Đề ôn tập Hóa học - Chương 3: Cacbon – silic

docx 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 3151Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập Hóa học - Chương 3: Cacbon – silic", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn tập Hóa học - Chương 3: Cacbon – silic
 ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG 3: CACBON – SILIC
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Kim cương và than chì là các dạng:
 A- đồng hình của cacbon B- đồng vị của cacbon 
 C- thù hình của cacbon D- đồng phân của cacbon
Câu 2. Trong các phản ứng nào sau đây,phản ứng nào sai
 A- B- 
 B- D- 
Câu 3. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2(đkc)vào dd nước vôi trong có chứa 0,25 mol Ca(OH)2.Sản phẩm muối thu được sau phản ứng gồm: A- Chỉ có CaCO3 B- Chỉ có Ca(HCO3)2 
 C- Cả CaCO3 và Ca(HCO3)2 D- Không có cả 2 chất CaCO3 và Ca(HCO3)2
Câu 4. Khí CO2 điều chế trong phòng TN thường lẫn khí HCl.Để loại bỏ HCl ra khỏi hổn hợp,ta dùng
 A- Dung dịch NaHCO3 bão hoà B- Dung dịch Na2CO3 bão hoà 
 C- Dung dịch NaOH đặc D- Dung dịch H2SO4 đặc
Câu 5. Để phòng nhiễm độc CO,là khí không màu,không mùi,rất độc người ta dùng chất hấp thụ là
 A- đồng(II) oxit và mangan oxit B- đồng(II) oxit và magie oxit 
 C- đồng(II) oxit và than hoạt tính D- than hoạt tính
Câu 6. Silic phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?
	A. CuSO4, SiO2, H2SO4loãng B. F2, Mg, NaOH	C. HCl, Fe(NO3)3, H2SO4loãng D. Na2SiO3, Na3PO4, NaCl
Câu 7. Các bon và silic đều có tính chất nào sau đây giống nhau : 
	A. Đều phản ứng được với NaOH	B. Có tính khử và tính oxi hóa 
	C. Có tính khử mạnh 	D. Có tính oxi hóa mạnh 
Câu 8. Cho 3,45g hổn hợp muối natri cacbonat và kali cacbonat tác dụng hết với dd HCl thu được V lít CO2 (đkc) và 3,12g muối clorua.Giá trị của V là :
 A- 6,72 lít B- 3,36 lít C- 0,67 lít D- 0,672 lít
Câu 9. Hiện tượng xảy ra khi trộn dd Na2CO3 với dd FeCl3 là
 A- Xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu B- Có bọt khí thoát ra khỏi dd 
 C- Xuất hiện kết tủa màu lục nhạt D- A và B đúng
Câu 10. Khi cho dư khí CO2 vào ống nghiệm chứa nước và kết tủa canxi cacbonat, thì kết tủa sẽ tan. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là: 
	A. 5	B. 4	C. 6	D. 7
Câu 11. Có 3 muối dạng bột NaHCO3,Na2CO3 và CaCO3.Chọn hoá chất thích hợp để nhận biết mỗi chất
 A- Quỳ tím B- Phenolphtalein C- Nước và quỳ tím D- Axit HCl và quỳ tím
Câu 12. Thành phần chính của khí than ướt là
 A- B- 
 C- D- 
Câu 13. Cặp chất nào sau đây không tồn tại trong cùng một dd:
 A- B- 
 C- D- 
Câu 14. Khử 32g Fe2O3 bằng khí CO dư,sản phẩm khí thu được cho vào bình đựng nước vôi trong dư thu được a gam kết tủa.Giá trị của a là
 A- 60g B- 50g C- 40g D- 30g
Câu 15. Axit HCN (axit cianic) có khá nhiều ở vỏ của củ sắn và nó là chất cực độc.Để tránh hiện tượng bị say khi ăn sắn,người ta làm như sau
 A- Cho thêm nước vôi vào rồi luộc để trung hoà HCN
 B- Rửa sạch vỏ rồi luộc,khi sôi mở nắp xoong khoảng 5 phút
 C- Tách bỏ vỏ rồi luộc 
 D- Tách bỏ vỏ rồi luộc,khi sôi mở nắp vung khoảng 5 phút
Câu 16. Dung dịch muối X làm quỳ tím hoá xanh,dd muối Y không làm đổi màu quỳ tím.Trộn X và Y thấy có kết tủa.X và Y là cặp chất nào sau đây
 A- và K2SO4 B- NaOH và FeCl3 C- Na2CO3 và BaCl2 D- K2CO3 và NaCl
Câu 17. Cho từ từ dd chứa a mol HCl vào dd chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều,thu được V lít khí(đkc) và dd X.Khi cho dư nước vôi trong vào dd X thấy có xuất hiện kết tủa.Biểu thức liên hệ giữa V với a và b là : 
 A- V = 22,4(a-b) B- V = 11,2(a-b) C- V = 11,2(a+b) D- V = 22,4(a+b) 
Câu 18. Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2(đkc) vào 2,5 lít dd Ba(OH)2 nồng độ a mol/lít,thu được 15,76g kết tủa .Giá trị của a là 
 A- 0,032 B- 0.048 C- 0,06 D- 0,04
Câu 19. Hấp thụ 4,48 lít CO2 (đktc) vào 0,5 lít NaOH 0,4M và KOH 0,2M. Sau phản ứng được
dd X. Lấy 1/2 X tác dụng với Ba(OH)2 dư, tạo m gam kết tủa. m và tổng khối lượng muối khan 
sau cô cạn X lần lượt là
 A. 19,7g và 20,6g B. 19,7gvà 13,6g C. 39,4g và 20,6g D. 1,97g và 2,06g
Câu 20. Từ một tấn than chứa 92% cacbon có thể thu được 1460m3 khí CO(đktc) theo sơ đồ sau: 2C + O2→ 2CO . Hiệu suất phản ứng là:
 A. 80% B. 85% C. 70% D. 75%
II. TỰ LUẬN
1. Viết phương trình thực hiện chuỗi phản ứng:
C → CO2 → NaHCO3 → BaCO3 → Ba(HCO3)2 → Ba(NO3)2 → HNO3 → Fe(NO3)2 → 
Fe2O3.
2. Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng các dung dịch sau :
 CO, CO2, SO2, N2, H2
3. Cho m g FexOy tác dụng với CO, đun nóng, chỉ có phản ứng CO khử oxit sắt, thu được 5,76 g hỗn hợp các chất rắn và hỗn hợp hai khí CO2 và CO. Cho hỗn hợp hai khí trên hấp thụ vào lượng nước vôi trong dư, thì thu được 4 g kết tủa. Đem hòa tan hết 5,76 g các chất rắn trên bằng dung dịch HNO3 loãng thì có khí NO thoát ra và thu được 19,36 g muối duy nhất. Tìm m và công thức của FexOy .
  Chúc các em ôn tâp tôt .. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_on_tap_chuong_cacbonsilic_nang_cao.docx