Đề ôn thi số 03 (40 câu : Este tới Đại cương kim loại – Thời gian : 60 phút) hóa 12

docx 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1181Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi số 03 (40 câu : Este tới Đại cương kim loại – Thời gian : 60 phút) hóa 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn thi số 03 (40 câu : Este tới Đại cương kim loại – Thời gian : 60 phút) hóa 12
Đề ôn thi số 03 (40 câu : Este tới Đại cương kim loại – Thời gian : 60 phút) 
Câu 1 : Este X có công thức phân tử C5H10O2. Thủy phân este X trong dung dịch NaOH dư thu được natri propionat và một ancol Y. Ancol Y là 
A. etanol. 	B. metanol. 	C. propan-2-ol. 	D. propan-1-ol.
Câu 2 : Một este Z có công thức phân tử C5H8O2. Thủy phân hoàn toàn este này thu được andehit. Số công thức cấu tạo có thể có của este Z là 
A. 2. 	B. 4.	C. 5. 	D. 3.
Câu 3 : Cho axit panmitit, axit oleic, axit stearic và glixerol phản ứng với nhau trong điều kiện thích hợp. Số trieste tạo thành mà trong đó chứa các gốc axit hoàn toàn khác nhau là 
	A. 3.	B. 9.	C. 4.	D. 18. 
Câu 4 : Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng 
	A. hidro hóa. 	B. xà phòng hóa. 	C. thuận nghịch. 	D. oxi hóa - khử.
Câu 5 : Khi đun nóng xenlulozo với axit nitric dư, có xúc tác H2SO4 đặc ta thu được xenlulozo trinitrat. Công thức nào đúng với xenlulozo trinitrat ? 
A. [C6H7O2(OH)3]n.	B. [C6H7O2(ONO2)3]n.	
C. [C6H7O2OH(ONO2)2]n. 	D. [C6H7O2(OH)2(ONO2)]n.
Câu 6 : Cho các chất sau: tinh bột, protein, saccarozơ, xenlulozơ. Số chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng có tạo ra glucozơ là
	A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 1.
Câu 7 : Cho các chất: saccarozơ (1), glucozơ (2), protein (3), anilin (4), xenlulozơ (5), etyl axetat (6). Những chất tham gia phản ứng thủy phân là 
	A. (1), (3), (5), (6).	B. (3), (4), (5), (6). 	C. (1), (2), (3), (5).	D. (2), (3), (4), (6).
Câu 8 : Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag. 
(b) Saccarozơ chỉ có cấu tạo mạch vòng.
(c) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
(d) Chất béo nhẹ hơn nước nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(e) Etylamin trong nước không phản ứng với dung dịch NaOH. 
Số phát biểu đúng là
A. 4. 	B. 3. 	C. 2. 	D. 5
Câu 9 : Trong các dung dịch: CH3-CH2-NH2, H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH(NH2)-COOH, 
HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, C6H5NH2. Số dung dịch làm xanh quỳ tím là
A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
Câu 10 : Cho các chất : dung dịch HCl, dung dịch KOH, dung dịch NaCl, Cu(OH)2 , kim loại Cu. Số chất tác dụng được với glyxin (axit aminoaxetic) là 	
A. 3.	B. 4.	C. 5. 	D. 2.
Câu 11 : Cho các chất sau : amoniac (1), metylamin (2), phenylamin (3), xút (4), đimetylamin (5). Hãy sắp xếp chúng theo chiều giảm dần tính bazo 
A. (1) > (2) > (3) > (4) > (5).	B. (4) > (5) > (2) > (3) > (1).
C. (4) > (5) > (2) > (1) > (3).	D. (5) > (4) > (3) > (2) > (1).
Câu 12 : Amin và ancol nào sau đây cùng bậc ? 
A. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2.	B. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2.
C. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3.	D. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH.
Câu 13 : Cho sơ đồ phản ứng : . Chất Y trong sơ đồ trên là
	A. ClH3N-CH2-COOH.	B. ClH3N-CH2-COONa. 
	C. H2N-CH2-COONa.	D. H2N-CH2-COOH. 
Câu 14 : Thủy phân không hoàn toàn heptapeptit mạch hở Val-Ala-Val-Gly-Ala-Val-Ala có thể thu được tối đa bao nhiêu tripeptit mạch hở chứa Val ? 
A. 4. 	B. 5.	C. 6. 	D. 3.
Câu 15 : Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là
A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val. 	B. Gly-Ala-Val-Val-Phe.
C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly. 	D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly.
Câu 16 : Peptit nào sau đây không có phản ứng màu Biure ? 
A. Ala-Gly-Phe. 	B. Ala-Ala-Val. 	C. Gly-Val. 	D. Ala-Gly-Gly.
Câu 17 : Cho các polime sau : tơ tằm (1) , tơ nilon-6 (2), tơ nilon-7 (3), tơ nilon-6,6 (4), len (5), sợi đay (6), sợi bông (7). Các polime có nguồn gốc thiên nhiên là 
A. (1), (5), (6), (7). 	B. (1), (2), (4), (7). 	C. (2), (3), (4). 	D. (3), (4), (6), (7).
Câu 18 : Có các chất sau: Vinyl axetat, metyl axetat, metyl acrylat, isopren. Chất không thể tham gia phản ứng trùng hợp là
	A. metyl axetat.	B. metyl acrylat.	C. vinyl axetat.	D. isopen.
Câu 19 : Dãy các polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
	A. polietilen, poli(metyl metacrylat), cao su isopren.
	B. tơ lapsan, poli(vinyl axetat), tơ teflon.
	C. tơ nitron, cao su buna, nilon-7.	
	D. poli(vinyl clorua), tơ capron, nilon-6.
Câu 20 : Polietilen có công thức là
	A. (-CH2-CH2-)n.	B. (-CH2-CHCl-)n.	C. (-CH2-CHCH3-)n	D. (-CF2-CF2-)n
Câu 21 : Tính chất vật lí chung của kim loại là 
	A. Tính dẻo, tính đàn hồi, ánh kim, dễ rèn. 	B. Tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim. 
	C. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt, bền, dẻo.	D. Tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, đàn hồi. 
Câu 22 : Kim loại cứng nhất và mềm nhất lần lượt là ? 
A. Cs và Cr.	B. Au và Pt.	C. Al và Fe.	D. Cr và Cs.
Câu 23 : Cho phát biểu : “Kim loại có tính .... đặc trưng nên dễ bị .....”. Cặp từ thích hợp để điền lần lượt vào hai chỗ trống là 
A. lưỡng, phân hủy.	B. oxi hóa, oxi hóa.	C. khử, khử.	D. khử, oxi hóa.
Câu 24 : Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là 
	A. Oxi hóa ion kim loại thành kim loại.	B. Khử ion kim loại thành kim loại.
	C. Điều chế kim loại từ quặng của nó.	D. Điện phân nóng chảy các quặng. 
Câu 25 : Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:
	A. I, II và IV.	B. I, II và III.	C. I, III và IV.	D. II, III và IV.
Câu 26 : Chọn một dãy chất tính oxi hoá tăng
A. Al3+, Fe2+, Cu2+, Fe3+, Ag+.	B. Fe3+, Cu2+, Fe2+, Ag+, Al3+.
C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+, Al3+.	D. Al3+, Cu2+, Fe2+, Fe3+, Ag+.
Câu 27 : Este đơn chức X có tỉ khối so với CH4 là 5,375. Cho 12,9 gam X tác dụng với 250ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 18,1 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
	A. CH3COOC2H5.	B. CH2=CHCOOCH3.	C. CH3COOCH3.	D. CH3COOCH=CH2.
Câu 28 : Xà phòng hóa hoàn toàn một chất béo bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 135,9 gam muối của một axit béo và 13,8 gam glixerol. Công thức của chất béo là
	A. (C15H31COO)3C3H5.	B. (C17H35COO)3C3H5.
	C. (C17H33COO)3C3H5.	D. (C17H31COO)3C3H5.
Câu 29 : Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 3,75 lít rượu etylic 460 là (biết hiệu suất của cả quá trình là 75% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)
A. 3,24 kg.	B. 5,0 kg.	C. 6,0 kg.	D. 4,32 kg.
Câu 30 : Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozo và 0,01 mol mantozo một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ dung dịch X tác dụng với một lượng AgNO3/NH3 dư thu được số mol Ag là 
A. 0,090 mol.	B. 0,12 mol.	C. 0,095 mol.	D. 0,06 mol. 
Câu 31 : Thể tích của dung dịch axit nitric 94,5% (D = 1,5 g/ml) cần vừa đủ để sản xuất được 35,64 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 80%) là
A. 6,67 lít.	B. 20 lít.	C. 25 lít.	D. 12,8 lít.
Câu 32 : Cho 14,75 gam một amin đơn chức Y tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z. Làm bay hơi dung dịch Z thu được 23,875 gam muối khan. Công thức phân tử của Y là
	A. C3H9N.	B. C4H11N.	C. C2H7N.	D. CH5N.
Câu 33 : Thực hiện phản ứng trùng ngưng a gam glyxin thu được m gam tripeptit và 2,88 gam H2O. Biết rằng hiệu suất của quá trình trùng ngưng là 80%. Giá trị của m và a lần lượt là 
	A. 22,5 và 15,12. 	B. 30,24 và 22,5. 	C. 22,5 và 30,24. 	D. 15,12 và 22,5.
Câu 34 : Cho 21,6 gam một kim loại chưa biết hóa trị tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được 6,72 lít khí N2O là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Kim loại đó là
	A. Al.	B. Zn.	C. Na.	D. Mg.
Câu 35 : Hoà tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg, Al trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra 8,96 lít khí H2 (đkc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là 
	A. 18,1 gam.	 	B. 36,2 gam.	 	C. 54,3 gam. 	D. 63,2 gam.
Câu 36 : Nhúng một thanh nhôm nặng 50 gam vào một lượng dư dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra ngoài và cân lại thấy khối lượng thanh nhôm là 51,38g. Khối lượng Cu thoát ra là ? 
A. 1,92g.	B. 2,56g.	C. 0,64g.	D. 1,28g.
Câu 37 : Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin đơn chức X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 1,76 gam CO2; 1,26 gam H2O và V lít N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó oxi chiếm 20% về thể tích không khí. Công thức phân tử của X và giá trị của V lần lượt là:
A. X là C2H7N; V = 6,944 lít.	B. X là C3H9N; V = 6,944 lít.
C. X là C3H9N; V = 6,72 lít.	D. X là C2H7N; V = 6,72 lít.
Câu 38 : Aminoaxit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho 0,02 mol X tác dụng với 200ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M ; thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 400ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và KOH 0,2M ; thu được dung dịch chứa m gam muối khan. Giá trị của m là 
A. 10,43.	B. 6,38.	C. 10,45. 	D. 8,09.
Câu 39 : Hỗn hợp A gồm CuSO4, FeSO4, Fe2(SO4)3 có phần trăm khối lượng của oxi là 44%. Lấy 50 gam hỗn hợp A hòa tan vào nước, thêm vào đó dung dịch NaOH dư, kết tủa thu được đem nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi. Lượng oxit sinh ra đem khử hoàn toàn bằng CO thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là 
	A. 17.	B. 20.	C. 18.	D. 19. 
Câu 40 : Điện phân dung dịch hỗn hợp CuSO4 (0,05 mol) và NaCl bằng dòng điện có cường độ không đổi (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được dung dịch Y và khí ở hai điện cực có tổng thể tích là 2,24 lít khí ở đktc. Dung dịch Y hòa tan tối đa 0,8 gam MgO. Biết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của t là 
	A. 4825.	B. 8685.	C. 6755.	D. 772. 
-----Hết-----
(Cho biết H = 1 , C = 12 , N = 14 , O = 16 , Na = 23 , K = 39, Ag = 108)

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_lop_12_on_hk1_03.docx