Đề ôn tập học kì II Vật lí lớp 12 (Có đáp án)

doc 17 trang Người đăng dothuong Lượt xem 699Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập học kì II Vật lí lớp 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn tập học kì II Vật lí lớp 12 (Có đáp án)
Chương IV: DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ
Câu 1: Một mạch dao động điện từ LC, khi dòng điện trong cuộn dây là i = I0cos(wt) (A) thì hiệu điện thế giữa hai bản cực của tụ điện ℓà u = U0cos(wt + j) (V) với
A. j = 0.	B. j = π.	C. j = π/2.	D. j = - π/2.
Câu 2: Một mạch dao động điện từ LC, khi dòng điện trong cuộn dây là i = I0cos(wt) (A) thì biểu thức điện tích giữa hai bản cực của tụ điện ℓà q = Q0sin(wt + j) (C) với
A. j = 0.	B. j = π.	C. j = π/2.	D. j = - π/2.
Câu 3: Mạch dao động LC ℓí tưởng, điện tích giữa hai bản tụ dao động với tần số f. Năng ℓượng điện trường và năng ℓượng từ trường trong mạch biến thiên tuần hoàn với tần số
A. Giống nhau và bằng f/2.	B. Giống nhau và bằng f.
C. Giống nhau và bằng 2f.	D. Khác nhau.
Câu 4: Điều nào sau đây ℓà đúng khi nói về năng ℓượng điện từ của mạch LC ℓí tưởng
A. Biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì T/2.	
B. Biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì 2T. 	
C. Biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì T.	
D. Không biến thiên theo thời gian.
Câu 5: Sóng nào sau đây không phải sóng điện từ?
A. Ánh sáng phát ra từ ngọn nến đang cháy.	B. Sóng của đài phát thanh (sóng radio).
C. Sóng của đài truyền hình (sóng ti vi).	D. Sóng điện thoại.
Câu 6: Sóng được đài phát có công suất lớn có thể truyền đi mọi điểm trên mặt đất là
A. sóng trung.	B. sóng cực ngắn.	C. sóng ngắn.	D. sóng dài.
Câu 7: Nguyên tắc của mạch chọn sóng trong máy thu thanh dựa trên hiện tượng
A. Tách sóng.	B. Giao thoa sóng.	C. Cộng hưởng điện.	D. Sóng dừng.
Câu 8: Sóng điện từ và sóng cơ học không có chung tính chất nào dưới đây?
A.  Phản xạ.	B. Truyền được trong chân không.
C. Khúc xạ.	D.  Mang năng lượng.
Câu 9: Sóng điện từ được áp dụng trong thông tin ℓiên ℓạc dưới nước thuộc ℓoại
A. Sóng dài.	B. Sóng ngắn.	C. Sóng trung.	D. Sóng cực ngắn.
Câu 10: Khi cho một dòng điện xoay chiều chạy qua một dây dẫn thẳng thì xung quanh dây dẫn này sẽ
A. Có điện trường.	B. Có từ trường.	C. Có điện từ trường.	D. Không có gì.
Câu 11: Tần số của mạch dao động là 
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 12: Sơ đồ khối của máy phát thanh bao gồm
A. Micro, dao động cao tần, biến điệu, khuếch đại cao tần, ăngten phát.
B. Micro, dao động cao tần, tách sóng, khuếch đại âm tần, ăngten phát.
C. Micro,dao động cao tần, chọn sóng, khuếch đại cao tần, ăngten phát.
D. Micro, chọn sóng, tách sóng, khuếch đại âm tần, ăngten phát.
Câu 13: Trong các ℓoại sóng vô tuyến thì
A. Sóng dài truyền kém trong nước.	B. Sóng ngắn bị tầng điện ℓi phản xạ.
C. Sóng trung truyền tốt vào ban ngày.	D. Sóng cực ngắn phản xạ ở tầng điện ℓi.
Câu 14: Chu kì của mạch dao động là 
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 15: Sơ đồ của hệ thống thu thanh gồm:
A. Anten thu, biến điệu, chọn sóng, tách sóng, ℓoa.
B. Anten thu, chọn sóng, tách sóng, khuếch đại âm tần, ℓoa.
C. Anten thu, chọn sóng, khuếch đại cao tần, ℓoa.
D. Anten thu, máy phát dao động cao tần, tách sóng, ℓoa.
Câu 16: Sóng điện từ
A. Là sóng dọc hoặc sóng ngang.
B. Là điện từ trường ℓan truyền trong không gian.
C. Có thành phần điện trường và thành phần từ trường tại một điểm dao động cùng phương.
D. Không truyền được trong chân không.
Câu 17: Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh dùng vô tuyến không có bộ phận nào dưới đây?
A. Mạch tách sóng.	B. Mạch khuyếch đại.	C. Mạch biến điệu.	D. Anten.
Câu 18: Sắp xếp các sóng điện từ sau theo chiều giảm của bước sóng 
A. Sóng vô tuyến, ánh sáng, tia tử ngoại, tia X.
B. Sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X.
C. Ánh sáng, tia tử ngoại, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến.
D. Tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến.
Câu 19: Công thức xác định bước sóng của sóng điện từ là 
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 20: Trong mạch dao động điện từ LC, điện tích của tụ điện biến thiên điều hoà với chu kỳ T. Năng lượng điện trường ở tụ điện
A. Biến thiên điều hoà với chu kỳ 2T.	B. Không biến thiên điều hoà theo thời gian.
C. Biến thiên điều hoà với chu kỳ T/2.	D. Biến thiên điều hoà với chu kỳ T.
Câu 21: Trong máy thu vô tuyến không có thiết bị nào sau đây 
A. Loa.	B. Mạch tách sóng.	C. Mạch khuếch đại.	D. Micro.
Câu 22: Mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 1 mH và tụ điện có điện dung 0,1 mF. Dao động điện từ riêng của mạch có chu kì 
A. 2.09.10-5 s.	B. 0,318.10-5 s.	C. 6,28.10- 5 s.	D. 1,57.10- 5 s.
Câu 23: Một mạch dao động điện từ gồm tụ điện 2.10 - 6 (F) và cuộn thuần cảm 4,5.10 - 6 (H). Chu kỳ dao động điện từ của mạch là
A. 1,885.10- 5 s.	B. 2,09.10- 6 s.	C. 5,4.104 s.	D. 9,425.10- 5 s.
Câu 24: Một mạch dao động gồm một cuộn cảm có độ tự cảm L = 1 mH và một tụ điện có điện dung C = 0,1 mF. Chu kì của mạch có giá trị nào sau đây?
A. 6,28.10- 5 s.	B. 3,125.10- 5 s.	C. 6,28.10- 4 s.	D. 3,125.10- 4 s.
Câu 25: Một mạch dao động điện từ LC lí tưởng đang thực hiện dao động điện từ tự do. Điện tích cực đại trên một bản tụ là 2.10 – 6 C, cường độ dòng điện cực đại trong mạch là 0,1π A. Chu kì dao động điện từ trong mạch bằng
A. (1/3).10-6 s	B. (1/3).10 – 3 s	C. 4.10-7 s	D. 4.10-5 s
Câu 26: Một mạch LC ℓí tưởng gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 1/π (mH) và một tụ có điện dung C = 16/π (nF). Sau khi kích thích cho mạch dao động, chu kì dao động của mạch ℓà
A. 8.10- 4 s	B. 8.10- 6 s	C. 4.10- 6 s	D. 4.10- 4 s
Câu 27: Một mạch dao động LC ℓí tưởng gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 2 mH và một tụ điện có điện dung C = 8 μF. Lấy π2 = 10. Sau khi kích thích cho mạch dao động chu kì dao động của mạch ℓà:
A. 4.10- 4 s	B. 4π.10-5 s	C. 8.10- 4 s	D. 8π.10-5 s
Câu 28: Một mạch dao động điện từ LC ℓí tưởng đang thực hiện dao động điện từ tự do. Điện tích cực đại trên một bản tụ ℓà 10- 6 C, cường độ dòng điện cực đại trong mạch ℓà π mA. Chu kì dao động điện từ tự do trong mạch bằng
A. s	B. s	C. 2.10-3 s.	D. 4.10-5 s.
Câu 29: Một mạch LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 8,1 mH và một tụ điện có điện dung C là 25 μF. Chu kì dao động riêng của mạch là 
A. 0,9π ms	B. 0,9π s	C. 1,26π ms	D. 0,09π ms
Câu 30: Một mạch LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 8,1 mH và một tụ điện có điện dung C là 49 μF. Chu kì dao động riêng của mạch là 
A. 1,26π ms	B. 4,18π ms	C. 4,5π ms	D. 0,09π ms
Câu 31: Mạch dao động có L = 10 mH và có C = 100 pH. Lúc mạch dao động thì hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ ℓà 50 V. Biết rằng mạch không bị mất mát năng ℓượng. Cường độ dòng điện cực đại ℓà
A. 5 mA	B. 10 mA	C. 2 mA	D. 20 mA
Câu 32: Mạch dao động LC có L = 10- 4 H, C = 25 pF đang dao động với cường độ dòng điện cực đại ℓà 40 mA. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản cực của tụ điện ℓà
A. 80 V	B. 40 V	C. 50 V	D. 100 V
Câu 33: Cho mạch dao động LC ℓí tưởng đang dao động tự do với cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức i = 0,5sin(2.106t - π/4) (A). Giá trị điện tích ℓớn nhất trên bản tụ điện ℓà
A. 0,25 μC	B. 0,5 μC	C. 1 μC	D. 2 μC
Câu 34: Mạch dao động điện từ điều hòa LC gồm tụ điện C = 30 nF và cuộn cảm L = 25 mH. Nạp điện cho tụ điện đến hiệu điện thế 4,8 V rồi cho tụ phóng điện qua cuộn cảm, cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 
A. 3,72 mA	B. 4,28 mA	C. 5,20 mA	D. 6,34 mA
Câu 35: Một mạch dao động điện tử có L = 5 mH; C = 31,8 μF, hiệu điện thế cực đại trên tụ là 8 V. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch có giá trị
A. 5,5 mA.	B. 0,64 mA.	C. 0,64 A.	D. 0,25 A
Câu 36: Mạch dao động LC gồm tụ C = 5 μF, cuộn dây có L = 0,5 mH. Điện tích cực đại trên tụ là 2.10-5 C. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là
A. 0,4 A.	B. 4 A	C. 8 A	D. 0,8 A.
Câu 37: Một mạch dao động LC có cuộn thuần cảm có độ tự cảm L = 400 mH và tụ điện có điện dung C = 40 μF. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là 50 V. Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua mạch bằng
A. 0,25 A.	B. 1 A	C. 0,5 A	D. 0,5A.
Câu 38: Mạch dao động gồm tụ điện C và cuộn cảm . Cho π2 = 10. Điện dung của tụ là 1nF. Tần số dao động riêng của mạch là 
A. 10 MHz.	B. 5 MHz.	C. 2 MHz.	D. 4 MHz.
Câu 39: Một cuộn dây có điện trở không đáng kể mắc với một tụ điện có điện dung 5 μF thành một mạch dao động. Để tần số riêng của mạch dao động ℓà 20 kHz thì hệ số tự cảm của cuộn dây phải có giá trị:
A. 4,5 μH	B. 6,3 μH	C. 8,6 μH	D. 12,5 μH
Câu 40: Một mạch LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 2/π H và một tụ điện có điện dung C. Tần số dao động riêng của mạch ℓà 5 kHz. Giá trị của điện dung ℓà:
A. C = pF	B. C = pF	C. C = nF	D. C = pH
Câu 41: Mạch dao động LC có cường độ dòng điện cực đại I0 = 20 mA, điện tích cực đại của tụ điện ℓà Q0 = 5.10-6 C. Tần số dao động trong mạch ℓà
A. kHz	B. kHz	C. kHz	D. kHz
Câu 42: Mạch dao động LC có điện tích trong mạch biến thiên theo phương trình q = 4cos(2π.104 t) (μC). Tần số dao động của mạch là
A. 10 Hz.	B. 10 kHz.	C. 2π Hz.	D. 2π kHz.
Câu 43: Trong mạch thu sóng vô tuyến người ta điều chỉnh điện dung của tụ C = 1/4000p (F) và độ tự cảm của cuộn dây L = 1,6/p (H). Khi đó sóng thu được có tần số bao nhiêu ? Lấy p2 = 10.
A. 100 Hz.	B. 25 Hz.	C. 50 Hz.	D. 200 Hz.
Câu 44: Trong mạch dao động LC, điện trở thuần của mạch không đáng kể, đang có một dao động điện từ tự do. Điện tích cực đại của tụ điện là và dòng điện cực đại qua cuộn dây là 10 A. Tần số dao động riêng của mạch
A. 1,6 MHz.	B. 16 MHz.	C. 16 kHz .	D. 1,6 kHz .
Câu 45: Một mạch dao động gồm một cuộn dây có hệ số tự cảm L = 10-6 (H) và một tụ điện có điện dung 6,25.10-10 (F). Lấy π = 3,14. Tần số của mạch dao động này bằng
A. 2 MHz.	B. 6,4 MHz.	C. 2,5 MHz.	D. 41 MHz.
Câu 46: Một mạch dao động gồm một cuộn dây có hệ số tự cảm L = 10- 6 (H) và một tụ điện có điện dung 10-8 (F). Lấy π = 3,14. Tần số của mạch dao động này bằng
A. 2 MHz.	B. 1,6 MHz.	C. 2,5 MHz.	D. 41 MHz.
Câu 47: Mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 1 mH và tụ điện có điiện dung 0,1 mF. Dao động điện từ riêng của mạch có tần số góc
A. 3.105 rad/s.	B. 2.105 rad/s.	C. 105 rad/s.	D. 4.105 rad/s.
Câu 48: Mạch dao động LC của một máy phát dao động điều hòa L = 2.10 - 4 H và C = 2.10 - 6 μF. Bước sóng của sóng điện từ bức xạ ra ℓà:
A. 37,7 m	B. 12,56 m	C. 6,28 m	D. 628 m
Câu 49: Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến điện gồm một cuộn thuần cảm có độ tự cảm L = 10 μH và một tụ điện có điện dung C = 10pF. Mạch này thu được sóng điện từ có bước sóng ℓà l ℓà:
A. 1,885m	B. 18,85m	C. 1885m	D. 3m
Câu 50: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm một cuộn thuần cảm có độ tự cảm L = 30 μHvà một tụ điện có điện dung C = 4,8 pF. Mạch này có thể thu được sóng điện từ có bước sóng là
A. 22,6 m.	B. 2,26 m.	C. 226 m.	D. 2260 m.
Câu 51: Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến điện gồm tụ điện C = 1 nF và cuộn cảm L = 100 μH. Lấy . Bước sóng điện từ mà mạch thu được là:
A. 300 m.	B. 600 m.	C. 300 km.	D. 1000 m.
Câu 52: Mạch dao động bắt tín hiệu của một máy thu vô tuyến điện gồm L = 2 μH và C = 1800 pF. Nó có thể thu được sóng vô tuyến điện với bước sóng bằng bao nhiêu?
A. 100 m.	B. 50 m.	C. 113 m.	D. 113 mm.
Câu 53: Một mạch chọn sóng gồm cuộn cảm có độ tự cảm 4 μH và một tụ điện có điện dung 360 pF. Lấy = 10. Dải sóng vô tuyến thu được với mạch trên có bước sóng 
A. 720m	B. 72m	C. 192m	D. 19,2m
Câu 54: Một mạch chọn sóng gồm cuộn cảm có độ tự cảm 4 μH và một tụ điện có điện dung 10 pF. Lấy = 10. Dải sóng vô tuyến thu được với mạch trên có bước sóng:
A. 120 m	B. 12 m	C. 48 m	D. 4,8 m
Câu 55: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm một tụ điện có điện dung 1 µF và cuộn cảm có độ tự cảm 25 mH. Mạch dao động trên có thể bắt được sóng vô tuyến thuộc dải
A. Sóng trung	B. Sóng dài	C. Sóng cực ngắn	D. Sóng ngắn
Chương V: SÓNG ÁNH SÁNG
Câu 1: Tính chất nổi bật nhất của tia hồng ngoại là:
A. Tác dụng nhiệt.	B. Bị nước và thuỷ tinh hấp thụ mạnh.
C. Gây ra hiện tượng quang điện ngoài.	D. Tác dụng lên kính ảnh hồng ngoại.
Câu 2: Chọn câu đúng.
A. Quang phổ liên tục của một vật phụ thuộc vào bản chất của vật nóng sáng.
B. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng.
C. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng.
D. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng.
Câu 3: Hiện tượng giao thoa sóng ánh sáng chỉ quan sát được khi hai nguồn ánh sáng ℓà hai nguồn:
A. Đơn sắc.	B. Cùng màu sắc.	C. Kết hợp.	D. Cùng cường độ sáng.
Câu 4: Chọn câu đúng
A. Tia X do các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra.
B. Tia X có thể phát ra từ các đèn điện.
C. Tia X là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại.
D. Tia X có thể xuyên qua tất cả mọi vật.
Câu 5: Quang phổ liên tục được ứng dụng để
A. Đo cường độ ánh sáng.	B. Xác định thành phần cấu tạo của các vật.
C. Đo áp suất.	D. Đo nhiệt độ.
Câu 6: Công thức để xác định vị trí vân sáng trên màn trong hiện tượng giao thoa:
A. x = 2k 	B. x = (k +1)	C. x = k 	D. x = k 
Câu 7: Kết luận nào sau đây là sai. Với tia tử ngoại:
A. Truyền được trong chân không.	B. Có khả năng làm ion hoá chất khí.
C. Không bị nước và thuỷ tinh hấp thụ.	D. Có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tím.
Câu 8: Chọn câu sai khi nói về tính chất và ứng dụng của các loại quang phổ
A. Dựa vào quang phổ vạch hấp thụ và vạch phát xạ ta biết được thành phần cấu tạo nguồn sáng.
B. Mỗi nguyên tố hoá học được đặc trưng bởi một quang phổ vạch phát xạ và một quang phổ vạch hấp thụ.
C. Dựa vào quang phổ liên tục ta biết được nhiệt độ nguồn sáng.
D. Dựa vào quang phổ liên tục ta biết được thành phần cấu tạo nguồn sáng.
Câu 9: Ứng dụng của hiện tượng giao thoa ánh sáng để đo:
A. Vận tốc của ánh sáng.	B. Bước sóng của ánh sáng.
C. Chiết suất của một môi trường.	D. Tần số ánh sáng.
Câu 10: Công thức để xác định vị trí vân tối trên màn trong hiện tượng giao thoa:
A. x = 2k 	B. x = (k +1)	C. x = (2k + 1) 	D. x = k 
Câu 11: Chọn phát biểu sai về tia hồng ngoại?
A. Tia hồng ngoại bị hơi nước hấp thụ.
B. Bước sóng của tia hồng ngoại lớn hơn 0,75 μm.
C. Tia hồng ngoại làm phát quang một số chất.
D. Tác dụng nhiệt là tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại.
Câu 12: Quang phổ vạch phát xạ là một quang phổ gồm 
A. Một số vạch màu riêng biệt cách nhau bằng những khoảng tối (thứ tự các vạch được xếp theo chiều từ đỏ đến tím).
B. Một vạch màu nằm trên nền tối.
C. Các vạch từ đỏ tới tím cách nhau những khoảng tối.
D. Các vạch tối nằm trên nền quang phổ liên tục.
Câu 13: Trong các thí nghiệm sau đây, thí nghiệm nào có thể sử dụng để thực hiện việc đo bước sóng ánh sáng?
A. Thí nghiệm giao thoa với khe Y-âng.	B. Thí nghiệm về tán sắc ánh sáng.
C. Thí nghiệm tán sắc ánh sáng của Niu-tơn.	D. Thí nghiệm tổng hợp ánh sáng trắng.
Câu 14: Bức xạ tử ngoại là bức xạ điện từ
A. Có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia X.
B. Có tần số thấp hơn so với bức xạ hồng ngoại.
C. Có tần số lớn hơn so với ánh sáng nhìn thấy.
D. Có bước sóng lớn hơn bước sóng của bức xạ tím.
Câu 15: Công thức để xác định khoảng vân trên màn trong hiện tượng giao thoa:
A. i = k 	B. i = 	C. i = (2k + 1) 	D. i = 
Câu 16: Một tia sáng đi qua lăng kính, ló ra chỉ một màu duy nhất không phải màu trắng thì đó là:
A. Ánh sáng đã bị tán sắc.	B. Ánh sáng trắng.
C. Ánh sáng đa sắc.	D. Ánh sáng đơn sắc.
Câu 17: Quang phổ liên tục của một nguồn sáng J
A. Phụ thuộc vào cả thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng J.
B. Không phụ thuộc vào cả thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng J.
C. Không phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng J, mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng đó.
D. Không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng J, mà chỉ phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng đó.
Câu 18: Tính chất nào sau đây không phải của tia X:
A. Tính đâm xuyên mạnh.	B. Xuyên qua các tấm chì dày cỡ cm.
C. Iôn hóa không khí.	D. Gây ra hiện tượng quang điện.
Câu 19: Cho các loại ánh sáng sau: Những ánh sáng nào không bị tán sắc khi qua lăng kính? 
I. Ánh sáng trắng.	II. Ánh sáng đỏ.	III. Ánh sáng vàng.	IV. Ánh sáng tím.
A. II, III, IV.	B. I, II, III.	C. I, II, III, IV.	D. I, II, IV.
Câu 20: Tia hồng ngoại và tia Rơn-ghen đều có bản chất là sóng điện từ, có bước sóng dài ngắn khác nhau nên 
A. Chúng bị lệch khác nhau trong từ trường đều.
B. Có khả năng đâm xuyên khác nhau.
C. Chúng bị lệch khác nhau trong điện trường đều.
D. Chúng đều được sử dụng trong y tế để chụp X-quang (chụp điện).
Câu 21: Chọn câu sai khi nói về tia hồng ngoại
A. Cơ thể người có thể phát ra tia hồng ngoại.
B. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng đỏ.
C. Tia hồng ngoại có màu hồng.
D. Tia hồng ngoại được dùng để sấy khô một số nông sản.
Câu 22: Khi sóng ánh sáng truyền từ một môi trường này sang một môi trường khác thì:
A. Cả tần số lẫn bước sóng đều thay đổi.	B. Tần số không đổi, nhưng bước sóng thay đổi.
C. Bước sóng không đổi nhưng tần số thay đổi	D. Cả tần số lẫn bước sóng đều thay không đổi.
Câu 23: Tính chất nào sau đây là tính chất chung của tia hồng ngoại và tia tử ngoại
A. Làm ion hóa không khí.	B. Có tác dụng chữa bệnh còi xương.
C. Làm phát quang một số chất.	D. Có tác dụng lên kính ảnh hồng ngoại.
Câu 24: Điều nào sau đây là sai khi nói về quang phổ liên tục ?
A. Quang phổ liên tục do các vật rắn, lỏng hoặc khí có khối lượng riêng lớn khi bị nung nóng phát ra.
B. Quang phổ liên tục là những vạch màu riêng biệt hiện trên một nền tối.
C. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.
D. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng.
Câu 25: Tia Rơng-hen có
A. Cùng bản chất với sóng âm.
B. Bước sóng lớn hơn bước sóng của tia hồng ngoại.
C. Cùng bản chất với sóng vô tuyến.
D. Điện tích âm.
Câu 26: Một nguồn sáng S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5 μm đến khe Y-âng S1S2 = a = 0,5 mm. Mặt phẳng chứa S1S2 cách màn khoảng D = 1 m. Tính khoảng vân.
A. 0,5 mm	B. 0,1 mm	C. 2 mm	D. 1 mm
Câu 27: Một nguồn sáng S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng bước sóng λ = 0,5 μm đến khe Yâng. S1S2 = a = 0,5 mm. Mặt phẳng chứa S1S2 cách màn khoảng D = 1 m. Tính khoảng vân.
A. 0,5mm	B. 0,1mm	C. 2mm	D. 1mm
Câu 28: Một nguồn S phát sáng đơn sắc có bước sóng 0,5μm đến hai khe Y-âng S1S2 với S1S2 = 0,5 mm. Mặt phẳng chứa S1S2 cách màn một khoảng D = 1 m. Khoảng vân là:
A. 0,5 mm.	B. 1 mm.	C. 2 mm.	D. 0,1 mm
Câu 29: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe sáng a = 0,3 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn D = 1 m. Khoảng vân đo được i = 2 mm. Bước sóng ánh sáng trên là:
A. λ = 0,5 μm	B. λ = 0,4 μm	C. λ = 0,7 μm	D. λ = 0,6 μm
Câu 30: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng. Biết khoảng cách giữa hai khe là 0,8 mm, khoảng cách giữa hai khe và màn là 1,6 m, khoảng vân i là 1,2 mm. Ánh sáng thí nghiệm có bước sóng :
A. 700 nm	B. 750 nm	C. 600 nm	D. 650 nm
Câu 31: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 2m. Trong hệ vân trên màn, vân sáng bậc 3 cách vân trung tâm 2,4 mm. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là
A. 0,5 mm.	B. 0,7 mm.	C. 0,4 mm.	D. 0,6 mm.
Câu 32: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng vàng bằng thí nghiệm Yâng, khoảng cách giữa hai khe sáng a = 0,3 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn D = 1 m. Khoảng vân đo được i = 2 mm. Bước sóng ánh sáng trên là:
A. λ = 0,5 μm	B. λ = 0,4 μm	C. λ = 0,7 μm	D. λ = 0,6 μm
Câu 33: Trong thí nghiệm với khe Y-âng có a = 1 mm, D = 2 m. Người ta đo được khoảng vân là 2mm. Tính bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm
A. λ = 0,5 μm	B. λ = 0,4 μm	C. λ = 0,7 μm	D. λ = 0,6 μm
Câu 34: Hai khe Y- âng cách nhau a = 1 mm, khoảng cách giữa hai khe đến màn là D = 3 m. Khoảng cách giữa ba vân sáng liên tiếp là 3 mm. Bước sóng của ánh sáng là:
A. 0,4 μm	B. 0,5 μm	C. 0,55 μm	D. 0,45 μm
Câu 35: Một nguồn sáng S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,6 μm đến khe Y-âng. Khoảng cách giữa hai khe hẹp S1S2 là a = 0,5 mm. Mặt phẳng chứa S1S2 cách màn D = 1 m. Vị trí vân sáng tối bậc hai trên màn là?
A. x = ± 1,8 mm	B. x = ± 1,2 mm	C. x = ± 2,4 mm	D. x = ± 3 mm
Câu 36: Trong thí nghiệm giao thoa sóng ánh sáng với khoảng cách giữa hai khe là a = 2 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe tới màn là D = 2 m. Hai khe được chiếu sáng bởi ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5 μm. Vị trí vân sáng bậc hai trên màn là?
A. x = ±1 mm	B. x = ±1, 5 mm	C. x =

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_CUONG_ON_TAP_MON_VAT_LI_12_HK2.doc