Đề ôn tập tổng hợp lý thuyết các chương môn Hóa học Lớp 12

docx 9 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 266Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập tổng hợp lý thuyết các chương môn Hóa học Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn tập tổng hợp lý thuyết các chương môn Hóa học Lớp 12
Bài tập 1: Làm BT kim loại từ đề 2007 đến 2016 ở trong Chuyên đề 1. Mọi thắc mắc lên google sợt, áp dụng cách tính nhanh của mình.
Bài tập 2: Hoàn thành các bài tập còn lại của dạng Phản ứng Nhiệt Nhôm.
Bài tập 3: Hoàn thành các bài tập còn lại của dạng Phản ứng Hidro hóa.
Bài tập 4: Làm BT dạng kiềm-kiềm thổ tác dụng với CO2
Bài tập 5: Hoàn thành các bài tập dạng Hidroxit Lưỡng Tính
Bài tập 6: Hoàn thành 100 câu sau.
Ôn Tập Tổng Hợp Lý Thuyết Các Chương.
Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại?
	A. Vàng.	B. Bạc.	C. Đồng.	D. Nhôm.
Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại?
	A. Vàng.	B. Bạc.	C. Đồng.	D. Nhôm.
Kim loại nào sau đây có độ cứng nhất lớn nhất trong tất cả các kim loại?
	A. Vonfam.	B. Crom.	C. Sắt.	D. Đồng.
Kim loại nào sau đây là kim loại mềm nhất trong tất cả kim loại?
	A. Liti.	B. Xesi.	C. Natri.	D. Kali.
Lim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
	A. Natri.	B. Vonfam.	C. Thủy ngân.	D. Vàng.
Kim loại nào sau đây nhẹ nhất (có khối lượng riêng nhỏ nhất) trong tất cả các kim loại?
	A. Natri.	B. Liti.	C. Kali.	D. Rubiđi.
Kim loại có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất là:
	A. Vàng.	B. Đồng.	C. Nhôm.	D. Bạc.
Kim loại duy nhất ở trạng thái lỏng ở điều kiện thường?
	A. Thủy ngân.	B. Vonfam.	C. Đồng.	D. Nhôm.
Kim loại dùng làm tế bào quang điện:
	A. Beri.	B. Xeri.	C. Thủy ngân.	D. Thiếc.
Kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất?
	A. Bạc.	B. Nhôm.	C. Sắt.	D. Vàng.
Nguyên tố nào gây ra màu đỏ của máu?
	A. Đồng.	B. Sắt.	C. Vàng.	D. Nhôm.
Kim loại nào có tính nhiễm từ?
	A. Bạc.	B. Sắt.	C. Đồng.	D. Vàng.
Kim loại nào sau đây có màu đỏ?
	A. Sắt.	B.Đồng.	C. Kẽm.	D. Nhôm.
Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột ¦X¦Y¦CH3COOH. X và Y lần lượt là:
	A. ancol etylic, anđehit axetic.	B. glucozơ, ancol etylic.
	C. glucozơ, etyl axetat.	D. glucozơ, etyl axetat.
Trong các chất sau: axit axetic, glixerol, glucozơ, ancol etylic, xenlulozơ, etylen glicol. Số chất hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:
	A. 7.	B. 6.	C. 5.	D. 4.
Đường mạch nha thuộc loại nào sau đây?
	A. monosaccarit.	B. đisaccarit.	C. Polisaccarit.	D. Cả B và C.
Cho các dung dịch sau: saccarozơ, glucôzơ, anđehit fomic, mantozơ, axetilen, glixerol, fructozơ, xenlulozơ. Số chất tác dụng được với AgNO3/NH3 là:
	A. 6	B. 5	C. 8.	D. 7
Cho 200 ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với AgNO3/NH3 thấy có 10,8 gam kết tủa. Tính nồng độ Mol/lít đã dùng của dd gucozơ?
	A. 0,25M.	B. 0,05M.	C. 1M.	D. 0,015M.
Lên men glucozơ, toàn bộ khí sinh ra hấp thụ hết dd Ca(OH)2 dư tạo ra 50 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 80%. Vậy khối lượng glucozơ cần dùng là:
	A. 33,7 g	B. 56,66 g	C, 56,25 g.	D. 23,7g.
Cho m gam tinh bột lên men để sản xuất ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ vào dd Ca(OH)2 dư thu được 10 gam kết tủa. Hiệu suất mỗi giai đoạn lên men là 80%. Giá trị của m là:
	A. 12,67 gam.	B. 12,56 gam.	C. 12,86 gam.	D. 12,66 gam.
Để có 59,4 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dd chưa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng là 90%). Giá trị của m là:
	A. 4,2 kg.	B. 42 kg.	C. 21kg.	D. 12kg.
Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Thể tích axit nitric 63% có d = 1,52g/ml cần để sản xuất 29,7 gam xenlulozơ trinitrat nếu hiệu suất đạt 60% là:
	A. 33,88 ml.	B. 32,89 ml.	C. 32,89 lít.	D. 32, 88 ml.
Từ 18 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic( hiệu suất 80% ). Oxi hóa 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hòa hỗn hợp X cần 60 ml dd NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là:
	A. 70%	B. 75%.	C. 85%.	D. 90%.
Cho chuỗi sau: Khí cacbonic 1 tinh bột 2glucozơ 3khí cacbonic.
(1),(2),(3) tương ứng là:
	A. quang hợp, lên men, thủy phân.	B. quang hợp, thủy phân, lên men.
	B. thủy phân, quang hợp, lên men.	D. quang hợp, lên men, thủy phân. 
Để phân biệt các dung dịch: dd chuối xanh, dd táo chín, dd KBr người ta có thể dùng 1 trong hóa chất nào sau đây?
	A. Cu(OH)2.	B. dd Brom.	C. AgNO3/NH3.	D.quỳ tím.
Có thể tổng hợp khí CO2 theo sơ đồ sau:
CO2 ¦ Tinh bột ¦ glucozơ ¦ CO2
Tính thể tích CO2 sinh ra kèm theo sự tạo thành rượu etylic nếu CO2 lúc đầu dùng 11,2 lít và hiệu suất của mỗi quá trình lần lượt là 50%, 75%, 80%.
	A. 1,12 lít.	B. 1,12 ml.	C. 12,1 lít. 	D. 12,1 ml.
Cho sơ đồ biến hóa:
Gỗ 30% Glucozơ 80% ancol etylic 60% etylen 40% etan.
Khối lượng gỗ (kg) cần dùng để sản xuất 0,5 kg etan là:
	A. 46,877 kg.	B. 46,875 kg.	C. 23,466 kg.	D. 52,468kg.
Khối lượng tinh bột cần dùng trong quá trình lên men rượu( hiệu suất cả quá trình là 72%) biết khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml để tạo thành 5 lít rượu etylic 46 o là:
	A. 5,4 kg.	B. 4,5 kg.	C. 6,5kg.	D. 5,5 kg.
Chất X có đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm-OH, có vị ngọt, làm mất màu dd brom, phân tử có liên kết glicozit. Chất X là:
	A. glucozơ.	B. Saccarozơ.	C. Mantozơ.	D. Tinh bột.
Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với H% = 90%. Hấp thụ hoàn toàn lược CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong thu được 330 gam kết tủa và dd X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là:
	A. 405 g.	B. 486 gam.	C. 297 gam.	D. 423 gam.
Cho sơ đồ phản ứng:
	X + H20 xt Y + Z
	Y + AgNO3+NH3 + H20 t0 amoni gluconat + Ag + NH4NO3.
 	Z xt E + F
	E + O2 t0 axitaxetic.
Các chất X, Y, Z, F lần lượt là:
	A. Tinh bột, glucozơ, frutozơ, ancol etylic.
	B. Saccarozơ, fructozơ, glucozơ, cabonic.
	C. Saccarozơ, fructozơ, glucozơ, ancol etylic.
	D. Tinh bột, glucozơ, frutozơ, cacbonic
Cho phenol, anilin, phenylamoi clorua, natri phenolat, etanol. Số chất tác dụng được với NaOH là:
	A. 1	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Số đồng phân amin bậc 1 ứng với CTPT C4H11N là:
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Chất nào là glixin?
	A. H2N-CH2-COOH.	B. CH3CH(NH2)COOH.
	C. HOOC-CH2CH(NH2)COOH.	D. H2N-CH2-CH2-COOH. 
Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là:
	A. C6H5NH2.	B. C2H5OH.	C. H2NCH2COOH.	D. CH3COOH.
Cho alanin lần lượt tác dụng với dd chứa các chất: HCl, NaOH, NaCl, NH3, CH3OH, glyxin. Số phản ứng xảy ra là:
	A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là:
	A. C2H5OH. 	B. CH2=CHCOOH.	C.H2NCH2COOH.	D. CH3COOH
Để nhận biết dung dịch các chất: C6H5NH2, CH3CH(NH2)COOH, (CH3)2NH và anbumin. Ta có thể tiến hành theo:
	A. Dùng quỳ tím, Cu(OH)2, H2SO4 đặc.
	B. Dùng phenolphtalein, CuSO4, HNO3.
	C. Dùng nước brom, H2SO4 đặc, quỳ tím.
	D. Dùng nước brom, HNO3 đặc , quỳ tím. 
Tri peptit là hợp chất:
	A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit.
	B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau.
	C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau.
	D. Có 2 liên kết tripeptit mà phân tử chứa 3 gốc α-amino axit.
Số liên kết peptit trong hợp chất H2NCH2CONHCH(CH3)CONHCH(C6H5)CONHCH2CH2COOH là: 
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit A thì thu được 2 mol glyxin; 1 mol alanin 1 mol valin và 1 mol phenylalanin(Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X là:
	A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val.	B. Gly-Ala-Val-Val-Phe.
	C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly.	D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly.
Nếu thủy phân không hoàn toàn Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thì thu được tối đa bao nhiêu đipeptit khác nhau?
	A. 1	B.2	C. 3	D. 4
Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác thích hợp là:
	A. α-aminoaxit.	B. β-aminoaxit.	C. axit cacboxylic.	D. este.
Có bao nhiêu tripeptit thu được từ hỗn hợp gồm gly, alanin và valin chứa đủ 3 gốc:
	A. 9	B. 18	C. 27	D. 6
Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là:
	A. 1	B.2	C. 3	D. 4k
Nhận xét nào sau đây sai?
	A. Các dd gly, ala, lysin đều không làm đổi màu quỳ tím.
	B. Liên kết peptit là liên kết tạo ra giữa 2 đơn vị α-aminoaxit.
	C. Polipeptit kém bền trong môi trường axit và bazơ.
	D. Cho Cu(OH)2 trong môi trường kiềm vào dd anbumin sẽ xuất hiện màu tím.
Chọn câu sai:
	A. Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α-aminoaxit.
	B. Liên kết của nhóm -CO- với nhóm -NH- giữa 2 đơn vị α-aminoaxit gọi là liên kết peptit.
	C. Polipeptit gồm các peptit từ 10 đến 50 gốc α-aminoaxit.
	D. Peptit là những hợp chất chứa từng 2 đến 50 gốc α-aminoaxit liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.
Cho m gam alanin vào dung dịch chứa 0,375 mol NaOH. Dung dịch sau phản ứng tác dụng vừa đủ với 0,575 mol HCl. Tìm m?
	A. 16,4g.	B. 17,8g.	C. 18,2g.	D. 18,6g.
Cho m gam lysin vào dung dịch chứa 0,3 mol NaOH. Dung dịch sau phản ứng tác dụng vừa đủ với 0,5 mol HCl.
	A. 26,4g.	B. 19,3g.	C. 14,6g.	D.12,2g.
Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và valin tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng bay hơi cẩn thận thu được (m + 9,125) gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với NaOH vừa đủ,sau phản ứng bay hơi cẩn thận thu được (m + 7,7) gam muối khan. Giá trị của m là:
	A. 32,33.	B. 32,25.	C. 25,35.	D. 35,32.
Xà phòng hoá 3,52 gam este X được tạo ra từ axit đơn chức và ancol đơn chức bằng dung dịch NaOH vừa đủ được muối Y và ancol Z. Nung nóng Y với oxi thu được 2,12 gam Natri cacbonat, khí CO2 và hơi nước. Ancol Z được chia làm hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Na vừa đủ thu được khí H2 có số mol bằng ½ số mol ancol phản ứng và 1,36 gam muối. Phần 2 cho tác dụng với CuO dư, nung nóng được chất hữu cơ T có phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X là:
	A. CH3COOC2H5.	B. C2H5COOCH3.	C. CH3COOCH3	D. HCOOCH3. 
Hợp chất X có CT C6H5OOCCH3. Tên gọi của X là:
	A. Metyl benzoic.	B. Axetat phenyl.	C. Phenyl axetat.	D. Benzyl axetat.
Chọn câu đúng:
	A. Chất giặt rửa là những chất có tác dụng giống như xà phòng nhưng được tổnh hợp từ dầu mỏ.
	B. Chất giặt rửa là những chất có tac dụng làm sạch vết bẩn trên bề mặt chất rắn.
	C. Chất giặt rửa là những chất khi dùng với nước thì có tác dụng làm sạch các vết bẩn bám trên bề mặt chất rắn.
	D. Chất giặt rửa là những chất khi dùng với nước thì có tác dụng làm sạch các vết bẩn bám trên bề mặt chất rắn mà không gây ra phản ứng hóa học.
Đun nóng axit axetic với rượu iso-amylic (CH3)2CH-CH2CH2OH có H2SO4 đặc xúc tác thu được iso-amyl axetat (dầu chuối). Lượng dầu chuối thu được từ 132,35 gam axit axetic đun nóng với 200 gam rượu iso-amylic là (Biết hiệu suất phản ứng đạt 68%).
	A. 97,5 gam. 	B. 195,0 gam. 	C. 292,5 gam. 	D. 159,0 gam.
Cho chất X tác dụng với một lượng vừa đủ dd NaOH, sau đó cô can dd thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho chất T tác dụng với dd NaOH lại thu được chất Y. Chất X có thể là:
	A. HCOOCH=CH2.	C. HCOOCH3.
	B. CH3COOCH=CH2.	D. CH3COOCH=CH – CH3.
Cho các chất: HCHO,C2H2, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOCH3, CH3OH, HCOOH. Số chất trong dãy tác dụng được với AgNO3/NH3 là:
	A. 3.	B. 4.	C. 5	D. 6.
Cho các phản ứng:
SO2 + H2S ¦ 	(7) Na2S2O3 + H2SO4 ¦
HI + FeCl3 ¦	(8) H2S + Cl2 ¦
H2O2 + KNO2 ¦	(9) O3 + Ag ¦
 O2 + Ag ¦	(10) KClO3 + HCl(đ) ¦
NH3 + CuO ¦	(11) Mg + CO2 ¦
H2 + CO2 ¦	(12) HI + FeCl2 ¦ 
	Số phản ứng tạo ra đơn chất là:
	A. 7.	B. 8.	C. 9.	D. 10.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
 Nung nóng NH4NO3 rắn. 
Đun nóng NaCl tinh thể với dd H2SO4 đặc.
Sục khí Cl2 vào dd NaHCO3.
Sục khí CO2 và dd Ca(OH)2 dư.
Sục khí SO2 vào dd KMnO4.
Cho dd KHSO4 vào dd NaHCO3.
Cho PbS vào dd HCl (loãng).
Cho Na2SO3 và dd H2SO4 (dư), đun nóng.
	Số thí nghiệm thu được chất khí là:
	A. 4.	B. 5	C. 6.	D. 7.
Dung dịch chất X không làm đổi màu quỳ tím; dung dịch chất Y làm quỳ tím hóa xanh. Trộn lẫn hai dung dịch trên thu được kết tủa. Hai chất X và Y tương ứng là
	A. KNO3 và Na2CO3.	B. Ba(NO3)2 và Na2CO3.
	C. Ba(NO3)2 và K2SO4.	D. Na2SO4 và BaCl2.
Hóa chất nào sau đây không được dùng khi sản xuất saccarozơ trong công nghiệp từ cây mía ?
	A. Vôi sữa.	B. Khí sunfurơ.	C. Khí cacbonic.	D. Phèn chua.
Chất khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày?
	A. CO2.	B. CO.	C. CH4.	D. N2.
Hai chất đồng phân của nhau là
	A. amilozơ và amilopectin.	B. xenlulozơ và tinh bột.
	C. saccarozơ và glucozơ.	D. fructozơ và glucozơ.
Trong phân tử của các cacbohyđrat luôn có
	A. nhóm chức xetôn.	B. nhóm chức axit.
	C. nhóm chức anđehit.	D. nhóm chức ancol
Ở điều kiện thường, cacbohiđrat nào sau đây không hòa tan được Cu(OH)2.
	A. saccarozơ	B. fructozơ	C. glucozơ	D. xenlulozơ
Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là
	A. 3.	B. 5.	C. 6.	D. 4
Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí
	A. NH3, SO2, CO, Cl2.	B. N2, Cl2, O2 , CO2, H2.
	C. N2, NO2, CO2, CH4, H2.	D. NH3, O2, N2, CH4, H2.
Trong các thí nghiệm sau:
Cho SiO2 tác dụng với axit HF.
Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S.
Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng.
Cho CaOCl2 tác dụng với dung dịch HCl đặc.
Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH.
Cho khí O3 tác dụng với Ag.
Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng. 
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
	A. 4.	B. 5.	C. 6.	D. 7.
Một phân tử saccarozơ có
	A. một gốc β-glucozơ và một gốc α-fructozơ. 	
	B. một gốc α-glucozơ và một gốc β-fructozơ.
	C. một gốc β-glucozơ và một gốc β-fructozơ. 	
	D. hai gốc α-glucozơ
Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là
	A. SO2 và NO2.	B. CH4 và NH3.	C. CO và CH4.	D. CO và CO2
X, Y, Z, T là một trong số các dung dịch sau: glucozơ; fructozơ; glixerol; phenol. Thực hiện các thí nghiệm để nhận biết chúng và có kết quả như sau:
Chất
Y
Z
X
T
Dung dịch AgNO3/NH3, đun nhẹ
Xuất hiện kết tủa bạc trắng
Xuất hiện kết tủa bạc trắng
Nước Br2
Nhạt màu
Xuất hiện kết tủa trắng
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là.
	A. fructozơ, glucozơ, glixerol, phenol.	B. phenol, glucozơ, glixerol, fructozơ.
	C. glucozơ, fructozơ, phenol, glixerol.	D. fructozơ, glucozơ, phenol, glixerol.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
	A. Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol.
	B. Xenlulozơ tan tốt trong nước và etanol.
	C. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
	D. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch H2SO4, đun nóng, tạo ra fructozơ.
Chất X có công thức: CH3– CH(CH3) = CH - CH3. Tên thay thế của X là
	A. 2 – metylbut – 2 – en.	B. 2 – metylbut – 2 – in.
	C. 2 – metylbut – 3 – en.	D. 3 – metylbut – 2 – en.
Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
	A. H2S.	B. HClO.	C. HCl.	D. H2O.
Cho Ba kim loại lần lượt vào các dung dịch sau: NaHCO3, CuSO4, (NH4)2CO3, NaNO3, MgCl2. Số dung dịch tạo kết tủa là?
	A. 2.	B. 3.	C. 1.	D. 4.
Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hóa- khử?
	A. Cu(OH)2 → CuO + H2O.
	B. HCl + AgNO3→ AgCl + HNO3.
	C. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.
	D. NaOH + HCl→ NaCl + H2O.
Hợp chất nào sau đây không phản ứng với NaOH?
	A. C6H5OH.	B. HO - C6H4 - OH.	
	C. C6H5 - CH2 - OH.	D. CH3 - C6H4 - OH
Phát biểu nào sau đây đúng?
	A. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.
	B. Alanin làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
	C. Các phân tử tripeptit mạch hở có một liên kết peptit trong phân tử.
	D. Metylamin là chất lỏng ở điều kiện thường.
Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là
	A. saccarozơ.	B. glicogen.	C. tinh bột.	D. Xenlulozơ
Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
C3H4O2 + NaOH = X + Y
X + H2SO4 loãng  =  Z + T
Biết Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Hai chất Y và Z tương ứng là:
	A. CH3CHO, HCOOH.	B. HCOONa, CH3CHO.
	C. HCHO và CH3CHO.	D. HCHO và HCOOH.
Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của hai chất là 0,5 mol (số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 33,6 lít khí CO2 (đktc) và 25,2 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hoá (hiệu suất là 80%) thì số gam este thu được là:
	A. 34,20.	B. 18,24.	C. 27,36.	D. 22,80.
Hợp chất X đơn chức có công thức phân tử C3H6O2. Khi cho 7,40 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 9,60 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là :
	A. CH3COOCH3.	B. CH3CH2COOH. 	C. HCOOC2H5.	D. HOC2H4CHO
Đốt cháy a gam một este X cần 11,76 lít O2 (đktc), sau phản ứng thu được hỗn hợp CO2 và hơi nước. Dẫn hỗn hợp này vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 26,04 gam và thấy xuất hiện 42 gam kết tủa trắng. Biết este này do một axit đơn chức và ancol đơn chức tạo nên. Công thức phân tử của X là:
	A. C4H8O2	B. C2H4O2 	C. C3H6O2 	D. C5H10O2
Thuỷ phân hoàn toàn 0,2 mol một este E cần dùng vừa đủ 100 gam dung dịch NaOH 24% thu được một ancol và 43,6 gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Hai axit đó là:
	A. HCOOH và CH3COOH.	B. CH3COOH và C2H5COOH. 
	C. C2H5COOH và C3H7COOH.	D. HCOOH và C2H5COOH
Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đơn chức. Cho X phản ứng vừa đủ với 500 ml dd KOH 1M. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm hai muối của hai axit cacboxylic và một rượu ( ancol ). Cho toàn bộ lượng rượu thu được ở trên tác dụng với Na ( dư ), sinh ra 3,36 lít H2 ( ở đktc ). Hỗn hợp X gồm:
Một axit và một este	C. Một este và một rượu	
Hai este	D. một axit và một rượu
Không nên ủi quá nóng quần áo bằng nilon; len; tơ tằm, vì:
	A. Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt.
	B. Len, tơ tằm, tơ nilon có các nhóm (- CO - NH -) trong phân tử kém bền với nhiệt.
	C. Len, tơ tằm, tơ nilon mềm mại.
	D. Len, tơ tằm, tơ nilon dễ cháy.
Cao su buna - S được điều chế bằng :
	A. Phản ứng trùng hợp. 	B. Phản ứng đồng trùng hợp.
	C. Phản ứng trùng ngưng. 	D. Phản ứng đồng trùng ngưng. 
Thuỷ tinh plexiglas là polime nào sau đây?
	A. Polimetyl metacrylat (PMM).	B. Polivinyl axetat (PVA).	
	C. Polimetyl acrylat (PMA). 	D. Tất cả đều sai.
Tơ enang thuộc loại 
	A. tơ axetat.	B. tơ poliamit. 
	C. tơ polieste.	D. tơ tằm.
Để điều chế nilon - 6,6 người ta dùng axit nào để trùng ngưng với hexametylen điamin
	A. axit axetic.	B. axit oxalic.
	C. axit stearic.	D. axit ađipic
Tên của monome tạo ra polime có công thức
là 
	A. axit acrylic.	B. metyl acrylat. 
	C. axit metacrylic.	D. metyl metacrylat.
Sản phẩm của phản ứng trùng hợp metyl metacrylat được gọi là
	A. nhựa bakelít.	B. nhựa PVC.
	C. chất dẻo.	D. thuỷ tinh hữu cơ.
Tơ poliamit là những polime tổng hợp có chứa nhiều nhóm
	A. –CO–NH– trong phân tử. 	B. –CO– trong phân tử.
	C. –NH– trong phân tử.	D. –CH(CN)– trong phân tử.
Tơ capron (nilon – 6) có công thức là
Cho các polime : PE, PVC, cao su buna, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ, cao su lưu hoá. Polime có dạng cấu trúc mạch không phân nhánh là 
	A. PE, PVC, cao su lưu hoá, amilozơ, xenlulozơ.
	B. PE, PVC, cao su buna, amilopectin, xenlulozơ.
	C. PE, PVC, cao su buna , amilozơ , amilopectin.
	D. PE, PVC,cao su buna, amilozơ, xenlulozơ
Tơ lapsan thuộc loại
	A. tơ axetat.	B. tơ visco.	C. tơ polieste.	D. tơ poliamit
Cho các polime sau đây: (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) sợi đay; (4) tơ enang; (5) tơ visco; (6) nilon – 6,6; (7) tơ axetat. 
Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là 
	A. (1), (2), (6).	B. (2), (3), (5), (7).	C. (2), (3), (6).	D. (5), (6), (7).
Hệ số trùng hợp (số mắt xích) của tơ nilon – 6,6 có phân tử khối (M = 2500) là 
	A. 10.	 B. 11.	C. 12.	D. 13.
Tơ enang được điều chế bằng cách 
	A. trùng hợp axit acrylic. 	B. trùng ngưng alanin.
	C. trùng ngưng H2N-(CH2)6-COOH.	D. trùng ngưng HOOC-(CH2)4-COOH.
Tên của polime có công thức sau là
	A. nhựa phenol-fomanđehit.	B. nhựa bakelít.
	C. nhựa dẻo.	D. polistiren.
Khi H2SO4 đậm đặc rơi vào quần áo bằng vải sợi bông, chỗ vải đó bị đen lại do có sản phẩm tạo thành là
	A. cacbon.	B. S.	C. PbS.	D. H2S.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_tong_hop_ly_thuyet_cac_chuong.docx