Đề ôn tập Hóa học vô cơ - Đề 3 (Kèm đáp án)

docx 2 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 149Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập Hóa học vô cơ - Đề 3 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn tập Hóa học vô cơ - Đề 3 (Kèm đáp án)
ÔN TẬP HÓA VÔ CƠ 3 (trích đề thi thử THPT QG 2016)
Câu 1: Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch muối trung hoà có nồng độ 27,21%. Kim loại M là
A. Mg.	B. Cu.	C. Fe.	D. Zn.
Câu 2: Khử hoàn toàn hỗn hợp gồm m gam FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được 33,6 gam chất rắn. Dẫn hỗn hợp khí sau phản ứng vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 80gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 34,88.	B. 36,16.	C. 46,4.	D. 59,2
Câu 3: Cho dãy các chất: FeO, Fe3O4, Al2O3, HCl, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hoá bởi dung dịch H2SO4 đặc, nóng là
A. 2.	B. 5.	C. 3.	D. 4.
Câu 4: Cho x mol hỗn hợp hai kim loại M và N tan hết trong dung dịch chứa y mol HNO3, tỉ lệ x : y = 8 : 25. Kết thúc phản ứng thu được khí Z và dung dịch chỉ chứa các ion M2+, N3+, NO3-, trong đó số mol ion NO3- gấp 2,5 lần tổng số mol 2 ion kim loại. Khí Z là
A. NO.	B. NO2	C. N2.	D. N2O.
Câu 5: Phản ứng: Al + HNO3 ® Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O. Tổng hệ số các chất (là số nguyên tối giản) sau khi phản ứng được cân bằng là
A. 58.	B. 86. 	C. 64.	D. 32.
Câu 6: Cho 8,8 gam một hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm thổ ở hai chu kì liên tiếp tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là
A. Ca và Sr.	 B. Be và Mg.	 C. Mg và Ca.	 D. Sr và Ba.
Câu 7: Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là:
	A. 5,8 gam	B. 6,5 gam	C. 4,2 gam	D. 6,3 gam
Câu 8: Cho m gam hỗn hợp X chứa Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 320 ml dung dịch KHSO4 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa muối và 0,896 lít khí NO (duy nhất, đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được 59,04 gam chất rắn. Mặt khác, cho NaOH dư vào Y thì thấy có 0,44 mol NaOH phản ứng. % khối lượng của Fe trong X gần nhất với:
A. 4,2%	B. 2,5%	C. 6,3%	D. 2,8%
Câu 9: Cho 14 gam Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 2,5 M và HNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Thêm dung dịch NaNO3 dư vào X được dung dịch Y. Cho bột Cu vào Y thì số mol Cu bị hòa tan tối đa là: (biết sản phẩm khử của NO3- chỉ có NO duy nhất)
A. 0,1 mol	B. 0,05 mol	C. 0,2 mol	D. 0,15 mol
Câu 10: Đốt 6,43 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe trong khí clo thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y vào nước dư thu được dung dịch Z và 0,6 gam kim loại. Dung dịch Z tác dụng tối đa với 0,078 mol KMnO4 trong dung dịch H2SO4. Nếu cho Z tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được kết tủa có khối lượng là:
A. 44,485 gam	B. 53,125 gam	C. 8,64 gam	D. 64,605 gam
Câu 11: Cho 20 gam hỗn hợp A gồm FeCO3, Fe, Cu, Al tác dụng với 60 ml dung dịch NaOH 2M thu được 2,688 lít khí (đktc) hiđro. Sau khi kết thúc phản ứng cho tiếp 740 ml dung dịch HCl 1M và đun nóng đến khi hỗn hợp khí B ngừng thoát ra. Lọc và tách cặn rắn C chỉ chứa kim loại. Cho B hấp thụ từ từ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 10 gam kết tủa. Cho C tác dụng hết với axit HNO3 đặc, nóng, dư, thu được dung dịch D và 1,12 lít một chất khí (đktc) duy nhất. Cô cạn D rồi nhiệt phân muối khan đến khối lượng không đổi được m gam sản phẩm rắn. giá trị gần nhất của m là?
A. 1,51 gam	B. 1,61 gam	C. 1,41 gam	D. 1,31 gam
Câu 12: Nung một hỗn hợp gồm (NH4)2CO3 và Cu(OH)2 trong bình kín không có không khí đến các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X , hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Cho toàn bộ Y vào dd Ca(OH)2 dư thu được 4 gam kết tủa, khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 3,34 gam so với ban đầu. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 70 ml	B. 540 ml	C. 500 ml	D. 60ml
Câu 13: Cho 4 lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z, T chứa các chất khác nhau trong số 4 chất: (NH4)2CO3, NaHCO3, NaNO3, NH4NO3. Thực hiện nhận biết bốn dung dịch trên bằng dung dịch Ba(OH)2 thu được kết quả sau:
Chất
X
Y
Z
T
Dung dịch Ba(OH)2
Kết tủa trắng
Khí mùi khai
Không hiện tượng
Kết tủa trắng,
khí mùi khai
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. T là dung dịch (NH4)2CO3	B. X là dung dịch NaNO3.
C. Z là dung dịch NH4NO3	D. Y là dung dịch NaHCO3
Câu 14: Các hình vẽ sau mô tả các cách thu khí thường được sử dụng khi điều chế và thu khí trong phòng thí nghiệm. Hình 3 có thể dùng để thu được những khí nào trong các khí sau: H2, C2H2 , NH3 , SO2 , HCl , N2.
A. H2, N2 , C2H2	B. N2, H2	C. HCl, SO2, NH3	D. H2 , N2, NH3
Câu 15: Cho 6,048 gam Mg phản ứng hết với 189 gam dung dịch HNO3 40% thu được dung dịch X (không chứa muối amoni) và hỗn hợp khí là oxit của nitơ. Thêm 392 gam dung dịch KOH 20% vào dung dịch X, rồi cô cạn và nung sản phẩm đến khối lượng không đổi thì thu được 118,06 gam hỗn hợp chất rắn. nồng độ % của Mg(NO3)2 trong X có giá trị gần nhất là.
A. 20%	B. 25%	C. 17,2%	D. 19,7%
Câu 16: Cho 8(g) bột Cu vào 200ml dung dịch AgNO3, sau 1 thời gian phản ứng lọc được dung dịch A và 9,52(g) chất rắn. Cho tiếp 8 (g) bột Pb vào dung dịch A, phản ứng xong lọc tách được dung dịch B chỉ chứa 1 muối duy nhất và 6,705(g) chất rắn. Nồng độ mol/l của AgNO3 ban đầu gần với giái trị nào sau đây nhất?
A. 0,24M.	B. 0,1M	C. 0,35M.	D. 0,20M.
Câu 17. Hòa tan hoàn toàn 1,28 gam Cu vào 12,6 gam dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch X (không có ion ). Cho X tác dụng hoàn toàn với 105 ml dung dịch KOH 1M, sau đó lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y. Cô cạn Y được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thu được 8,78 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của Cu(NO3)2 trong X gần với giá trị nào sau đây nhất?
A. 28,66%.	 B. 29,89%.	 C. 30,08%.	 D. 27,09%.
Câu 18: Trong tự nhiên đồng có hai đồng vị là và . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Thành phần % khối lượng của trong CuSO4 là 
A. 39,83% B. 11% C. 73% D. 28,83%.
Câu 19: Cho 18,4g hỗn hợp X gồm Cu, Cu2S, CuS, Fe, FeS, S tác dụng hết với HNO3 đặc nóng, dư thu được V lít khí NO2 (chất khí duy nhất thoát ra, sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dd Y. Cho Y tác dụng với dd BaCl2 dư thu được 46,6 gam kết tủa, còn khi cho Y tác dụng với dd NH3 thì thu được 10,7g kết tủa. Giá trị của V là:
A. 24,64 B. 11,2 C. 16,8 D. 38,08
Câu 20: Hòa tan hết 31,12 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4, FeCO3 vào dung dịch hỗn hợp chứa H2SO4 và KNO3. Sau phản ứng thu được 4,48 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm (CO2, NO, NO2, H2) có tỷ khối hơi so với H2 là 14,6 và dung dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa với tổng khối lượng là m gam. Cho BaCl2 dư vào Z thấy xuất hiện 140,965 gam kết tủa trắng. Mặt khác cho NaOH dư vào Z thì thấy có 1,085 mol NaOH phản ứng đồng thời xuất hiện 42,9 gam kết tủa và 0,56 lít khí (đktc) thoát ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cho các nhận định sau : 
(a). Giá trị của m là 82,285 gam. 
(b). Số mol của KNO3 trong dung dịch ban đầu là 0,225 mol. 
(c). Phần trăm khối lượng FeCO3 trong X là 18,638%. 
(d). Số mol của Fe3O4 trong X là 0,05 mol. 
(e). Số mol Mg có trong X là 0,15 mol. Tổng số nhận định không đúng là :
A. 1	B. 3	C. 4	D. 2

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_hoa_hoc_vo_co_de_3_kem_dap_an.docx