Đề ôn thi số 01 (40 câu : Este tới Amino axit – Thời gian : 60 phút) hóa 12

docx 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1240Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi số 01 (40 câu : Este tới Amino axit – Thời gian : 60 phút) hóa 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn thi số 01 (40 câu : Este tới Amino axit – Thời gian : 60 phút) hóa 12
Đề ôn thi số 01 (40 câu : Este tới Amino axit – Thời gian : 60 phút) 
Câu 1 : Tổng số este đơn chức mạch hở có công thức phân tử C4H8O2 là
A. 4 chất. 	B. 5 chất. 	C. 6 chất. 	D. 7 chất.
Câu 2 : Este vinyl axetat có công thức 
A. HCOOCH3. 	B. CH2=CHCOOCH3.	C. CH3COOCH=CH2. 	D. CH3COOCH3.
Câu 3 : Dãy gồm các chất nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi ? 
	A. CH3COOH < CH3CH2CH2OH < CH3COOC2H5.
	B. CH3CH2CH2OH < CH3COOH < CH3COOC2H5. 
	C. CH3COOH < CH3COOC2H5 < CH3CH2CH2OH.
	D. CH3COOC2H5 < CH3CH2CH2OH < CH3COOH. 
Câu 4 : Công thức của triolein là 
	A. (CH3[CH2]14COO)3C3H5. 	B. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]5COO)3C3H5. 
	C. (CH3[CH2]16COO)3C3H5. 	D. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5.
Câu 5 : Cho sơ đồ chuyển hóa sau : .Tên của Z là 
A. Axit oleic.	B. axit linoleic.	C. axit stearic. 	D. axit panmitic.
Câu 6 : Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là
A. glucozơ, glixerol, ancol etylic.	B. glucozơ, andehit fomic, natri axetat.
C. glucozơ, glixerol, axit axetic.	D. glucozơ, glixerol, natri axetat.
Câu 7 : Cho dãy các chất: glucozo, fructozo, saccarozo, tinh bột, xenlulozo, mantozo, formalin, etylfomat. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3.	B. 6. 	C. 4. 	D. 5.
Câu 8 : Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là:
	A. saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.	B. glucozơ, saccarozơ và fructozơ.
	C. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ.	D. fructozơ, saccarozơ và tinh bột.
Câu 9 : Tại sao khi nhỏ iot lên trái chuối xanh thì có màu tím còn trái chuối chín thì không ?
A. Trái chuối xanh có glucozo còn trái chuối chín thì có tinh bột. 
B. Trái chuối xanh có tinh bột tạo phức xanh tím với iot. 
C. Trái chuối xanh có xenlulozo tạo phức xanh tím với iot.
D. Trái chuối xanh có Mantozo nên tạo phức xanh tím với iot.
Câu 10 : Amin no, đơn chức, mạch hở C5H13N có bao nhiêu đồng phân bậc III ? 	
A. 17.	B. 8.	C. 6. 	D. 3.
Câu 11 : Có 4 hóa chất : metylamin (1), phenylamin (2), điphenylamin (3), đimetylamin (4). Thứ tự tăng dần lực bazơ là :
A. (3) < (2) < (1) < (4). 	B. (2) < (3) < (1) < (4).	C. (1) < (2) < (3) < (4). 	D. (4) < (1) < (2) < (3).
Câu 12 : Chất nào sau đây là amin bậc III ? 
A. H2N-CH2-NH2.	B. CH3NH2.	C. (CH3)3N.	D. (CH3)2NH.
Câu 13 : Số đồng phân aminoaxit ứng với công thức phân tử C3H7O2N là 
A. 2. 	B. 4.	C. 5.	D. 1.
Câu 14 : Có ba dung dịch chứa 3 chất lần lượt là : alanin, metylamin, axit axetic. Thuốc thử để phân biệt 3 chất này là 
A. dung dịch NaOH. 	B. Cu(OH)2/OH-.	C. quỳ tím. 	D. dung dịch HCl.
Câu 15 : Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo ra tối đa bao nhiêu đipeptit ?
A. 1. 	B. 2.	C. 3 . 	D. 4. 
Câu 16 : Brađikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nonapeptit có công thức là :
Arg–Pro–Pro–Gly–Phe–Ser–Pro–Phe–Arg. Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được bao nhiêu tripeptit mà trong thành phần có phenylalanin (phe) ?
A. 4. 	B. 5. 	C. 3. 	D. 6.
Câu 17 : Peptit có CTCT như sau: H2NCHCH3CONHCH2CONHCHCH(CH3)2COOH. Tên gọi đúng của peptit trên là
A. Ala-Ala-Val. 	B. Ala-Gly-Val. 	C. Gly-Ala-Gly. 	D. Gly-Val-Ala.
Câu 18 : Peptit nào sau đây có phản ứng màu Biure ? 
A. Ala-Gly. 	B. Ala-Ala. 	C. Gly-Gly. 	D. Ala-Gly-Gly.
Câu 19 : Nhận định nào không đúng trong các nhận định sau ? 
A. Protein dạng hình cầu tan được trong nước. 
B. Protein dạng hình sợi tan được trong nước. 
C. Khi nấu canh cua có sự nổi riêu cua trên mặt nước gọi là “sự đông tụ protit”. 
D. Tripeptit trở lên mới có phản ứng màu Biure khi tác dụng với Cu(OH)2. 
Câu 20 : Cho các polime sau: (-CH2-CH2-)n ; (- CH2-CH=CH- CH2-)n ; (-NH-CH2-CO-)n .Công thức của các monome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là
A. CH2=CH2, CH3-CH=CH-CH3, NH2-CH2-CH2-COOH.
B. CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, NH2-CH2-COOH.
C. CH2=CH2, CH3-CH=C=CH2, NH2-CH2-COOH.
D. CH2=CHCl, CH3-CH=CH-CH3, CH3-CH(NH2)-COOH.
Câu 21 : Nhóm các vật liệu được chế tạo từ polime trùng ngưng là:
A. cao su buna, nilon-6,6, tơ nitron	B. nilon-6,6, tơ lapsan, thủy tinh plexiglas
C. tơ axetat, nilon-6,6	D. nilon-6,6, tơ lapsan, nilon-6.
Câu 22 : Trong số các polime sau: (1) tơ tằm, (2) sợi bông, (3) len, (4) tơ enang, (5) tơ visco, (6) nilon – 6,6 (7) tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là 
A. (1), (2), (6). 	B. (2), (3), (7). 	C. (2), (3), (5). D. (2), (5), (7).
Câu 23 : Mô tả không đúng về cấu trúc mạch của các polime là:
A. PVC có dạng mạch thẳng.	B. Amilopectin có dạng mạch phân nhánh.
C. PVA có dạng mạch phân nhánh.	D. Cao su lưu hóa có dạng mạch mạng không gian.
Câu 24 : Cho các nhận xét sau
(1) Các este thường có mùi thơm dễ chịu vào an toàn nên thường được dùng trong công
nghiệp thực phẩm và mĩ phẩm.
(2) Để tạo ra bơ thực vật (nguyên liệu không thể thiếu của món bắp xào) người ta đề hidro 
hóa chất béo rắn thành chất béo lỏng.
(3) Trong công nghiệp chế tạo ruột phích, người ta thường dùng glucozo vì nó rẻ và không 
độc hại.
(4) Xenlulozo có thể tan trong nước Svayde. 
Số nhận xét đúng là 
	A. 1.	B. 2.	C. 4.	D. 3. 	
Câu 25 : Cho các nhận xét sau 
	(a) Tất cả các amin ở trạng trái dung dịch đều có khả năng làm quỳ tím hóa xanh. 
	(b) Tất cả các aminoaxit ở trạng thái dung dịch đều làm quỳ tím đổi màu. 
	(c) Anbumin có phản ứng màu Biure khi tác dụng với Cu(OH)2. 
	(d) Thủy phân không hoàn toàn peptit : Ala-Gly-Ala-Ala chỉ thu được 2 loại đipepit.
	(e) Thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được tạo thành bằng cách trùng ngưng metyl metacrylat. 
Các nhận xét không đúng là 
	A. (a), (c), (d).	B. (b), (c), (e).	C. (a), (b), (e).	D. (a), (b), (d), (e). 
Câu 26 : Polietilen có khối lượng phân tử 500000 đvC có hệ số trùng hợp n là:
	A. 17758.	B. 17587.	C. 17578.	D. 17857. 
Câu 27 : Hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ. Hòa tan hoàn toàn 30,6 gam X với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư) thu được 16,2 gam Ag. Khối lượng saccarozơ có trong hỗn hợp X là
	A. 27,0 gam.	B. 9,0 gam.	C. 13,5 gam.	D. 17,1 gam.
Câu 28 : Thủy phân hoàn toàn V (ml) dung dịch saccarozơ 0,2M thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong NH3 thu được 21,6 gam kết tủa. Giá trị của V là
	A. 250.	B. 125.	C. 100.	D. 150.
Câu 29 : Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin đơn chức, đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch thì thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. V dung dịch HCl đã dùng là bao nhiêu?
 	A. 100ml.	B. 50ml	.	C. 200ml.	D. 320ml.
Câu 30 : Cho 8,85 gam một ankylamin tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, thu được 7,35 gam kết tủa xanh lam. Công thức phân tử của ankylamin đó là
A. CH5N.	B. C4H11N.	C. C3H9N.	D. C3H7N.
Câu 31 : Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,80 lít CO2, 2,80 lít N2 (các khí đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. Công thức phân tử của X là
 	A. C4H9N. 	B. C3H7N. C. C2H7N. 	D. C3H9N.
Câu 32 : Xà phòng hóa 232 gam chất béo cần một lượng vừa đủ 192 gam dung dịch NaOH 62,5% thì thu được bao nhiêu gam xà phòng ? Biết phản ứng trên xảy ra hoàn toàn và lượng muối natri chiếm 69% trong xà phòng. 
	A. 260 gam.	B. 179,4 gam.	C. 376,8 gam.	D. 206 gam.
Câu 33 : Đốt cháy 11,8 gam hai este no, đơn chức là đồng đẳng kế tiếp, thu được 9,0 gam H2O. Hai Este là ? 
	A. C4H8O2 và C3H6O2.	B. C3H6O2 và C2H4O2.	
C. C4H8O2 và C5H10O2.	D. C2H4O2 và CH2O2.
Câu 34 : Khi đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam chất hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm cháy chỉ gồm 4,48 lít CO2 (ở đktc) và 3,6 gam nước. Nếu cho 4,4 gam hợp chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 4,8 gam muối của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z. Tên của X là 
	A. etyl propionat. 	B. metyl propionat. 	
C. etyl axetat. 	D. isopropyl axetat.
Câu 35 : Đốt cháy hoàn toàn 22,2 gam một este mạch hở thu được sản phẩm cháy là CO2 và H2O. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 90 gam kết tủa và ta thấy rằng khối lượng dung dịch giảm 34,2 gam. Este đó có bao nhiêu đồng phân ?
A. 1 đồng phân.	B. 4 đồng phân.	C. 9 đồng phân. 	D. 2 đồng phân.
Câu 36 : Thủy phân 54 kg ngô (chứa 62,5% là tạp chất còn lại là tinh bột) thu được dung dịch X. Lên men hoàn toàn dung dịch X rồi dẫn toàn bộ khí sinh ra qua bình đựng nước vôi dư thu được m gam kết tủa. Hiệu suất của cả quá trình là 72%. Giá trị của m là
	A. 27.	B. 25.	C. 18.	D. 30.
Câu 37 : X là một α - aminoaxit chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho 18,12 gam X tác dụng với dung dịch KOH dư thu được 22,68 gam muối. Công thức cấu tạo của X là
A. C6H5-CH(NH2)-COOH.	B. CH3- CH(NH2)-COOH
C. CH3-CH(NH2)-CH2-COOH.	D. C3H7CH(NH2)CH2COOH.
Câu 38 : Hợp chất X là một - aminoaxit. Cho 0,01 mol X tác dụng với 80ml dung dịch HCl 0,125M. Sau đó đem cô cạn đã thu được 1,835g muối. Phân tử khối của X bằng bao nhiêu ?
A. 145.	 	B. 149. 	C. 147.	D. 189.
Câu 39 : Một loại mật ong có chứa 42% fructozo, 32% glucozo, 25% saccarozo và một số chất khác không chứa nhóm andehit. Hòa tan 100 gam loại mật ong này vào nước, thêm vào xúc tác là dung dịch H2SO4 loãng ta được dung dịch X, đun kĩ dung dịch X (hiệu suất thủy phân 80%). Thêm một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 dư vào ống nghiệm dung dịch X rồi ngâm ống nghiệm trong nước nóng khoảng 700C ta thu được tối đa m gam Ag. Giá trị gần đúng của m là 
	A. 114.	B. 120.	C. 101.	D. 71. 
Câu 40 : Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
A. 81,54.	B. 66,44.	C. 111,74. 	D. 90,6.	
-----Hết-----
(Cho biết H = 1 , C = 12 , N = 14 , O = 16 , Na = 23 , K = 39, Ag = 108)

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_hk1_hoa_12_01.docx