TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG Lớp phô-tô và giao cho mỗi bạn 01 bản để ôn tập. 24/12/2016 TỔ VẬT LÝ – TIN HỌC ÔN TẬP KIỂM TRA MÔN VẬT LÝ 8 HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2016-2017 I. TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng nhất PHẦN A: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC - LỰC Câu 1. Nếu vật chịu tác dụng của các lực không cân bằng thì các lực này không thể làm vật A. đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. B. đang chuyển động sẽ chuyển động chậm lên. C. bị biến dạng. D. đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh lên. Câu 2. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe A. đột ngột tăng vận tốc. B. đột ngột rẽ sang trái. C. đột ngột rẽ sang phải. D. đột ngột giảm vận tốc. Câu 3. Có một ôtô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là không đúng ? A. Ô tô chuyển động so với người lái xe. B. Ô tô chuyển động so với cây bên đường. C. Ô tô chuyển động so với mặt đường. D. Ô tô đứng yên so với người lái xe. Câu 4. Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật làm vật đang đứng yên, tiếp tục đứng yên? A. Hai lực cùng phương, ngược chiều. B. Hai lực cùng cường độ, có phương cùng nằm trên một đường thẳng, ngược chiều. C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều. D. Hai lực cùng cường độ, cùng phương. Câu 5. Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực, vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động? A. Một vật đang rơi từ trên cao xuống. B. Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần. C. Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tennít bị bật ngược trở lại. D. Gió thổi cành lá đung đưa. Câu 6. Hai lực cân bằng là hai lực A. đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau. B. đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau. C. cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau. D. cùng điểm đặt, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau. Câu 7. Một vật đang chuyển động thẳng với vận tốc v. Muốn vật chuyển động theo phương cũ và chuyển động nhanh lên thì lực tác dụng vào vật phải A. cùng phương, ngược chiều với vận tốc. B. có phương vuông góc với với vận tốc. C. cùng phương, cùng chiều với vận tốc. D. có phương bất kỳ so với vận tốc. Câu 8. Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ A. nghiêng sang phải. B. nghiêng sang trái. C. ngã về phía trước. D. ngã về phía sau. Câu 9. Lực nào sau đây không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau. B. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường. C. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường. D. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn. Câu 10. Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động đều? A. Chuyển động của đoàn tàu khi vào ga. B. Chuyển động của ô tô khi khởi hành. C. Chuyển động của đầu kim đồng hồ. D. Chuyển động của người đi xe đạp khi xuống dốc. Câu 11. Kết luận nào sau đây không đúng? A. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc. B. Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó. C. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động. D. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động. Câu 12. Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường. B. Lực xuất hiện khi lò xò bị nén hay bị dãn. C. Lực xuất hiện khi làm mòn đế giày. D. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động. Câu 14. Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào không cần tăng ma sát? A. Phanh xe để xe dừng lại. B. Khi đi trên nền đất trơn. C. Để ô tô vượt qua chỗ lầy. D. Khi kéo vật trên mặt đất. Câu 15. Một vật chịu tác dụng của hai lực và đang chuyển động thẳng đều. Khi đó, hai lực tác dụng lên vật A. có độ lớn khác nhau. B. là hai lực cân bằng. C. có phương khác nhau. D. có cùng chiều. Câu 16. Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng A. vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần. B. vật đang đứng yên sẽ đứng yên hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi. C. vật đang chuyển động đều sẽ không còn chuyển động đều nữa. D. vật đang chuyển động sẽ dừng lại. Câu 17. Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Câu mô tả nào sau đây là đúng? A. Người lái đò chuyển động so với dòng nước. B. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyển. C. Người lái đò đứng yên so với dòng nước. D. Người lái đò đứng yên so với bờ sông. Câu 18. Câu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng? A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật. B. Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy. C. Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy. D. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này lên mặt vật kia. Câu 19. Công thức tính vận tốc trung bình trên quãng đường gồm 2 đoạn s1 và s2 là: A. B. C. D. Câu 20. Một canô đang chạy trên biển và kéo theo một vận động viên lướt ván. Vận động viên lướt ván chuyển động so với A. canô. B. khán giả. C. tài xế canô. D. ván lướt. PHẦN B: ÁP SUẤT – ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – CÔNG CƠ HỌC Câu 1. Một bình hình trụ cao 2,5m đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là A. 25000Pa. B. 2500Pa. C. 250Pa. D. 400Pa. Câu 2. Một quả cầu bằng sắt có thể tích 4 dm3 được nhúng chìm trong nước. Biết khối lượng riêng của nước 1000kg/m3. Lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên quả cầu là A. 40N. B. 40000N. C. 2500N. D. 4000N. Câu 3. Một vật móc vào 1 lực kế. Ngoài không khí, lực kế chỉ 2,13N. Khi nhúng chìm vật vào trong nước, lực kế chỉ 1,83N. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Thể tích của vật là A. 183cm3. B. 213cm3. C. 30cm3. D. 396cm3. Câu 4. Độ lớn lực đẩy Ac-si-mét phụ thuộc vào A. trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. B. trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật. C. trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D. trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Câu 5. Điều kiện để có công cơ học là A. vật dịch chuyển. B. có lực tác dụng lên vật và vật bị dịch chuyển theo hướng của lực đó. C. có lực tác dụng lên vật. D. vừa có lực tác dụng vừa có sự chuyển động. Câu 6. Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 1,7N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,2N. Lực đẩy Acsimét có độ lớn là A. 1,2N. B. 0,5N. C. 1,7N. D. 2,9N. Câu 7. Trong các cách sau, cách làm tăng áp suất lên nhiều nhất A. Giảm áp lực, tăng diện tích bị ép. B. Tăng áp lực, giảm diện tích bị ép. C. Tăng áp lực, tăng diện tích bị ép. D. Giảm áp lực, giảm diện tích bị ép. Câu 8. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào A. chiều của lực. B. phương của áp lực. C. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép. D. điểm đặt của lực. Câu 9. Đơn vị đo áp suất là A. N/m2. B. kg/m3. C. N. D. N/m3. Câu 10. Cho trọng lượng riêng của thuỷ ngân là 136000N/m3. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Ở cùng 1 độ sâu trong 2 chất lỏng, áp suất của thuỷ ngân lớn hơn áp suất của nước A. 16,3 lần. B. 1,36 lần. C. 13,6 lần. D. 1,63 lần. Câu 11. Khi đầu tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực của đầu tàu lên đường ray có độ lớn bằng A. trọng lượng của đoàn tàu. B. lực ma sát giữa tàu và đường ray. C. lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu. D. trọng lượng của đầu tàu. Câu 12. Một bình hình trụ cao 1,8m đựng đầy rượu. Biết khối lượng riêng của rượu là 800kg/m3. Áp suất của rượu tác dụng lên điểm M cách đáy bình 20cm là A. 1600Pa. B. 1280Pa. C. 1440Pa. D. 12800Pa. Câu 13. Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra. A. Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa. Khi úp ngược cốc, nước không bị chảy ra ngoài. B. Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn. C. Vật rơi từ trên cao xuống. D. Con người có thể hít không khí vào phổi. Câu 14. Muốn tăng áp suất thì phải A. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực. B. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ. C. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực. D. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ. Câu 15. Một máy cày 4 bánh, có khối lượng 1tấn. Để máy cày chạy được trên nền đất ruộng thì áp suất máy cày tác dụng lên đất là 10.000 Pa. Diện tích tiếp xúc 1 bánh của máy cày với ruộng tối thiểu là: A. 0,2m2. B. 0,25m2. C. 1m2. D. 0,5m2. Câu 16. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng: A. trọng lượng của chất lỏng. B. trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng. C. trọng lượng của vật. D. trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Câu 17. Hiện tượng nào sau đây không do áp suất khí quyển gây ra? A. Hút xăng từ bình chứa của xe bằng vòi. B. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng lại phồng lên như cũ. C. Uống nước trong cốc bằng ống hút. D. Lấy thuốc vào xi lanh để tiêm. Câu 18. Muốn giảm áp suất thì phải A. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ. B. giảm diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực. C. tăng diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực. D. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ. Câu 19. Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào? A. Lực đẩy Ac-si-mét. B. Lực đẩy Ac-si-mét và lực ma sát. C. Trọng lực và lực đẩy Ac-si-mét. D. Trọng lực. Câu 20. Trường hợp nào dưới đây có công cơ học? A. Một quả bưởi rơi từ cành cây xuống. B. Một lực sĩ cử tạ đang đứng yên ở tư thế đỡ quả tạ. C. Sau khi trượt hết mặt phẳng nghiêng, vật trượt đều trên mặt bàn nhẵn nằm ngang không có ma sát. D. Hành khách đang ra sức đẩy một xe khách bị chết máy, nhưng xe không chuyển động được. II. TỰ LUẬN: 1. Lý thuyết: Câu 1: Nêu định nghĩa vận tốc của chuyển động cơ học? Viết công thức tính và nêu rõ tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức? Câu 2: Nêu cách biểu diễn lực? Câu 3: Nêu ví dụ về biểu hiện quán tính của 1 vật? Câu 4: Lực ma sát xuất hiện khi nào? Nêu ví dụ. Câu 5: Điều kiện để có công cơ học là gì? Nêu 1 ví dụ trường hợp lực tác dụng sinh công cơ học và 1 ví dụ có lực tác dụng nhưng không sinh công. Câu 6: Viết công thức tính công cơ học ? Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức ? Câu 7: Viết công thức tính áp suất? Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức? Câu 8: Viết công thức của máy thuỷ lực? Vì sao có thể nói máy thuỷ lực là máy khuếch đại lực? Câu 9: Viết công thức tính áp suất trong lòng chất lỏng? Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức ? Câu 10: Phát biểu kết luận về lực đẩy Ac-si-mét ? Viết công thức tính lực đẩy Ac-si-mét ? Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức ? 2.Bài tập: Giải lại các bài tập sau: a) Sách giáo khoa: + C6,7 trang 19 và C8 trang 20 ; + C7, 8 và 9 trang 31 ; + C5, 6 trang 38 ; + C3, 4 trang 47 ; + C5, 6 trang 48 ; b) Sách bài tập: + 2.4 ; 2.5 trang 6; + 3.12 ; 3.13 trang 10 ; + 4.5 ; 4.6 trang 12 ; 4.10 trang 14 ; + 5.5 ; 5.6 trang 16 ; 6.5 trang 20 ; + 7.4 ; 7.5 trang 23-24; + 8.6 ; 8.13 ; 8.14 trang 27-28 ; + 10.3 ; 10.4 ; 10.5 ; 10.10 ; 10.11 trang 32-33 + 12.14 trang 36 ; + 13.3 ; 13.3 trang 37 ; ---------------
Tài liệu đính kèm: