www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass Trang 1/4 – Mã đề 101 Group Hóa Học BeeClass NĂM HỌC: 2016 – 2017 Môn: Hoá Học Thời gian làm bài: 45 phút; Ngày thi: Chủ nhật 07/08/2016 (Đề thi có 50 câu - 4 trang) Bắt đầu tính giờ lúc 21h00’, hết giờ làm lúc 21h45’ và bắt đầu điền đáp án Thời gian nộp bài muộn nhất lúc 22h Câu 1: Chất nào sau đây phản ứng với Na sinh ra số mol H2 bằng số mol chất đó tham gia phản ứng? A. Ancol etylic. B. Glucozơ. C. Axit oxalic. D. Glixerol. Câu 2: Hoà tan 3,38 gam oleum vào nước được dung dịch X. Để trung hoà dung dịch X cần 800ml dung dịch KOH 0,1 M. Công thức phân tử oleum đã dùng là A. H2SO4.4SO3. B. H2SO4.2SO3. C. H2SO4.nSO3. D. H2SO4.3SO3. Câu 3: Chất nào sau đây có thể làm mất màu dung dịch brom? A. Axit axetic. B. Axit acrylic. C. Etilen glicol. D. Axit oxalic. Câu 4: Hợp chất nào sau đây không có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom? A. Glixerol. B. Phenol. C. Axit acrylic. D. Glucozơ. Câu 5: Cho hỗn hợp khí gồm C3H4 và H2 đi qua ống đựng bột Ni nung nóng thu được hỗn hợp sau phản ứng chỉ gồm ba hiđrocacbon có tỉ khối so với H2 là 21,5. Tỉ khối của hỗn hợp khí ban đầu so với H2 là A. 8,6. B. 7,2. C. 10,4. D. 9,2. Câu 6: Số hợp chất đơn chức, đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C4H8O2, không tác dụng được với Na nhưng phản ứng được với dung dịch NaOH là A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 7: Hỗn hợp X gồm CH3OH và C2H5OH có cùng số mol. Lấy 4,29 gam X tác dụng với 7,2 gam CH3COOH (H2SO4 đặc xúc tác) được m gam hỗn hợp este (hiệu suất phản ứng este hóa đều bằng 50%). Giá trị m là A. 4,455. B. 4,860. C. 9,720. D. 8,910. Câu 8: Sản phẩm thủy phân của chất nào sau đây chắc chắn có thể tham gia phản ứng tráng gương? A. HCOOCH3. B. C3H7COOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOC4H7. Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là A. Cu. B. Ca. C. Mg. D. Be. Câu 10: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít (đktc) CO2 vào 500ml dung dịch nước vôi trong nồng độ 0,2M thu được dung dịch X sau khi gạn bỏ kết tủa. Khối lượng dung dịch X so với khối lượng nước vôi trong dung dịch ban đầu A. giảm 1,6 gam. B. tăng 1,6 gam. C. tăng 6,6 gam. D. giảm 3,2 gam. Câu 11: Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng còn 8,32 gam chất rắn không tan và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được 61,92 gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 70,24. B. 55,44. C. 103,67. D. 43,84. Câu 12: Khí X là một chất khí gần như trơ ở nhiệt độ thường, được sinh ra khi thổi amoniac qua bột CuO. Vị trí của nguyên tố X trong bảng hệ thống tuần hoàn A. X nằm ở chu kì 2 nhóm VA. B. X nằm ở chu kì 3 nhóm IVA. C. X nằm ở chu kì 3 nhóm VA. D. X nằm ở chu kì 2 nhóm IVA. ĐỀ LUYỆN TỐC ĐỘ LẦN 1 Mã đề 101 www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass Trang 2/4 – Mã đề 101 Câu 13: Cho hỗn hợp Na và Mg dư vào 100 gam dung dịch H2SO4 20% thì thể tích H2 (đktc) thoát ra là A. 4,57 lít. B. 49,78 lít. C. 54,35 lít. D. 104,12 lít. Câu 14: Cho 1,69 gam một oleum có công thức H2SO4.3SO3 vào nước dư thu được dung dịch X. Để trung hòa dung dịch X cần dùng vừa đủ Vml dung dịch NaOH 2M. Giá trị của V là A. 20. B. 40. C. 80. D. 10. Câu 15: Cho X là một amin bậc 3 điều kiện thường ở thể khí. Lấy 7,08 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thì khối lượng muối thu được là A. 10,73 gam B. 14,38 gam C. 11,46 gam. D. 12,82 gam Câu 16: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VA được biểu diễn tổng quát là A. ns 2 np 4 . B. (n-1)d 10 ns 2 np 3 . C. ns 2 np 3 . D. ns 2 np 5 . Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 2,3 gam Na và 7,8 gam K cần dùng vừa đủ 1,4 lít (đktc) hỗn hợp khí L gồm oxy và ozon. Phần trăm thể tích ozon trong hỗn hợp L là A. 50%. B. 25%. C. 75%. D. 40%. Câu 18: Thổi Vml CO2 (đktc) vào 300ml dung dịch Ca(OH)2 0,02M được 0,2g kết tủa. Giá trị của V là A. 44,8 hoặc 313,6. B. 44,8 hoặc 224. C. 224. D. 44,8. Câu 19: Nhúng một thanh nhôm nặng 45 gam vào 400 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân lại thấy nặng 46,38 gam. Khối lượng Cu thoát ra là A. 0,64 gam. B. 1,28 gam. C. 1,92 gam. D. 2,56 gam. Câu 20: Cho 24,4g hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4g kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m(g) muối clorua. Giá trị của m là A. 2,66g. B. 22,6g. C. 26,6g. D. 6,26g. Câu 21: Chia 156,8 gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng hết với dung dịch HCl dư được 155,4 gam muối khan. Phần hai tác dụng vừa đủ với dung dịch hỗn hợp B chứa HCl, H2SO4 loãng thu được 167,9 gam muối khan. Số mol HCl trong dung dịch B là A. 1,75 mol. B. 1,50 mol. C. 1,80 mol. D. 1,00 mol. Câu 22: Cho 22,72 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít khí NO duy nhất ở (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 77,44 gam muối khan. Giá trị của V là A. 2,24. B. 5,6. C. 4,48. D. 2,688. Câu 23: Hoà tan hoàn toàn 30,4 gam chất rắn X gồm Cu, CuS, Cu2S và S bằng dung dịch HNO3 dư, thấy thoát ra 20,16 lít NO (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 110,95. B. 81,55. C. 89,54. D. 94,23. Câu 24: Cho hỗn hợp X gồm 0,02 mol C2H2 và 0,03 mol H2 đi qua bột Ni, nung nóng. Dẫn sản phẩm từ từ qua dung dịch Br2 dư thấy có 0,02 mol hỗn hợp khí Y đi ra khỏi bình. Tỷ khối hơi của Y đối với H2 bằng 4,5. Khối lượng bình brom tăng là A. 0,40g. B. 0,58g. C. 0,62g. D. 0,76. Câu 25: Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là A. 55%. B. 50%. C. 62,5%. D. 75%. Câu 26: Đốt cháy một ankan trong oxi người ta thấy tổng số mol các chất tham gia phản ứng bằng tổng số mol các chất sản phẩm. Ankan đó A. metan. B. etan. C. propan. D. butan. Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm anđehit fomic, axit axetic, glucozơ và glixerol thu được 29,12 lít CO2 (đktc) và 27 gam H2O. Thành phần phần trăm về khối lượng của glixerol trong hỗn hợp là A. 35,1%. B. 43,8%. C. 46,7%. D. 23,4%. www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass Trang 3/4 – Mã đề 101 Câu 28: Hòa tan hoàn toàn 4,32g hỗn hợp X gồm Mg, Fe trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 2,24 lit khí H2(dktc) và dung dịch Y chức m gam muối. Giá trị của m là A. 11,62g. B. 13,92g. C. 7,87g. D. 11,42g. Câu 29: Cho m gam P2O5 vào 1 lit dung dịch NaOH 0,2M và KOH 0,3M đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X cẩn thận thu được 35,4g hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là A. 28,4g. B. 7,1g. C. 14,2g. D. 21,3g. Câu 30: Đốt cháy 11,2g Fe trong bình kín chứa Cl2 thu được 18,3g chất rắn X. Cho toàn bộ X vào nước rồi đổ dung dịch AgNO3 dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chât rắn. giá trị của m là A. 39,5. B. 28,7. C. 43,2. D. 56,5. Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn một chất béo X (triglixerit) cần 1,61 mol O2 sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Nếu cho m gam chất béo X này tác dụng với vừa đủ dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là A. 20,28g. B. 16,68g. C. 18,28g. D. 23,00g. Câu 32: Hòa tan hết 7,2g Mg trong dung dịch HNO3 loãng dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và 2,688 lit khí NO duy nhất ở dktc. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 44,40g. B. 46,80g. C. 31,92g. D. 29,52g. Câu 33: Số đồng phân ancol tối đa ứng với công thức C2H6Ox là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 34: Hỗn hợp X gồm các chất: CH2O2, C2H4O2, C4H8O2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được 0,8 mol H2O và m (g) CO2. Giá trị của m là A. 35,20. B. 17,92. C. 17,60. D. 70,4. Câu 35: Cho sơ đồ phản ứng: H2SO4 (đặc, nóng) + Fe Fe2(SO4)3 + H2O + SO2. Số phân tử H2SO4 bị khử và số phân tử H2SO4 trong phương trình hóa học của phản ứng trên là: A. 3 và 6. B. 3 và 3. C. 6 và 3. D. 6 và 6. Câu 36: Cho khí CO đi qua hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 nung nóng sau một thời gian thu được chất rắn X và khí Y. Cho Y hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55g kết tủa. Chất rắn X phản ứng với dung dịch HNO3 dư thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là A. 2,24. B. 6,72. C. 3,36. D. 4,48. Câu 37: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,2mol Fe và 0,1mol Fe2O3 vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa, rửa sạch, sấy khô và nung trong không khí đến khối lượng không đổi được m(g) chất rắn. m có giá trị là A. 32g. B. 42g. C. 23g. D. 24g. Câu 38: Một anđehit X trong đó oxi chiếm 37,21% về khối lượng. 1mol X tham gia phản ứng tráng bạc tạo tối đa 4mol Ag. Khối lượng muối hữu cơ sinh ra khi cho 0,25mol X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 là A. 38g. B. 34,5g. C. 41g. D. 30,25g. Câu 39: Điện phân 200ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M với điện cực trơ, I = 5A. Sau 19 phút 18 giây dừng điện phân, lấy catot sấy khô thấy tăng m (g). Giá trị của m là A. 3,44. B. 1,08. C. 2,81. D. 2,16. Câu 40: Cho 29g hỗn hợp gồm Al, Cu, Ag tác dụng vừa đủ với 950ml dung dịch HNO3 1,5M thu được dung dịch chứa m(g) muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là A. 91. B. 98,2. C. 97,2. D. 98,75. Câu 41: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7g Al và 5,6g Fe vào 550ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m(g) chất rắn. Giá trị của m là A. 54. B. 32,4. C. 64,8. D. 59,4. www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass Trang 4/4 – Mã đề 101 Câu 42: Cho 2,16g Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là A. 8,88g. B. 13,32g. C. 13,92g. D. 6,52g. Câu 43: Có bốn dung dịch chứa trong các lọ mất nhãn: AlCl3, NH4NO3, K2CO3, NH4HCO3. Có thể dùng một thuốc thử duy nhất để phân biệt bốn dung dịch trên. Dung dịch thuốc thử đó là A. HCl. B. Quỳ tím. C. AgNO3. D. Ba(OH)2. Câu 44: Trộn hai dung dịch H2SO4 0,1M và HCl 0,3M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch X. Lấy 450ml dung dịch X cho tác dụng với V (lít) dung dịch Y (gồm NaOH 0,15M và KOH 0,05M), thu được dung dịch Z có pH = 1. Giá trị của V là A. 0,225. B. 0,155. C. 0,45. D. 0,6. Câu 45: Cho 19,05 gam hỗn hợp KF và KCl tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc thu được 6,72 lít khí (đktc). Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp muối ban đầu lần lượt là A. 85,82% và 14,18%. B. 91,34% và 8,66%. C. 60,89% và 39,11%. D. Đáp án khác. Câu 46: Dung dịch Y gồm: a mol Al3+, b mol Cl-, 0,15 mol H+ và 0,03 mol SO4 2- . Cho 180ml dung dịch Z gồm NaOH 1,2M và Ba(OH)2 0,1M vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 5,598 gam kết tủa. Giá trị của a, b lần lượt là A. 0,018 và 0,144. B. 0,03 và 0,018. C. 0,18 và 0,03. D. 0,03 và 0,18 Câu 47: Cho 9,6 gam hỗn hợp kim loại Mg và Fe vào dung dịch H2SO4 dư thấy thoát ra 6,72 lít H2 (đktc). Mặt khác khi cho 9,6 gam hỗn hợp trên vào 500 ml dung dịch AgNO3 1,5M đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 81,0 gam. B. 56,7 gam. C. 48,6 gam. D. 72,9 gam. Câu 48: Cho các khí không màu sau: CH4; SO2; CO2; C2H4; C2H2; H2S. Số chất khí có khả năng làm mất màu dung dịch Br2 là A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 49: Cho 8,8 gam một hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm thổ ở hai chu kì liên tiếp tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là A. Ca và Sr. B. Be và Mg. C. Mg và Ca. D. Sr và Ba. Câu 50: Cho các chất: Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3, Al. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là A. 5. B. 6. C. 4. D. 7. Sưu tầm, biên soạn: L.M.C Kiểm tra đề, đáp án: N.M.K + L.M.K www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass Trang 5/4 – Mã đề 101 Group Hóa Học BeeClass Chủ nhật, ngày 07/08/2016 01. C 02. D 03. B 04. A 05. A 06. C 07. A 08. A 09. C 10. B 11. D 12. A 13. C 14. A 15. C 16. C 17. D 18. B 19. C 20. C 21. C 22. D 23. A 24. A 25. C 26. A 27. C 28. D 29. C 30. A 31. C 32. B 33. A 34. A 35. A 36. A 37. A 38. A 39. A 40. B 41. D 42. C 43. D 44. A 45. C 46. D 47. D 48. B 49. C 50. A Các câu KHÓ (01% - 49% đúng): Các câu KHÁ (50% - 80% đúng): Các câu DỄ (81% - 100% đúng): Số lượng tham gia thi: 24 Kết quả thi: Trung bình 6,233/10 Top 10 xếp hạng Hạng Điểm Họ và tên Trường Tỉnh / Thành phố Nhất 9.8 Lê Xuân Công (1999) THPT Hưng Nhân Thái Bình Nhì 9.4 Vũ Nguyễn Đức Anh (2000) THPT Tây Hồ Hà Nội Ba 9.0 Lê Quang Sơn (1999) THPT chuyên Nguyễn Đình Chiểu Đồng Tháp 4 9.0 Nguyễn Đăng Duy (2003) THCS Hồng Tiến Thái Nguyên 5 8.6 Lê Huy (1999) Phổ Thông Năng Khiếu TP.HCM 6 8.0 Nguyễn Văn Thành (1999) THPT chuyên Bình Long Bình Phước 7 8.0 Tăng Hiếu Đức (1999) THPT chuyên Nguyễn Du Đăk Lăk 8 7.2 Trương Đức Huy (2000) THPT chuyên Lê Quý Đôn Quảng Trị 9 6.8 Lê Hùng Vương (1998) THPT Lưu Nhân Chú Thái Nguyên 10 6.6 Vũ Minh Nguyệt (1999) THPT chuyên Hưng Yên Hưng Yên Phổ điểm group ĐÁP ÁN ĐỀ LUYỆN TỐC ĐỘ LẦN 1
Tài liệu đính kèm: