Đề kiểm tra bài số 1 khối 12 môn: Vật lý thời gian làm bài: 45 phút

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1235Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra bài số 1 khối 12 môn: Vật lý thời gian làm bài: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra bài số 1 khối 12 môn: Vật lý thời gian làm bài: 45 phút
TRƯỜNG THPT SỐ 3 TP LÀO CAI
Tổ: Vật lí – Tin học – Công nghệ
ĐỀ KIỂM TRA BÀI SỐ 1 KHỐI 12
Môn: Vật lý
Thời gian làm bài: 45 phút;
Mã đề thi 061
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh (Lớp):.....................................................................
Phần 1. Trắc nghiệm (Gồm 8 câu; mỗi câu: 0,25 điểm). Học sinh ghi đáp án vào tờ giấy bài làm
Câu 1. Gia tốc của vật dao động điều hòa bằng 0 khi
	A. vật ở vị trí có li độ cực đại.	B. vật ở vị trí biên âm.
	C. vật ở vị trí có li độ bằng không.	D. vật ở vị trí có pha dao động cực đại.
Câu 2. Li độ và gia tốc của một vật dao động điều hòa luôn biến thiên điều hòa cùng tần số và
	A. lệch pha với nhau .	B. lệch pha với nhau .
	C. ngược pha với nhau.	D. cùng pha với nhau.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với con lắc lò xo đặt nằm ngang, chuyển động không ma sát?
	A. Chuyển động của vật là chuyển động thẳng.	
	B. Chuyển động của vật là một dao động điều hòa.
	C. Chuyển động của vật là chuyển động biến đổi đều.
	D. Chuyển động của vật là chuyển động tuần hoàn.
Câu 4. Chu kỳ dao động điều hòa của con lắc lò xo không phụ thuộc vào
	A. khối lượng của con lắc.	B. biên độ dao động.
	C. độ cứng của lò xo.	 	D. tần số dao động.
Câu 5. Trong thí nghiệm về giao thoa của hai sóng cơ học từ hai nguồn đồng bộ, một điểm có biên độ cực tiểu khi
	A. hiệu đường đi từ hai nguồn đến điểm đó bằng số nguyên lần bước sóng.
	B. hiệu đường đi từ hai nguồn đến điểm đó bằng số nguyên lần nửa bước sóng.
	C. hai sóng tới điểm đó cùng pha nhau.
	D. hai sóng tới điểm đó ngược pha nhau.
Câu 6. Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng bao nhiêu?
	A. Bằng hai lần bước sóng.	B. Bằng một bước sóng.
	C. Bằng một nửa bước sóng.	D. Bằng một phần tư bước sóng.
Câu 7. Sóng cơ lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai người bình thường có thể cảm thụ được sóng cơ nào sau đây?
	A. sóng cơ có tần số 10 Hz. 	B. sóng cơ có tần số 30 kHz.
	C. sóng cơ có chu kỳ 2 μs.	D. sóng cơ có chu kỳ 2 ms.
Câu 8. Một sóng âm truyền từ không khí vào nước thì
	A. tần số và bước sóng đều thay đổi.
	B. tần số thay đổi, còn bước sóng không thay đổi.
	C. tần số không thay đổi, còn bước sóng thay đổi.
	D. tần số và bước sóng đều không thay đổi.
Phần 2. Tự luận(8 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
	a. Viết phương trình vận tốc của dao động điều hòa? So sánh vận tốc với li độ về tần số và pha dao động?
	b. Vận dụng: Cho phương trình của một dao động điều hòa là: ; t đo bằng giây. Hãy viết phương trình vận tốc?
Câu 2. (2 điểm)
Nêu các đặc trưng của sóng cơ? Nêu các cách nhận biết về bước sóng của sóng cơ?
Câu 3. (2điểm) 
	Quan sát sóng dừng trên dây AB = 2,4 m có 2 đầu cố định ta thấy có 7 điểm đứng yên, kể cả 2 điểm ở hai đầu A và B. Biết tần số sóng là 25HZ. 
Tính bước sóng trên dây?
Tính tốc độ truyền sóng trên dây?
Câu 4. (2 điểm) Chỉ dành cho học sinh các lớp 12A1; 12A2; 12A3; 12A4; 12A6; 12A7.
Một con lắc lò xo có thể dao động không ma sát theo phương ngang. Chiều dài tự nhiên của lò xo là 20cm; độ cứng là 100N/m; khối lượng quả nặng là 100gram. Từ vị trí cân bằng kéo quả nặng làm lò xo giãn một đoạn 5cm rồi thả nhẹ. 
Viết phương trình dao động của con lắc, chọn gốc thời gian là lúc thả vật. Chọn gốc O trùng vị trí cân bằng, chiều Ox là chiều dãn của lò xo.
 Tìm chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo trong quá trình dao động.
Câu 5. (2điểm) Chỉ dành cho học sinh các lớp 12A5
Một con lắc lò xo có thể dao động không ma sát theo phương thẳng đứng. Chiều dài tự nhiên của lò xo là 20cm; độ cứng là 40N/m; khối lượng quả nặng là 40gram. Từ vị trí cân bằng kéo quả nặng làm lò xo dãn một đoạn 4cm rồi thả nhẹ. Bỏ qua mọi ma sát.
Tìm độ dài cực đại và cực tiểu của lò xo trong quá trình dao động.
Viết phương trình dao động của con lắc, chọn gốc thời gian là lúc thả vật. Chọn gốc O trùng vị trí cân bằng, chiều Ox là chiều dãn của lò xo.
Tìm lực đàn hồi cực đại. Lực đàn hồi cực tiểu trong quá trình dao động.
Tìm cơ năng của con lắc. Ở vị trí nào động năng bằng thế năng?
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_lan_1.doc