Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Phần lý thuyết tổng hợp

doc 5 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 23/07/2022 Lượt xem 192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Phần lý thuyết tổng hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Phần lý thuyết tổng hợp
Đề lý thuyết số 2:
Câu 1: Khi nói về kim loại, phát biểu nào sau đây sai ?
 	A. Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.	
	B. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu.	
	C. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.	
	D. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.
Câu 2: Vinyl axetat có công thức cấu tạo thu gọn là:
A. CH3COOCH2-CH3	B. CH3COOCH3	C. CH3COOCH=CH2	D. CH2=CH-COOCH3
Câu 3: Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi axit, thu được glucozơ.Tên gọi của X là:
 A. Fructozơ	B. Amilopectin	C. Xenlulozơ	D. Saccarozơ
Câu 4: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà hóa học của hãng Du Pont (Mỹ) đã thông báo phát minh ra một loại vật liệu ‘‘mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa’’. Theo thời gian, vật liệu này đã có mặt trong cuộc sống hàng ngày của con người, phổ biến trong các sản phẩm như lốp xe, dù, quần áo, tất,  Hãng Du Pont đã thu được hàng tỷ đô la mỗi năm bằng sáng chế về loại vật liệu này. Một trong số vật liệu đó là tơ nilon-6. Công thức một đoạn mạch của tơ nilon-6 là:
 A. (-CH2-CH=CH-CH2)n	B. (-NH-[CH2]6-CO-)n	
	 C. (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n	D. (-NH-[CH2]5-CO-)n
Câu 5: Khi thay nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hidrocacbon, thu được ?
 A. amino axit	B. amin	C. lipt	D. este
Câu 6: Hợp chất không làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm là:
 A. NH3	B. H2N-CH2-COOH	C. CH3COOH	D. CH3NH2
Câu 7: Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit ?
 A. CH3COOC2H5	B. HCOONH4	C. C2H5NH2	D. H2NCH2COOH
Câu 8: Xà phòng hóa tristearin bằng NaOH, thu được glixerol và chất X. Chất X là:
 A. CH3[CH2]16(COOH)3 	B. CH3[CH2]16COOH	
	C. CH3[CH2]16(COONa)3	D. CH3[CH2]16COONa
Câu 9: Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cu, Fe, K. Số kim loại trong dãy tác dụng với H2O tạo dung dịch bazơ là:
 A. 2	B. 4	C. 3	D. 1
Câu 10: Polime nào sau đây là polime thiên nhiên ?
 A. Amilozơ	B. Nilon-6,6	C. Cao su isopren	D. Cao su buna
Câu 11: Đường fructozơ có nhiều trong mật ong, ngoài ra còn có trong các loại hoa quả và rau xanh như ổi, cam, xoài, rau diếp xoắn, cà chuarất tốt cho sức khỏe. Công thức phân tử của fructozơ là:
 A. C12H22O11	B. C6H12O6	C. C6H10O5	D. CH3COOH
Câu 12: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh ?
 A. Amilopectin	B. Xenlulozơ	C. Cao su isopren	D. PVC
Câu 13: Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hóa khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin X là:
 A. anilin	B. metylamin	C. đimetylamin	D. benzylamin
Câu 14: Cho C2H4(OH)2 phản ứng với hỗn hợp gồm CH3COOH và HCOOH trong môi trường axit (H2SO4), thu được tối đa số este thuần chức là:
 A. 3	B. 2	C. 4	D. 1
Câu 15: Ba dung dịch: glucozơ, saccarozơ và fructozơ có tính chất chung nào sau đây ?
 A. Đun nóng với Cu(OH)2/NaOH có kết tủa đỏ gạch.
	B. Hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam.
	C. Đều tác dụng với dung AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag.	
	D. Đều tham gia phản ứng thủy phân.
Câu 16: Chất ở trạng thái lỏng ở điều kiện thường là:
 A. Natri axetat 	B. Tripanmetin	C. Triolein 	D. Natri fomat
Câu 17: Cho các phát biểu sau:
	(a) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH thu được natri axetat và andehit fomic.
	(b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
	(c) Ở điều kiện thường anilin là chất khí.
	(d) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.
	(e) Ở điều kiện thích hợp triolein tham gia phản ứng cộng hợp H2.
Số phát biểu đúng là:
 A. 2	B. 4 	C. 5 	D. 3 
Câu 18: Cho các chất sau: amilozơ, amilopectin, saccarozơ, xenlulozơ, fructozơ, glucozơ. Số chất trong dãy bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch axit vô cơ là:
 A. 3	B. 5 	C. 6 	D. 4 
Câu 19: Hỗn hợp nào sau đây thuộc loại đipeptit ?
	A. 	
	B. 	
	C. 	
 D. 
Câu 20: Xà phòng hóa chất béo X, thu được glixerol và hỗn hợp hai muối là natrioleat, natri panmitat có tỉ lệ mol 1:2. Hãy cho biết chất X có bao nhiêu công thức cấu tạo ?
 A. 3	B. 4	C. 1	D. 2
Câu 21: Nhận xét nào sau đây không đúng ?
 A. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure.	
 B. Liên kết peptit là liên kết –CO-NH- giữa hai đơn vị α -amino axit.	
 C. Các dung dịch Glyxin, Alanin, Lysin đều không làm đổi màu quỳ tím.	
 D. Polipeptit bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức, no, bậc 2 thu được CO2 và H2O với tỷ lệ mol tương ứng là 2:3. Tên gọi của amin đó là 
A. đimetylamin. 	B. đietylamin.
C. metylisopropylamin. 	D. etylmetylamin.
Câu 23: Ion có thể phản ứng được với các ion nào sau đây:
A. 	B. 
C. 	D. 
Câu 24: Tơ nilon-6,6 có tính dai, bền, mềm mại, óng mượt được dùng để dệt vải may mặc, thuộc loại:
A. tơ poliamit.	B. tơ visco.	C. tơ axetat	D. tơ polieste.
Câu 25: Ứng với công thức phân tử C4H9NO2 có bao nhiêu amino axit là đồng phân cấu tạo của nhau?
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 26: Câu nào sau đây không đúng:
Peptit có thể bị thủy phân không hoàn toàn thành các peptit ngắn hơn.
Khi cho Cu(OH)2 vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím đặc trưng.
Hòa tan lòng trắng trứng vào nước, sau đó đun sôi, lòng trắng trứng sẽ đông tụ lại.
Hợp chất NH2 - CH - CH -CONH-CH2COOH thuộc loại đipeptit 
Câu 27: Một chiếc chìa khoá làm bằng hợp kim Cu - Fe bị rơi xuống đáy giếng. Sau một thời gian chiếc chìa khoá sẽ:
A. Bị ăn mòn hoá học.	B. Bị ăn mòn điện hoá.	
C. Không bị ăn mòn.	D. Ăn mòn điện hoá hoặc hoá học tuỳ theo lượng Cu-Fe có trong chìa khoá đó
 Câu 28 Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất (biết trong dãy điện hóa của kim loại, cặp oxi hóa - khử: Fe3 + / Fe2 + đứng trước cặp: Ag+ / Ag ):
A. Fe(NO3)2, AgNO3.	B. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.	
C. Fe(NO3)2,AgNO3,Fe(NO3)3.	D.Fe(NO3)3, AgNO3.
Câu 29: Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào khi kết thúc phản ứng thu được kết tủa Al(OH)3 ?
Cho từ từ dung dịch Ca(OH)2 đến dư vào dung dịch AlCl3.
Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2.
Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
Cho từ từ dung dịch H2SO4 đến dư vào dung dịch Al(OH)3.
Câu 30: Thực hiện các thí nghiệm sau:
Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng.
Cho glucozơ tác dụng với H, Ni, đun nóng.
Đun nóng dung dịch saccarozơ có axit vô cơ làm xúc tác.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là:
A. 2.	B.1.	C. 3.	D. 4.
Câu 31: Một este X có công thức phân tử là C4H8O2. Khi thủy phân X trong môi trường axit thu được axit propionic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. CH = CHCOOCH3 	B. CH3COOC2H5.	C. CH3CH2COOC2H5.	D. CH3CH2COOCH3.
Câu 32: Cho sơ đồ chuyển hóa:
Các chất Y và T có thể lần lượt là:
A. Fe3O4;NaNO3.	B. Fe; Cu(NO3)2.	C. Fe; AgNO3.	D. Fe2O3;HNO3.
Câu 33: Phát biểu nào sau đây sai?
Ngoài fructozơ, trong mật ong cũng chứa nhiều glucozơ.
Tơ visco thuộc loại tơ bán tổng hợp.
H2NCH2COOH là chất rắn ở điều kiện thường.
Dung dịch lysin là quỳ tím hóa hồng.
Câu 34: Cho một mẩu Na vào dung dịch CuSO4, hiên tượng xảy ra là:
có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan.
có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, kết tủa không tan.
dung dịch mất màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ.
dung dịch có màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ.
Câu 35: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn, màu trắng, có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và xenlulozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3trong NH3 thu được Ag.
(f) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là
A. 5.	B. 6.	C. 4.	D.	3.
Câu 36: Để phân biệt glucozơ với etanal ta dùng cách nào sau đây?
A. tác dụng với Cu(OH)2/OH- ở nhiệt độ cao	B. tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng
C. thực hiện phản ứng tráng gương	D. dùng dung dịch Br2
Câu 37: Cho các loại tơ: bông, tơ nilon-6, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là 
A. 5.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
Câu 38: Nhóm các vật liệu được chế tạo từ polime trùng ngưng là
A. tơ axetat, nilon-6,6, poli(vinylclorua)	B. cao su buna, nilon-6,6; tơ nitron
C. nilon-6,6; tơ lapsan; thủy tinh Plexiglas	D. nilon-6,6; tơ lapsan; nilon-6
Câu 39: Trong số các chất: phenylamoni clorua, natri phenolat, ancol etylic, phenyl benzoat, tơ nilon-6, ancol benzylic, alanin, tripeptit Gly-Gly-Val, m-crezol, phenol, anilin, triolein. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH loãng, đun nóng là:
A. 10	B. 7	C. 8	D. 9
Câu 40: Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?
A. 4	B. 1	C. 2	D. 3
Câu 41: Trong số những hợp chất HCOOH; CH3COOCH3; ClNH3CH2COOH; HOCH2C6H4OH; CH3COOC6H5. Số hợp chất tác dụng với NaOH theo tỷ lệ 1:2 về số mol là
	A. 1	B. 3	C. 2	D. 4
Câu 42: Có 4 lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z và T chứa các chất khác nhau trong số bốn chất: (NH4)2CO3,KHCO3, NaNO3, NH4NO3. Bằng cách dùng dung dịch Ca(OH)2 cho lần lượt vào từng dung dịch, thu được kết quả sau:
Thuốc thử
 Chất
X
Y
Z
T
Dung dịch Ca(OH)2
Kết tủa trắng
Khí mùi khai
Không có hiện tượng
Kết tủa trắng, có khí mùi khai
Nhận xét nào sau đây đúng?
	A. X là dung dịch NaNO3.	B. T là dung dịch (NH4)2CO3
	C. Y là dung dịch KHCO3	D. Z là dung dịch NH4NO3.
Câu 43 : Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: Al(NO3)3, FeCl3, KCl, MgCl2, có thể dùng dung dịch:
A. HCl.	B. HNO3.	C. Na2SO4.	D. NaOH.
Câu 44: Cho các chất sau : Ba(HSO3)2 ; Cr(OH)2; NaHS; NaHSO4; NH4Cl; CH3COONH4; C6H5ONa; ClH3NCH2COOH. Số chất vừa tác dụng với NaOH vừa tác dụng với HCl là:
A. 4	B. 5	C. 2	D. 3
Câu 45: Cho dãy các chất: Al, Al2O3, AlCl3, Al(OH)3. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl là:
A. 2. B. 4. C. 1.	 D. 3.
Câu 46: Cho các phát biểu sau:
(1) Cr không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
(2) CrO3 là oxit lưỡng tính.
(3) Dung dịch hỗn hợp K2Cr2O7 và H2SO4 có tính oxi hóa mạnh.
(4) Ở nhiệt độ cao, Cr tác dụng với dung dịch HCl và Cr tác dụng với Cl2 đều tạo thành CrCl2.
(5) Cr(OH)3 vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH.
(6) Crom là kim loại có tính khử yếu hơn sắt. 
Số phát biểu sai là:	A. 2	B. 4	C. 5	D. 3
Câu 47: Cho một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong các chất sau: FeCl3, ZnSO4, CuSO4, NaCl, HCl, AgNO3, HNO3, NH4NO3. Số trường hợp xảy ra sự ăn mòn điện hóa là
	A. 2	B. 3	C. 1	D. 4
Câu 48: Cho a mol K tan hết vào dung dịch chứa b mol HCl. Sau đó nhỏ dung dịch CuCl2 vào dung dịch thu được thấy xuất hiện kết tủa xanh lam. Mối quan hệ giữa a và b là
	A. a > b	B. a < b	C. b < a < 2b	D. a = b
Câu 49: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt trong khí clo.
(2) Đốt cháy hỗn hợp sắt và lưu huỳnh (trong điều kiện không có không khí).
(3) Cho sắt (II) oxit vào dung dịch axit sunfuric đặc nóng.
(4) Cho sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat.
(5) Cho đồng vào dung dịch sắt (III) clorua.
(6) Cho oxit sắt từ tác dụng với dung dịch axit clohidric.
Số thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) là
	A. 4	B. 3	C. 5	D. 2
Câu 50: Cho hỗn hợp X gồm Ba, Fe, Al, Mg tác dụng với dung dịch HCl dư, khuấy kĩ, sau đó lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH loãng dư. Lọc lấy kết tủa tạo thành đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Cho khí CO dư đi qua chất rắn Y, đun nóng, phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Z. Thành phần chất rắn Z là
	A. Fe, Mg	B. Fe, MgO	C. BaO, MgO, Fe	D. MgO, Al2O3, Fe
Câu 51: Cho các phát biểu sau:
1. Mg cháy trong khí CO2 ở nhiệt độ cao.
2. Thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu đen. 
3. Ở nhiệt độ cao, tất cả các kim loại kiềm thổ đều phản ứng được với nước.
4. Hợp kim đồng thau (Cu – Zn) để trong không khí ẩm bị ăn mòn điện hóa.
5. Hỗn hợp KNO3 và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch NaHSO4 dư.
6. Cho NH3 dư vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa tan dần. 
Số phát biểu đúng là:	A. 2	B. 5	C. 4	D. 3
Câu 52: Để phân biệt các dung dịch ZnCl2, NH4Cl, KNO3, CuSO4 bằng phương pháp hóa học có thể dùng dung dịch thuốc thử duy nhất là
	A. BaCl2	B. NaOH	C. HNO3	D. Na2CO3
Câu 53: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí Cl2 và dd NaOH ở nhiệt độ thường
(b) Hấp thụ hết 2 mol CO2 vào dd chứa 3 mol NaOH
(c) Cho KMnO4 vào dd HCl đặc dư
(d) Cho hh Fe2O3 và Cu (tỉ lệ 2:1) vào dd HCl dư
(e) Cho CuO vào dd HNO3
(f) Cho KHS vào dd NaOH vừa đủ
Số thí nghiệm thu được 2 muối là
	A. 3	B. 6	C. 4	D. 5
Câu 54: Cho các kim loại sau : K, Fe, Ba, Cu, Na, Ca, Al, Li. Số kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là :	A. 4	B. 5	C. 6	D. 7
Câu 55: Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các dung dịch NaF, KCl, K3PO4, NaBr, Na2S, Fe(NO3)2, H3PO4. Số kết tủa thu được là :	A. 6	B. 4	C. 3	D. 5
Câu 56: Cho các cặp chất :
(1) dung dịch FeCl3 và Ag 
(2) dung dịch Fe(NO3)2 và dung dịch AgNO3
(3) Cr và H2SO4 đặc nóng 
(4) CaO và H2O
(5) dung dịch NH3 + CrO3 
(6) Cr và dung dịch H2SO4 loãng, nguội
Số cặp chất có xảy ra phản ứng là:
	A. 5	B. 4	C. 2	D. 3
Câu 57: Trong các chất K2O, CrO, Fe3O4, Mg, Cu. Số chất khi cho tác dụng với dung dịch HCl thì HCl đóng vai trò là chất oxi hóa là:	A. 4	B. 2	C. 3	D. 1
Câu 58: Trong các phát biểu sau đây, số phát biểu sai là:
(1). Tơ visco thuộc loại tơ hoá học
(2). Trong công nghiệp, glucozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột nhờ xúc tác là HCl loãng hoặc enzim
(3) Trong mật ong có chứa nhiều glucozơ
(4) Este isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín và có công thức phân tử là C7H14O2
(5). Trong công nghiệp dược phẩm, glucozơ được dùng để pha chế thuốc
A. 3	B. 0	C. 1	D. 2
Câu 59: Cho các phát biểu sau:
	(a) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH thu được natri axetat và andehit fomic.
	(b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
	(c) Ở điều kiện thường anilin là chất khí.
	(d) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.
	(e) Ở điều kiện thích hợp triolein tham gia phản ứng cộng hợp H2.
Số phát biểu đúng là:
 A. 2	B. 4 	C. 5 	D. 3 
Câu 60: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. 
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag. 
(g) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là
A. 5.	B. 3.	C. 6.	D. 4.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_luyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_phan_ly_thuyet_tong_h.doc