SỞ GDĐT-PHU YÊN. ĐỀ TRẮC NGHIỆM MÔN LỊCH SỬ LỚP 12. TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI. ............................................... Câu 1: Mục đích của ba nước Mĩ, Anh,Liên Xô khi họp ở hội nghị Ianta là: A. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Châu Âu B. Liên Xô sẽ tham gia chiến tranh chống nhật ở châu Âu . Thái Bình Dương sau khi chiến tranh kết thúc ở Châu Âu C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật D. Cả các câu kia đều sai. Câu 2: Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự sụp đổ của chế độ XHCN ở LX và ĐA là gì ? A. Đã xây dựng 1 mô hình về chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, chưa phù hợp. B. Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động của thế giới. C. Sự tha hóa về phẩm chất đạo đức của 1 số nhà lãnh đạo. D. chống phá của các thế lực chống CNXH trong và ngoài nước. Câu 3: Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949 đánh dấu Trung Quốc đã: A. Hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa B. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc chủ nhân dân ,tiến lên Tư bản Chủ Nghĩa: C. Chuẩn bị hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân D. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ,tiến lên xây dựng Chủ Nghĩa Xã hội Câu 4: Từ 1975 -1979 tình hình Campuchia có đặc điểm: A. Chế độ diệt chủng Pôn-Pốt Iêng Xary thống trị B. Campuchia lệ thuộc Mĩ C. Campuchia đặt dưới sự giám sát của tổ chức Liên Hiệp Quốc D. Đảng nhân dân cách mạng Campuchia nắm quyền Câu 5: Lịch sử ghi nhận năm 1960 là năm của châu Phi vì: A. Có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập B. Tất cả các nước ở châu Phi đã gình được độc lập C. Chủ nghĩa thực dân sụp đổ ở châu Phi D. Hệ thống thuộc địa của đế quốc lần lượt tan rã Câu 6: Đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới lả gì? A. Vị trí kinh tế cùa Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới. B. Mĩ bị các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt. C. Kinh tế phát triển nhanh, nhưng không ốn định vì thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái. D. Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn. Câu 7: Để phát triển khoa học kĩ thuật , Nhật Bản có hiện tượng gì ít thấy ở các nước khác? A. Coi trọng việc nhập kĩ thuật hiện đại , mua bằng phát minh của nước B. Coi trọng và phát triển nền giáo dục quốc dân , khoa học kĩ thuật C. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân tộc D. Xây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biển và dưới đáy biển Câu 8: Mục đích bao quát nhất của “Chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động là? A. Thực hiện “chiến lược toàn cầu” làm bá chủ thế giới của đế quốc Mĩ. B. Bắt các nước Đồng minh lệ thuộc Mĩ. C. Ngăn chặn & tiến tới tiêu diệt các nước XHCN. D. Đàn áp phong trào cách mạng & phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 9: Hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển vừa là: A. Nhiệm vụ chung của toàn nhân loại khi bước vào thế kỉ XXI. B. Trách nhiệm của các nước đang phát triển. C. Trách nhiệm của các nước phát triển hiện nay. D. Vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI. Câu 10: Tác động của cuộc cách mạng KH - KT đối với đời sống của xã hội loài người là: A. Làm thay đổi vị trí , cơ cấu các ngành sản xuất và các vùng kinh tế B. Sử dụng năng lượng nhiên liệu than đá nhiều hơn dầu mỏ C. làm thay đổi cơ cấu dân cư với xu hướng dân số lao động tăng D. Trong công nghiệp các quốc gia ít chú trọng đến sự nghiệp giáo dục đào tạo Câu 11. Xu thể toàn cầu hoá diễn ra từ sựkiện sừ nào của thế giới? A. Từsau khi cuộc Chiến tranh lạnh chấm dứt. B. Từkhi cách mạng khoa học - kĩ thuật bẩt đẩu xuất hiện, C. Từkhi Chiến tranh lạnh bùng nổ. D. Từ khi Liên Xô và Các nước Đông Âu bị sụp đổ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Câu 12. Tác động cùa chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của pháp đến nền kinh tế Việt Nam là gỉ? A. Nền kinh tế Việt Nam phát triển độc lập. B. Nền kinh tế Việt Nam vẫn bị lạc hậu, què quặt. C. Nền kinh tế Việt Nam phát triền thêm một bước nhưng bị kìm hãm lệ thuộc Pháp. D. Nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào Pháp. Câu 13. Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đi vào đẩu tranh tự giác? A. Cuộc bãi công cùa công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn ( 1922). B. Cuộc tổng bãi công cùa công nhân Bắc Ki (1922). C. Bâi công cùa thợ máy xưởng Ba Son càng Sài Gòn ngăn tàu chiến Pháp đi đàn áp cách mạng ở Trung Ọuốc (8-1925). D. Cuộc bãi công cùa 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926). Câu 14. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn? A. Nguyễn Ai Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (18-6-1919). B. Nguyền Ậi Quốc tham gia sáng lập Đàng Cộng sản Pháp (12-1920). C. Nguyền Ái Quốc đọc Sơ thảo Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920). D. Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (6-1925). Câu 15. An Nam Cộng sẩn đảng được ra đời từ tổ chức nào? A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. B. Các hội viên tiên tiến trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ờ Trung Quốc và Nam Kì. C. Các hội viên tiên tiến trong Tân Việt cách mạng đảng. D. Số còn lại của Việt Nam quốc dân đảng. Câu 16: Ý nghĩa lớn nhất về sự ra đời của Đảng Cộng sàn Việt Nam là gì? A. Là sự kết hợp tất yếu của quá trinh đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam. B. Mở ra một bước ngoặt lịch sử vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Naim. C. Chẩm dứt thời kì khùng hoảng đường lối của cách mạng Việt Nam. D. Là bước chuẩn bị đầu tiên cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Ciu 17. Điểm nổi bật nhất trong phong trào cách mạng 1930 -1931 là gì? A. Vài trò lãnh đạo của Đảng và liên minh công- nông. B. Thành lập được đội quản chính trị của đông đảo quần chúng. C. Đảng được tập dượt trong thực tiễn lành đạo đấu tranh. D. Quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới sự lãnh đạo cùa Đảng. Ciu 18. Tinh chất cách mạng triệt để cùa phong trào cách mạng 1930 - 1931 được thể hiện như thể nào? A. Phong trào thực hiện sự liên minh công - nông vừng chắc. B. Phong trào đấu tranh liên tục từ Bẳc đến Nam. C. Phong trào dã giáng một đòn quyết liệt vào bọn thực dân, phong kiến. D. Phong trào đã sử dụng hinh thức vũ trang khởi nghĩa, đã giành được chính quyền ở một số địa phương thuộc Nghệ - Tĩnh và thành lập chính quyền cách mạng Xô Viết - Nghệ Tình. Câu 19. Cuộc đấu tranh công khai, hợp pháp trong những năm 1936-1939 thực sự là một cuộc cách mạng gì? A. Một cao trào cách mạng dân tộc dân chủ. B. Một cuộc cách mạng giải phỏng dân tộc. C. Một cuộc đấu tranh giai cấp. D. Một cuộc tuyên truyền vận động chủ nghĩa Mác - Lênin. Câu 20. Hội nghị lần 6 (11-1939) cúa Ban chấp hành Trung ưong Đáng đã xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương lúc này là gì? A. Đăt nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp lên hàng đầu. B. Chống chù nghĩa phát xít và chống chiến tranh. C. Dặt nhiệm vụ giái phỏn| dân tộc lên hàng đầu và cấp bách. D. Tất cà các nhiệm vụ trên. Câu 21. Quyết định Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành chính quyền trước khi Đồng minh vào Việt Nam. Đó là nội dung thể hiện trong Nghị quyết nào của Đảng? A. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 B. Nghị quyết của Đảng tại Hội nghị toàn quốc (13 đến 15/8/1945) C. Nghị quyết của Đại hội Quốc dân Tân Trào D. Nghị quyết của ban thường vụ trung ương Đảng họp ngay trong đêm Câu 22. Tổng khởi nghĩa đã nhanh chóng thành công trong cả nước, chỉ trong vòng 15 ngày: A.Từ ngày 13 đến ngày 27-8-1945. B. Từ ngày 14 đến ngày 28-8-1945. C. Từ ngày 15 đến ngày 29-8-1945. D. Từ ngày 16 đến ngày 30-8-1945. Câu 23. Việc kí Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 chứng tỏ: A. Sự mềm dèo cùa ta trong việc phân hoá kẻ thù B. Đường lối chù trương đủng đắn kịp thời cùa Đảng ta C. Sự thoả hiệp cùa Đảng ta và chính phủ ta D.Sự non yếu trong lãnh đạo cùa ta Câu 24. âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp bị thất baị hoàn toàn bởi chiến thắng nào của ta? A. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 B. Chiến dịch biên giới thu-đông 1950 C. Chiến cuộc đông – xuân 1953-1954 D. Chiến dịch điện biên phủ 1954 Câu 25. Vì sao ta mở chiến d|ch Biên giới 1950? A. Tạo điều kiện để thúc đẩy cuộc khởi nghía cùa ta tiến lên một bước. B. Khai thông biên giới, con dường liên lạc quốc tế giữa ta và Trung Quốc với cốc nước dân chù thế giới. C. Tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch, khai thông biên giới Việt Trung, mở rộng và cùng cổ cản cử địa cách mọng. D. Để đảnh bại kể hoạch Rơve Câu 26. Hoàn cảnh ra đời của kế hoạch Na-va? A. Lực lượng của Pháp suy yếu sau 8 năm tiến hành chiến tranh, vùng chiêm đỏng bị thu hẹp. gặp nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị. B. Tranh thủ sự viện trợ của Mĩ cho cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương, C. Chiên tranh Triều Tiên kết thúc. D. Tất cả các ý trên. Câu 27. kết quá lón nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954? A. Làm thất bại hoàn toàn âm mưu kéo dài chiến tranh của Pháp - Mĩ. B. Tiêu uiệt và bát sống 16200 tên địch, hạ 62 máy bay thu nhiều phương tiện chiên tranh hiện đại khác cua Pháp và Mĩ. C. Cìiái phóng 4000km đất đai và 40 vạn dân. D. Dập lan hoàn toàn kế hoạch Na-va, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo diều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao. Câu 28. Nguyên nhân cơ bàn nhất quyết định sự thắng lọi cuộc kháng chiên chống thục dân Pháp (1945-1954)? A. Sự lãnh đạo sáng suốt cùa Đảng đứng đầu là Chù tịch nồ Chi Minh với đường lối chính trị, quân sự, kháng chiến đúng dán. B. Truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất cùa dân tộc. C. Có hậu phương vững chẳc và khối đoàn kết toàn dân. D. Tình đoàn kết chiến đấu cùa nhân dân 3 nước Đông Dương và sự ùng hộ cùa nhâu dân tiến bộ thé giới. Câu 29. Nhiệm vụ cơ bản nhất của cách mạng nước ta sau 1954 là gì? A. Xây dựng CNXH ở miền Bắc, hổ trợ cho cách mạng miền Nam. B. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam chống Mĩ-Ngụy C. Miền Bác xây dựng CNXH, miền Nam tiến hành cách mạng dán tộc dân chủ, tiến tới thống nhất nước nhà. D. Miền Bắc xây dựng CNXH, chi viện cho miền Nam, miền Nam tiến hành cách mạng dân chủ nhân dân, bảo vệ miền Bắc, thực hiện thống nhất nước nhà. Câu 30. Đế quốc Mĩ thực hiện ý đồ thâm độc biến miền Nam thành thuộc địa kiều mói thể hiện ờ sự kiện nào? A. Mĩ ép Pháp đưa Ngô Đình Diệm lên làm thù tướng (20-5-1954). B. Lập khối quân sự SEATO, đặt miền Nam dưới sự bảo trợ cùa khối này. C. Mĩ Diệm tổ chức bầu cử riêng lè, lập nước Việt Nam Cộng hòa. D. Mĩ Diệm hô hào “Bấc tiến”. Câu 31. Âm mưu cơ bản của “ Chiến tranh đặc biệt"mà Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam là gì? A. Đưa quân chư hầu vào miền Nam Việt Nam. B. “Dùng người Việt đánh người Việt”, C. Đưa quân Mĩ ào ạt vào miền Nam. D. Đưa cố vấn Mĩ ào ạt vào miền Nam. Câu 32. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” có điểm gì khác cơ bản so với “Chiến tranh dặc biệt”? A. Lực lượng quân đội Ngụy giữ vai trò quan trọng. B. Lực lượng quân đội Mĩ giữ vai trò quan trọng nhất. C. Sử dụng trang thiết bị, vũ khí của Mĩ. D. Lực lượng quân đội Mĩ + quân Đồng minh giữ vai trò quyết định. Câu 33. Đầu lãm 1969, Chú tịch Hồ Chí Minh đã động viên tinh thần chiến đấu của quân tân ta như thế nào? A. “Hễ còn một thằng Mĩ thì ta phải chiến đấu quét sạch nó đi”. B. “Vì độc lập, vì tự do, đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào”, C. “Năm mới thắng lợi mới”. D. “Tiến lên toàn thắng ất về ta”. Câu 34. Ngày 6-6-1969 gắn với sự kiện lịch sử nào của dân tộc ta? A. Mật trận dàn tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đến Hội nghị Pa-ri. B. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương. C. Mĩ mở rộng tấn công phá hoại miền Bắc lần thứ hai. D. Chính phủ lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra đời. Câu 35. Ý nghĩa nào dưới đây không nằm trong thắng lợi cùa cuộc tổng tiến công chiến lưực 1972? A. Mở ra một bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ. B. Giáng một đòn mạnh mẽ vào quân ngụy và quốc sách “binh định”của “Việt Nam hoá” chiến tranh. C. Buộc Mĩ ngừng ngay cuộc ném bom đánh phá miền Bắc 12 ngày đêm. D. Buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hoá” trờ lại chiến tranh xâm lược, thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh. Câu 36. Vì sao Mĩ chấp nhận thương lượng với Việt Nam ở Hội nghị Pa-ri? A. Bị thất bại trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. B. Bị đánh bất ngờ trong cuộc tập kích chiến lược của ta vào Tết Mậu Thân 1968. C. Bị thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai. D. Bị thua đau trong cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm đánh phá miền Bắc Câu 37. Sau Hiệp định Pari, so sánh lực lượng giữa ta và địch đã thay đổi. Điều nào sau đây khômg đúng? A. Quân Mĩ và Đồng minh rút về nước, ngụy quyền Sài Gòn mất chỗ dựa. B. Viện trợ của Mĩ về quân sự, kinh tế, tài chính tăng gấp đôi. C. Miền Bắc hòa bình có điểu kiện đẩy mạnh sản xuất, tăng tiềm lực kinh tế, quốc phòng chi viện cho miền Nam. D. Miền Nam vùng giải phóng được mở rộng, sản xuất đẩy mạnh, tăng nguồn lực tại chỗ. Câu 38. Hoàn cảnh lịch sử nàọ là thuận lợi nhất đế từ đó Đảng đề ra chủ trương, kê hoạch giải phóng miền Nam? A. Quân Mĩ và quân Đồng minh đà rút khỏi miền Nam, Ngụy mất chỗ dựa. B. So sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta, nhất là sau chiến thắng Phước Long, C. Khá năng chi viện cùa miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam. D. Mĩ cắt giảm viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. Câu 39. Lúc 11giờ 30 phút ngày 30 - 4 - 1975, diễn ra sự kiện cơ bản nào ở Sài Gòn? A. Dương Vàn Minh kêu gọi “ngừng bắn để điều đình giao chính quyền”. B. Xe tăng ta tiến vào dinh “Độc lập” ngụy. C. Lá cờ cách mạng tung bay trên Phú tông thống ngụy. D. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn tháng. Câu 40. Chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng lần VI là gì? A.Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. B. Thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, C. Phát triển nền kinh tê theo cơ chê thị trường. D. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. ĐÁP ÁN. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA C A D A A C A A D A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA A D C C A B A D A A Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 ĐA B B A A C D D A D C Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 ĐA B B B D C B B B B D
Tài liệu đính kèm: