Đề ôn tập Hóa học vô cơ - Đề 1 (Kèm đáp án)

docx 2 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 276Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập Hóa học vô cơ - Đề 1 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn tập Hóa học vô cơ - Đề 1 (Kèm đáp án)
ÔN TẬP HÓA VÔ CƠ 1 (trích đề thi thử THPT QG 2016)
CÂU 1. Cho 0,87 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu và Al vào bình đựng 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,32 gam chất rắn và có 448 ml khí (đktc) thoát ra. Thêm tiếp vào bình 0,425 gam NaNO3, khi các phản ứng kết thúc thì thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) tạo thành và khối lượng muối trong dung dịch là
	A. 0,224 lít và 3,750 gam. 	B. 0,112 lít và 3,865 gam. 
	C. 0,224 lít và 3,865 gam. 	D. 0,112 lít và 3,750 gam. 
CÂU 2. Cho hỗn hợp Na, Al, Fe, FeCO3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa rồi chia làm 2 phần. Phần 1 đem tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư. Phần 2 đem tác dụng với dung dịch HCl dư. Số phản ứng oxi hóa khử xảy ra là: 
	A. 8	B. 6	C. 5	D. 7
CÂU 3. Cho đồ phản ứng sau X + H2SO4 (đặc, nóng) Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Số chất X có thể thực hiện phản ứng trên là 
	A. 6	B. 5. 	C. 4. 	D. 7. 
CÂU 4. Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7 : 3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5. Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Giá trị của m là
	A. 40,5	B. 50,4. 	C. 33,6. 	D. 44,8. 
CÂU 5. Hỗn hợp bột X gồm BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3, CuO, MgCO3. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn A1. Cho A1 vào nước dư khuấy đều được dung dịch B chứa 2 chất tan và phần không tan C1. Cho khí CO dư qua bình chứa C1 nung nóng được hỗn hợp rắn E (Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn). E chứa tối đa: 
	A. 1 đơn chất và 2 hợp chất	B. 2 đơn chất và 1 hợp chất. 
	C. 2 đơn chất và 2 hợp chất. 	D. 3 đơn chất. 
CÂU 6. A là hh khí gồm SO2 và CO2 có tỉ khối hơi so với H2 là 27. Dẫn a mol hh khí A qua bình chứa 1 lít dd NaOH 1,5a M, sau phản ứng cô cạn dd được m gam muối khan. Biểu thức liên hệ giữa m và a là: 
	A. m = 105a. 	B. m = 141a. 	C. m = 116a. 	D. m = 103,5a. 
CÂU 7. Cho 1,62 gam nhôm vào 100 ml dung dịch chứa CuSO4 0,6M và Fe2(SO4)3 xM. Kết thúc phản ứng thu được 4,4 gam chất rắn gồm 2 kim loại. Giá trị của X là
	A. 0,1. 	B. 0,25. 	C. 0,2. 	D. 0,15. 
CÂU 8. Đốt cháy hỗn hợp X gồm 3 kim loại Mg, Zn, Cu thu được 34,5 gam hỗn hợp rắn Y gồm các oxit kim loại. Để hòa tan hết hỗn hợp Y cần dùng vừa đủ dung dịch chứa 0,8 mol HCl. Khối lượng hỗn hợp X là
	A. 31,3g	B. 24,9g	C. 28,1g	D. 21,7g
CÂU 9. Cho 10,0 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Cu trong 10,0 gam hỗn hợp X là
	A. 1,6 gam.	B. 2,8 gam.	C. 5,6 gam.	D. 8,4 gam.
CÂU10: Cho khí CO dư đi qua 40 gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3 và MgO nung nóng, thu được m gam chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Dẫn từ từ toàn bộ khí Z vào 0,2 lít dung dịch gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 1M, thu được 29,55 gam kết tủa, lọc kết tủa rồi đun nóng dung dịch lại thấy có kết tủa xuất hiện. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
	A. 34,40.	B. 32,80.	C. 33,60.	D. 33,28.
CÂU 11: Hỗn hợp A gồm N2 và H2 theo tỷ lệ thể tích 1:3, tạo phản ứng giữa N2 và H2 sinh ra NH3. Sau phản ứng được hỗn hợp khí B có tỉ khối so với khí A là 10/6. Hiệu suất phản ứng là:
	A. 80%	B. 50%	C. 70%	D. 85%
CÂU 12: Hòa tan hoàn toàn 30,4 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng thu được 68,8 gam muối. Mặt khác, cũng hòa tan hoàn toàn hỗn hợp trên bằng dung dịch HCl loãng, dư thì khối lượng muối thu được là:
	A. 52,16	B. 54,08	C. 56,80	D. 62,14
CÂU 13: Cho 6,13 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ca và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 23,491% về khối lượng) tan hết vào nước thu được dung dịch Y và 1,456 lít H2 (đktc). Cho 1,6 lít dung dịch HCl 0,1M vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
	A. 1,56.	B. 2,34.	C. 3,12.	D. 3,9.
CÂU 14: Đốt cháy hoàn toàn m gam P bằng oxi rồi hòa tan hoàn toàn sản phẩm cháy vào dung dịch chứa 0,1 mol H2SO4 thu được dung dịch X. Cho 0,5 mol KOH vào X, sau khi các phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 943m/62 gam chất rắn. Giá trị của m là:
	A. 2,17	B. 2,48	C. 3,1	D. 3,72
CÂU 15: Hoà tan hết 13,52 gam hỗn hợp X gồm Fe, Al, Fe3O4 và Al2O3 bằng dung dịch chứa x mol H2SO4 và 0,5 mol HNO3 thu được dung dịch Y, hỗn hợp khí Z gồm 0,1 mol NO2 và 0,04 mol NO (không còn sản phẩm khử nào khác). Chia Y thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Phản ứng với dung dịch NaOH 1M đến khi khối lượng kết tủa không thay đổi nữa thì vừa hết V ml, thu được 7,49 gam một chất kết tủa.
- Phần 2: Phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 30,79 gam kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là:
	A. 420	B. 450	C. 400	D. 360
CÂU 16: Hòa tan hết hỗn hợp X gồm 5,6 gam Fe; 27 gam Fe(NO3)2 và m gam Al trong dung dịch HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 47,455 gam muối trung hòa và 2,352 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO, N2O. Tỉ khối của Z so với H2 là 16. Nếu cho Y phản ứng với KOH thì lượng KOH phản ứng tối đa là 0,82 mol. Giá trị của m là:
	A. 1,35.	B. 1,08.	C. 1,62.	D. 0,81.
CÂU 17: Ion SO42- (16S, 8O) có chứa số hạt proton và electron lần lượt là
A. 48 và 50.	B. 24 và 24.	C. 48 và 48.	D. 24 và 26.
CÂU 18: Một học sinh nghiên cứu dung dịch X và thu được kết quả như sau: Dung dịch X tác dụng được với dung dịch Ba(OH)2, sinh ra kết tủa trắng. Khi cho dung dịch X tác dụng với dung dịch HCl, sinh ra khí không làm mất màu dung dịch KMnO4. Dung dịch X tác dụng với dung dịch natri panmitat, sinh ra kết tủa. Dung dịch X là dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch NaHSO3.	B. Dung dịch NaHCO3.
C. Dung dịch Ca(HSO3)2.	D. Dung dịch Ca(HCO3)2.
CÂU 19: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X như sau:
Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây?
A. BaSO3 BaO + SO2. B. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2.
C. CaC2 + 2H2O Ca(OH)2 + C2H2.	D. NH4Cl NH3 + HCl.
CÂU 20: Hỗn hợp X gồm Na, Ca, Na2O và CaO. Hòa tan hoàn toàn 10,26 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 8,88 gam Ca(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 8,0.	B. 12,0.	C. 16,0.	D. 4,0.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_hoa_hoc_vo_co_de_1_kem_dap_an.docx