Đề kiểm tra văn (phần thơ) môn: Ngữ văn 9

docx 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 8107Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra văn (phần thơ) môn: Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra văn (phần thơ) môn: Ngữ văn 9
 Trường THCS Mạc Đĩnh Chi ĐỀ KIỂM TRA VĂN (PHẦN THƠ)
Họ tên:.................................. 	 MÔN: Ngữ văn 9
Lớp....................................... Thời gian làm bài 45 phút 
 (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI:
Câu 1 (5 điểm) Kết thúc bài Viếng lăng Bác, Viễn Phương có viết: 
 	Mai về Miền Nam thương trào nước mắt 
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Trong chương trình Ngữ văn 9 có một nhà thơ cũng có ước nguyện tương tự, hãy chép chính xác khổ thơ nói lên ước nguyện ấy, cho biết tác giả là ai?
So sánh điểm giống và khác nhau ở hai khổ thơ ấy?
Viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu phát biểu cảm nghĩ về 1 trong hai đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập tình thái.
Câu 2( 2,5 điểm) : Đọc kĩ những câu thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới.
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa	 
Sấm cũng bớt bất ngờ	
Trên hàng cây đứng tuổi.
a. Có ý kiến cho rằng: hình ảnh "sấm" và "hàng cây đứng tuổi" trong đoạn thơ mang ý nghĩa tả thực. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
b. Tại sao có thể nói: Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” kết thúc bài thơ là chìa khóa quan trọng dẫn người đọc đến những ý nghĩa sâu sắc của bài thơ?
Câu 3 (2,5 điểm): Từ bài thơ “Nói với con” của Y Phương, bằng đoạn văn ngắn khoảng 7-8 câu hãy nêu suy nghĩ của em về sự kì vọng của cha mẹ đối với con cái. 
ĐÁP ÁN
 Câu 1 (5 điểm)
 - Khác nhau (1đ)
 + Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên đất nước và khát vọng hoà nhập dâng hiến cho cuộc đời.
 + Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính khi tác giả từ Miền nam vừa được giải phóng ra viếng lăng Bác.
 - Giống nhau (1đ)
 + Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc đời chung.
 + Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình.
 b. - HS chọn đoạn thơ để viết nhằm làm nổi bật thể thơ, giọng điệu thơ và ý tưởng thể hiện trong đoạn thơ.(2,5đ)
- Sử dụng thành phần tình thái (0,5đ)
 - Đoạn thơ của Thanh Hải sử dụng thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng tha thiết. Giọng điệu thể hiện đúng tâm trạng và cảm xúc của tác giả : trầm lắng, hơi trang nghiêm mà tha thiết khi bộc ạch những tâm niệm của mình. Đoạn thơ thể hiện niềm mong muốn được cống hiến cho đời một cách tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót. Nét riêng trong những câu thơ của Thanh Hải là đè cập đến một vấn đề lớn : ý nghĩa của đời sống cá nhân trong quan hệ với cộng đồng.
 - Đoạn thơ của Viễn Phương sử dụng thể thơ 8 chữ, nhịp thơ vừa phải với điệp từ muốn làm, giọng điệu phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc. Đó là giọng điệu vừa nghiêm trang, sâu lắng, vừa thiết tha thể hiện đúng tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi phải xa Bác. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn ở mãi bên lăng Bác và chỉ biết gửi tấm lòng mình bằng cách hoá thân hoà nhập vào những cảnh vật bên lăng : làm con chim cất tiếng hót
Câu 2( 2,5 điểm):
a.Hình ảnh “sấm ’’ và "hàng cây đứng tuổi ” mang những ý nghĩa sau:
- Ý nghĩa tả thực về thiên nhiên: sang thu, lượng mưa ít đi, sấm cũng bớt, hàng cây qua bao mùa thay lá không còn bị “giật mình” vì những tiếng sấm bất ngờ nữa.(0,5đ)
- Ý nghĩa ẩn dụ (ý nghĩa cơ bản, quan trọng) (0,5đ)
+ “Sấm ” là ẩn dụ về những tác động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời.
+ “Hàng cây đứng tuổi” là ẩn dụ về con người đã từng trải cùng tuổi “sang thu”.
b.Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi ” đặt ở vị trí cuối là chìa khóa quan trọng mở ra những tầng ý nghĩa mới cho'bài'thơ: không chỉ là sự sang thu của thiên nhiên mà còn là sự sang thu của con người. Sự vững chãi của cây trước sấm sét, bão dông vào lúc sang thu hay chính là sự chín chắn, từng trải của con người sau những bão táp của cuộc đời? Ta bỗng hiểu vì sao lại có sự “chủng chình”, “dềnh dàng” như chút bồi hồi, lưu luyến thời tuổi trẻ đã qua; lại có sự “vội vã'/ gấp gáp với thời gian để sống đẹp hơn có ý nghĩa hơn.(1,5đ)
3 (2,5 điểm): HS trình bày được các ý sau
- Bố cục 3 phần (0,5đ)
- Nội dung (3đ) mang tính gợi ý, khuyến khích sự sáng tạo 
+ Nội dung bài “Nói với con”- y Phương
 Tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con. 
 Tình cảm yêu thương trìu mến, thiết tha và niềm tin tưởng của người cha qua lời nói với con. 
 Điều lớn lao nhất mà người cha truyền tới cho con chính là lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm tự tin khi bước vào đời. 
+ Kì vọng của cha mẹ với con cái
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
I.Học thuộc :
1.Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương
2.Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
3.Phân tích cách sử dụng ngôn từ, hình ảnh, biện pháp tu từ trong khổ cuối bài “sang thu” của Hữu Thỉnh.
II. Đoạn văn:
Chú ý phương pháp viết đoạn văn nghị luận về một đoạn thơ có sử dụng yêu cầu Tiếng Vệt.
Từ nội dung bài thơ viết đoạn văn nghị luận xã hội.

Tài liệu đính kèm:

  • docxKIỂM TRA V9 PHẦN THƠ KII.docx