Phe ? A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 24: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm x mol Al2(SO4)3 và y mol H2SO4, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: Tỉ lệ x : y là A. 1 : 2. B. 1 : 1. C. 2 : 3. D. 2 : 1. Câu 25: Trong các thí nghiệm sau: (a) Cho Fe dư vào dung dịch CuSO4 (b) Cho Cu dư vào dung dịch Fe2(SO4)3 (c) Cho Fe dư vào dung dịch AgNO3 (d) Cho Fe dư vào dung dịch Fe(NO3)3 Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 26: Bảng dưới đây ghi lại số liệu đo và hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: M, N, P, Q và R. Chất Thuốc thử M N P Q R Qùy tím đổi màu hồng không đổi màu đổi màu hồng không đổi màu không đổi màu Dung dịch AgNO3/NH3, t0 không có kết tủa không có kết tủa Ag↓ Ag↓ không có kết tủa pH (dung dịch nồng độ 0,001M) 3,88 6,48 3,37 7,00 7,82 Các chất M, N, P, Q và R lần lượt là: A. Anilin, phenol, axit axetic, axit fomic, anđehit axetic. B. Phenol, anđehit axetic, anilin, axit axetic, axit fomic. C. Axit fomic, anđehit axetic, anilin, phenol, axit axetic. D. Axit axetic, phenol, axit fomic, anđehit axetic, anilin. Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn 1,85 gam một este X đơn chức thu được 3,30 gam CO2 và 1,35 gam H2O. Số este đồng phân của X là A. 1. B. 4. C. 2. D. 8. Câu 28: Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được 1,68 gam Fe. Giá trị của m là A. 4,80 gam. B. 2,40 gam. C. 1,60 gam. D. 7,20 gam. Câu 29: Cho 12,0 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), kết thúc phản ứng thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Cu trong m gam X là A. 0,8 gam. B. 6,4 gam. C. 5,6 gam. D. 11,2 gam. Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn bột crom trong oxi (dư) thu được 6,84 gam oxit Cr2O3 (duy nhất). Khối lượng crom bị đốt cháy là A. 4,68 gam B. 9,36 gam C. 2,34 gam D. 3,51 gam Câu 31: Cho 2,34 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được 0,672 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là A. Rb. B. Li. C. K. D. Na. Câu 32: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nitric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 80% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2,5 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là A. 3,67 tấn. B. 2,97 tấn. C. 5,73 tấn. D. 1,71 tấn. Câu 33: Cho 0,2 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,4 mol NaOH. Mặt khác 0,2 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,2 mol HCl, thu được 36,7 gam muối. Công thức của X là A. HOOC-CH2CH(NH2)-COOH. B. HOOC-CH2CH2CH(NH2)-COOH. C. CH3CH(NH2)-COOH. D. H2N-CH2CH(NH2)-COOH. Câu 34: Cho 7,60 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,12 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây? A. 27. B. 26. C. 25. D. 28. Câu 35: Hỗn hợp X gồm este A no, hai chức và este B tạo bởi glixerol với một axit cacboxylic đơn chức, không no chứa một liên kết C=C (A, B đều mạch hở và không phải tạp chức). Đốt cháy hoàn toàn 25,53 gam hỗn hợp X thu được 53,46 gam CO2. Mặt khác, đun nóng 0,18 mol X cần dùng vừa đủ 855 ml dung dịch NaOH 0,5M; cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp chứa ba muối có khối lượng m gam và hỗn hợp hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Giá trị của m là A. 42,210 B. 40,860 C. 29,445 D. 40,635 Câu 36: X và Y lần lượt là các tripeptit và hexapepetit được tạo thành từ một amino axit no mạch hở, có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, N2, có tổng khối lượng là 36,6 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng cần thiết), sau phản ứng cô cận cẩn thận dung dịch thu được số gam chất rắn là A. 87,3 gam B. 99,9 gam C. 94,5 gam. D. 107,1 gam Câu 37: Hỗn hợp M gồm một anken và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (MX < MY ; nX : nY = 1 : 2). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng 25,20 lít O2 (đktc) thu được H2O, N2 và 13,44 lít CO2 (đktc). Cho lượng amin X và Y có trong hỗn hợp M phản ứng vừa đủ với lượng dung dịch HCl thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 21,65. B. 24,45. C. 23,05. D. 20,25. Câu 38: Cho 200 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M vào 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Lọc tách kết tủa Y ra khỏi dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl 0,5M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là A. 80. B. 40. C. 20. D. 60. Câu 39: Hỗn hợp X gồm 3,92 gam Fe, 16 gam Fe2O3 và m gam Al. Nung X ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 4a mol khí H2. Phần hai phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được a mol khí H2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 3,51. B. 7,02. C. 4,05. D. 5,40. Câu 40: Điện phân 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 2,0M với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi. Sau thời gian t giây, thu được V1 = 2,24 lít khí ở catot, V2 lít khí ở anot và dung dịch X. Hòa tan 19,6 gam bột Fe vào dung dịch X, sau khi kết thúc phản ứng thấy thoát ra V3 khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và còn lại m gam kim loại. Giả sử hiệu suất của các quá trình đều là 100%; thể tích các chất khí đo ở đktc. Tổng thể tích khí (V1+V2+V3) thu được và giá trị của m lần lượt là A. 12,32 lít và 2,8 gam. B. 8,96 lít và 8,4 gam. C. 11,2 lít và 14,0 gam. D. 10,08 lít và 5,6 gam. ------------------ HẾT ------------------
Tài liệu đính kèm: