Đề ôn thi số 01 (30 câu : Este tới Amino axit – Thời gian : 45 phút) môn hóa 12

docx 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 3179Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi số 01 (30 câu : Este tới Amino axit – Thời gian : 45 phút) môn hóa 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn thi số 01 (30 câu : Este tới Amino axit – Thời gian : 45 phút) môn hóa 12
Đề ôn thi số 01 (30 câu : Este tới Amino axit – Thời gian : 45 phút) 
Câu 1 : Este CH3COOCH3 được điều chế bằng cách
	A. Đun hồi lưu axit fomic với ancol metylic dưới xúc tác của H2SO4 đặc.
	B. Đun hồi lưu axit axetic với ancol metylic dưới xúc tác của H2SO4 đặc.
	C. Đun hồi lưu axit axetic với ancol etylic dưới xúc tác của H2SO4 đặc.
	D. Đun hồi lưu axit propionic với ancol metylic dưới xúc tác của H2SO4 đặc.
Câu 2 : Este có mùi thơm như mùi chuối chín là 
A. Isoamyl axetat.	B. Etyl isovalerat. 	C. Etyl Butirat.	D. Benzyl Propionat.
Câu 3 : Người ta điều chế este CH3COOC6H5 bằng cách 
A. Đun nóng hỗn hợp gồm anhidrit axetic và phenol. 
B. Cho axit axetic tác dụng với phenol có H2SO4 đặc làm xúc tác. 
C. Đun nóng hỗn hợp gồm andehit axetic và phenol. 
D. Cả A và C đều đúng. 
Câu 4 : Tổng số chất hữu cơ X đơn chức mạch hở có công thức phân tử C4H8O2 là
A. 4 chất. 	B. 5 chất. 	C. 6 chất. 	D. 7 chất.
Câu 5 : Công thức tổng quát của este đơn chức, no, mạch hở là 
A. CnH2n+2O2 (n≥1).	B. CnH2nO2 (n≥2).	C. CnH2n-2O2 (n≥2).	D. CnH2nO2 (n≥1).
Câu 6 :Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. X1 có khả năng phản ứng với: Na, NaOH, Na2CO3. X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng Na. Công thức cấu tạo của X1, X2 lần lượt là:
A. CH3-COOH, CH3-COO-CH3. 	B. (CH3)2CH-OH, H-COO-CH3.
C. H-COO-CH3, CH3-COOH. 	D. CH3-COOH, H-COO-CH3. 
Câu 7 : Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3.	B. 6. 	C. 4. 	D. 5.
Câu 8 : Công thức nào là của Tripanmitin ?
 	A. (C15H31COO)3C3H5.	B. (C17H35COO)3C3H5.	
C. (C17H33COO)3C3H5.	D. (C17H31COO)3C3H5.
Câu 9 : Công thức của triolein là 
	A. (CH3[CH2]14COO)3C3H5. 	B. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]5COO)3C3H5. 
	C. (CH3[CH2]16COO)3C3H5. 	D. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5.
Câu 10 : Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH. Số loại trieste được tạo thành là ? 	
A. 3.	B. 4.	C. 5. 	D. 6.
Câu 11 : Cho sơ đồ chuyển hóa sau : .Tên của Z là 
A. Axit oleic.	B. axit linoleic.	C. axit stearic. 	D. axit panmitic.
Câu 12 : Khi bị bệnh nặng, không ăn uống được nhiều. Các bác sĩ thường truyền đường vào người bệnh nhân. Loại đường được truyền vào người bệnh nhân là 
A. Glucozo.	B. Fructozo.	C. Saccarozo.	D. Mantozo.
Câu 13 : Giữa Saccarozo và glucozo có đặc điểm giống nhau là 
A. Đều lấy từ củ cải đường. 	B. Đều tráng bạc.
C. Đều có trong “huyết thanh ngọt”.	D. Đều hòa tan dung dịch Cu(OH)2 ở t0 thường.
Câu 14 : Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là
A. ancol etylic, anđehit axetic. 	B. glucozơ, ancol etylic.
C. glucozơ, etyl axetat. 	D. glucozơ, anđehit axetic.
Câu 15 : Tại sao khi nhỏ iot lên trái chuối xanh thì có màu tím còn trái chuối chín thì không ?
A. Trái chuối xanh có glucozo còn trái chuối chín thì có tinh bột. 
B. Trái chuối xanh có tinh bột tạo phức xanh tím với iot. 
C. Trái chuối xanh có xenlulozo tạo phức xanh tím với iot.
D. Trái chuối xanh có Mantozo nên tạo phức xanh tím với iot.
Câu 16 : Glucozơ và fructozơ đều:
	A. Có nhóm –CH=O trong phân tử.	B. Có phản ứng tráng bạc.
	C. Có công thức phân tử là C6H10O5.	D. Thuộc loại đisaccarit.
Câu 17 : Sắp xếp các chất sau đây theo chiều tăng dần tính bazo : (C6H5)2NH, NH3, C6H5NH2, CH3NH2, C2H5NH2 , NaOH, Ba(OH)2, (CH3)2NH 
A. (C6H5)2NH < C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < C2H5NH2 < (CH3)2NH < NaOH < Ba(OH)2.
B. NH3 < CH3NH2 < C2H5NH2 < (CH3)2NH < NaOH < Ba(OH)2 < (C6H5)2NH < C6H5NH2.
C. NaOH < Ba(OH)2 < NH3 < CH3NH2 < C2H5NH2 < (CH3)2NH < (C6H5)2NH < C6H5NH2.
D. (C6H5)2NH > C6H5NH2 > NH3 > CH3NH2 > C2H5NH2 > (CH3)2NH > NaOH > Ba(OH)2.
Câu 18 : Số đồng phân bậc I của C4H11N là 
A. 5 đồng phân. 	B. 6 đồng phân. 	C. 4 đồng phân. 	D. 8 đồng phân.
Câu 19 : Aminoaxit Y có phân tử khối bằng 89. Tên gọi của Y là 
A. alanin.	B. glyxin.	C. valin.	D. lysin	.
Câu 20 : Hòa tan 3a mol một aminoaxit vào nước thu được dịch X. Chia dung dịch X thành ba phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng vừa đủ với a mol HCl. Phần 2 tác dụng vừa đủ với 2a mol NaOH. Đưa giấy quỳ tím vào phần 3 để thử. Màu sắc của giấy quỳ tím sẽ thay đổi thế nào ? 
A. quỳ tím hóa đỏ. 	B. quỳ tím hóa xanh.	C. không định được.	D. quỳ tím không đổi màu.
Câu 21 : Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau về aminoaxit 
A. Các aminoaxit thường là các chất rắn, ít tan trong nước. 	
B. Dung dịch chứa Ala, Gly, Lys không làm quỳ tím hóa xanh.	 
C. Muối mononatri của axit glutamic thường dùng làm bột ngọt.
D. Tất cả các aminoaxit đều không làm đổi màu quỳ tím. 
Câu 22 : Đốt cháy hoàn toàn 0,11 gam một este X (tạo nên từ một axit cacboxylic đơn chức và một ancol đơn chức) thu được 0,22 gam CO2 và 0,09 gam H2O. Số este đồng phân của X là: 
A. 4. 	B. 2. 	C. 6. 	D. 5. 
Câu 23 : Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 100 ml dung dịch NaOH 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là:
A. 3,28 gam. 	B. 8,56 gam. 	C. 8,2 gam. 	D. 12,2 gam.
Câu 24 : Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là 
A. 17,8 gam. 	B. 18,24 gam.	C. 16,68 gam.	D. 18,38 gam.
Câu 25 : Lượng tristearin thu được khi Hidro hóa 1 tấn triolein với hiệu suất 80% là 
A. 706,32 kg.	B. 986,22 kg.	C. 805,43 kg.	D. 876,36 kg.
Câu 26 : Thực hiện phản ứng tráng gương 27 gam glucozo, giả sử hiệu suất phản ứng là 75% thì khối lượng Ag thu được sau phản ứng là 
A. 24,3 gam.	B. 32,4 gam.	C. 16,2 gam.	D. 21,6 gam.
Câu 27 : Cần m gam mùn cưa (chứa 60% xenlulozo) để điều chế được 2 tấn xenlulozo trinitrat với hiệu suất toàn quá trình 65%. Giá trị của m là
A. 1,818.	B. 1,958.	C. 2,5175.	D. 2,7972.
Câu 28 : Hợp chất hữu cơ X mạch hở chứa C, H và N trong đó N chiếm 16,09% về khối lượng. X tác dụng được với HCl theo tỉ lệ số mol 1:1. Công thức của X là 
 	A. C3H7NH2. 	B. C4H9NH2.	C. C2H5NH2.	D. C5H11NH2.
Câu 29 : Cho 11,25 gam C2H5NH2 tác dụng với 200 ml dung dịch HCl x(M). Sau khi phản ứng xong thu được dung dịch có chứa 22,2 gam chất tan. Giá trị của x là
 	A. 1,3M.	B. 1,25M.	C. 1,36M.	D. 1,5M.
Câu 30 : X là một α - aminoaxit chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho 18,12 gam X tác dụng với dung dịch KOH dư thu được 22,68 gam muối. Công thức cấu tạo của X là
A. C6H5- CH(NH2)-COOH.	B. CH3- CH(NH2)-COOH.
B. CH3-CH(NH2)-CH2-COOH.	D. C3H7CH(NH2)CH2COOH.
-----Hết-----
(Cho biết H = 1 , C = 12 , N = 14 , O = 16 , Na = 23 , K = 39, Ag = 108)

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_lop_12_on_giua_ki_1_01.docx