HÓA 12 LẦN 1 Câu 1: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là: 2 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 2: Cho 2,1g hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được 3,925g hỗn hợp muối. Công thức của hai amin trong hỗn hợp X là: C3H7NH2 và C4H9NH2 C. CH3NH2 và (CH3)3N CH3NH2 và C2H5NH2 D. C2H5NH2 và C3H7NH2 Câu 3: Hỗn hợp X gồm vinyl axetat, metyl axetat và etyl fomat. Đốt cháy hoàn toàn 3,08g X thu được 2,16g H2O. Phần trăm số mol của vinyl axetat trong X là: 75% B. 72,08% C. 27,92% D. 25% Câu 4: Hợp chất hữu cơ X (phân tử có vòng benzen) có công thức phân tử là C7H8O2 tác dụng được với Na và với NaOH. Biết rằng khi cho X tác dụng với Na dư, số mol H2 thu được bằng số mol X tham gia phản ứng và X chỉ tác dụng với NaOH theo tỉ lệ số mol 1:1 Công thức cấu tạo thu gọn của X là: C6H5CH(OH)2 B. HOC6H4CH2OH C. CH3C6H3(OH)2 D. CH3OC6H4OH Câu 5: Axit nào sau đây là axit béo? Axit axetic B. Axit glutamic C. Axit stearic D. Axit ađipic Câu 6: Cho 8,9g một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N phản ứng với 100ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7g chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của X là: HCOOH3NCH=CH2 C. CH2=CHCOONH4 H2NCH2CH2COOH D. H2NCH2COOCH3 Câu 7: Cho sơ đồ phản ứng: Este X C4HnO2 + NaOH, to Y + AgNO3/NH3,t0 Z + NaOH, to C2H3O2Na Công thức cấu tạo của X thỏa mãn sơ đồ đã cho là: CH3COOCH2CH3 B. CH2=CHCOOCH3 C. CH3COOCH=CH2 D. HCOOCH2CH2CH3 Câu 8: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là: 6 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 9: Cho dãy các chất sau: toluene, phenyl fomat, fructozo, Gly-Val, etylen glycol, triolein. Số chất bị thủy phân trong môi trường axit là: 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 10: Dãy chất nào sau đây đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường? Etylen glycol, glixerol và ancol etylic. C. Glucozo, glixerol và saccarozo. Glucozo, glixerol và metyl axetat. D. Glixerol, glucozo và etyl axetat. Câu 11: Cho 0,02mol α-aminoaxit X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,04mol NaOH. Mặt khác 0,02mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,02mol HCl, thu được 3,67g muối. Công thức của X là: CH3CH(NH2)COOH C. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH HOOCCH2CH(NH2)COOH D. H2NCH2CH(NH2)COOH Câu 12: Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít ancol etylic 46o (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml) là: 5,4kg B. 4,5kg C. 6,0kg D. 5,0kg Câu 13: Cho 3 dung dịch có cùng nồng độ mol: (1) H2NCH2COOH, (2) CH3COOH, (3) CH3CH2NH2. Dãy xếp theo thứ tự pH tăng dần là: (2), (1), (3) B. (3), (1), (2) C. (1), (2), (3) D. (2), (3), (1) Câu 14: Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5). Dãy các chất sắp xếp theo thức tự lực bazo tăng dần là: (3), (1), (5), (2), (4) C. (4), (2), (3), (1), (5) (4), (1), (5), (2), (3) D. (4), (2), (5), (1), (3) Câu 15: Aminoaxit X có công thức H2NCxHy(COOH)2. Cho 0,1mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M, thu được dung dịch chứa 36,7g muối. Phần trăm khối lượng của N trong X là: 10,526% B. 10,687% C. 11,966% D. 9,524% Câu 16: Hỗn hợp X gồm hidro, propen, axit acrylic, ancol anlylic. Đốt cháy hoàn toàn 0,75 mol X thu được 30,24 lít khí CO2(đktc). Đun nóng X với bột Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y. Tỷ khối hơi của Y so với X bằng 1,25. Cho 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch Br2. Giá trị của V là: 0,3 B. 0,6 C. 0,4 D. 0,5 Câu 17: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly và Gly-Ala là: Dung dịch NaOH C. Dung dịch NaCl Cu(OH)2 trong môi trường kiềm D. Dung dịch HCl Câu 18: Cho sơ đồ phản ứng C2H2 +HCN X X trùng hợp polime Y X + CH2=CH-CH=CH2 đồng trùng hợp polime Z Y và Z lần lượt là: Tơ nilon-6,6 và cao su cloropren Tơ nitron và cao su buna-S Tơ olon và cao su buna-N Tơ capron và cao su buna Câu 19: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh? Phenyl amoni clorua B. Anilin C. Glyxin D. Etylamin Câu 20: Cho các chất hữu cơ: CH3CH(CH3)NH2 (X) và CH3CH(NH2)COOH (Y). Tên thay thế của X và Y lần lượt là: Propan-1-amin và axit 2-aminopropanoic Propan-1-amin và axit aminoetanoic Propan-2-amin và axit aminoetanoic Propan-2-amin và axit 2-aminopropanoic Câu 21: Este nào sau đây khi phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng không tạo ra hai muối? C6H5COOC6H5 C. CH3COO-[CH2]2-OOCCH2CH3 H3COOC-COOCH3 D.CH3COOC6H5 Câu 22: Polime dùng để chế tạo thùy tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là: CH2=CH(CH3)COOCH3 C. C6H5CH=CH2 CH2=CHCOOCH3 D. CH3COOCH=CH2 Câu 23: Thủy phân chất X bằng dung dịch NaOH, thu được hai chất Y và Z đều có phản ứng tráng bạc, Z tác dụng được với Na sinh ra khí H2. Chất X là: HCOOCH2CHO C. CH3COOCH=CH2 HCOOCH=CH2 D. HCOOCH=CH-CH3 Câu 24: Số amin thơm bậc 1 ứng với công thức phân tử C7H9N là: 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 25: Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5H10O2, phản ứng được với dung dịch NaOH, nhưng không có phản ứng tráng bạc là: 4 B. 5 C. 8 D. 9 Câu 26: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: metylamin, ammoniac, phenol và anilin và các tính chất được ghi trong bảng sau: Chất X Y Z T Nhiệt độ sôi (oC) 182 184 -6,7 -33,4 pH (dung dịch có nồng độ 0,001M) 6,48 7,82 10,81 10,12 Nhận xét nào sau đây là đúng? Y là phenol B. Z là metylamin C. T là anilin D. X là amoniac Câu 27: Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là: 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 28: Cho sơ đồ phản ứng: X + H2O xt, to Y Y + AgNO3 + NH3 + H2O to Amoni gluconat + Ag + NH4NO3 Y xt E + Z Z + H2O as, chất diệp lục X + G X, Y, Z lần lượt là: Xelulozo, fructozo, cacbon dioxit C. Tinh bột, glucozo, etanol Xenlulozo, saccarozo, cacbon dioxit D. Tinh bột, glucozo, cacbon dioxit Câu 29: α-aminoaxit X chứa 1 nhóm –NH2. Cho 10,3g X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95g muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là: CH3CH2CH(NH2)COOH C. CH2CH(NH2)COOH H2NCH2CH2COOH D. H2NCH2COOH Câu 30: Có các chất sau: keo dán ure-fomandehit, tơ lapsan, tơ nilon-6,6, protein, sợi bong, amoni axetat, nhựa novolac. Trong các chất trên, có bao nhiêu chất mà trong phân tử của chúng có chứa nhóm –NH-CO-? 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 31: Trong các dung dịch sau: CH3CH2NH2, H2NCH2COOH, H2NCH2CH(NH2)COOH, HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH, số dung dịch làm xanh quỳ tím là: 1 B. 2 C.3 D. 4 Câu 32: Clo hóa PVC thu được polime chứa 63,96% clo về khối lượng, trung bình 1 phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là: 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 33: Cho từng chất H2NCH2COOH, CH3COOH, CH3COOCH3 lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH (to) và với dung dịch HCl (to). Số phản ứng xảy ra là: 3 B. 4 C. 5 D.6 Câu 34: Phát biểu đúng là: Phản ứng giữa axit và ancol khi có H2SO4 đặc là phản ứng một chiều. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối và ancol. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch. Câu 35: Trung hòa 5,48g hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic, cần dùng 600ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn khan có khối lượng là: 8,64g B. 6,84g C. 4,90g D. 6,80g Câu 36: Cho các phát biểu sau: Hidro hóa hoàn toàn glucozo tạo ra axit gluconic. Ở điều kiện thường, glucozo và saccarozo đều là những chất rắn, dễ tan trong nước. Xenlulozo trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói. Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết α-1,4-glicozit. Saccarozo bị hóa đen trong H2SO4 đặc. Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozo được dùng để pha chế thuốc. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là: 2 B. 3 C.4 D. 5 Câu 37: Cho 13,74g 2,4,6-trinitrophenol vào bình kín rồi nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được x mol hỗn hợp khí gồm: CO2, CO, N2 và H2. Giá trị của x là: 0,60 B. 0,36 C. 0,54 D. 0,45 Câu 38: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H6O4 tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng) theo phương trình phản ững: C4H6O4 + 2NaOH → 2Z + Y. Để oxi hóa hết a mol Y cần vừa đủ 2a mol CuO (đun nóng), sau phản ứng tạo thành a mol chất T (Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ). Khối lượng phân tử của T là: 44đvC B. 58đvC C. 82đvC D. 118đvC Câu 39: Cho các chất: axit glutamic, saccarozo, metyl amoni clorua, vinyl axetat, phenol, glixerol, Gly-Gly. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nóng là: 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 40: Trong các chất sau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất: Axit axetic B. etanol C. metyl fomat D. axetandehit ----------------HẾT--------------- CHÚC CÁC EM MAY MẮN!
Tài liệu đính kèm: