Bài tập về nhôm và phản ứng nhiệt nhôm

pdf 6 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 200Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập về nhôm và phản ứng nhiệt nhôm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập về nhôm và phản ứng nhiệt nhôm
HOÀNG PHƯỚC QUÂN 
FB: Quân Ronaldo (https://www.facebook.com/phuocquannk44) 
HÓA HỌC BEECLASS 
BÀI TẬP VỀ NHÔM VÀ PHẢN ỨNG NHIỆT NHÔM 
1. X là hỗn hợp gồm Al, CuO và hai oxit sắt, trong đó oxi chiếm 13,71% khối lượng hỗn hợp. 
Tiến hành nhiệt nhôm (trong điều kiện không có không khí) một lượng rắn X thu được hỗn hợp 
Y. Cho Y vào dung dịch NaOH dư thấy thoát ra V lít khí H2 (đktc) và có 1,2 mol NaOH đã tham 
gia phản ứng, chất rắn còn lại không tan có khối lượng là 28 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn 
toàn. Giá trị của V là 
A. 28,00. B. 26,88. 
C. 20,16. D. 24,64. 
(Nguồn: Anh Phan Thanh Tùng) 
2. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm 50,85g hỗn hợp X chứa Al, CuO, Fe3O4 có số mol bằng nhau 
trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được hõn hợp Y. Cho Y tác dụng với 
dung dịch H2SO4 đặc nóng , dư thu được V lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của 
V là : 
A. 3,36 C. 6,72 
B. 2,24 D. 1,12 
(Trích đề thi thử trường THPT chuyên Đại học Vinh/thi thử lần 2 – 2014) 
3. Trộn 10,8g bột Al với 34,8g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện 
không có không khí. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng 
(dư) thu được 10,752 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là : 
A. 80% C. 70% 
B. 90% D. 60% 
(Trích đề TSĐH Khối B năm 2010) 
4. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm 0,03 mol Cr2O3 ; 0,04 mol FeO và a mol Al. 
Sau một thời gian, trộn đều, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. 
HOÀNG PHƯỚC QUÂN 
FB: Quân Ronaldo (https://www.facebook.com/phuocquannk44) 
HÓA HỌC BEECLASS 
Phần một phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M (loãng). Phần hai phản ứng với 
dung dịch HCl loãng, nóng (dư), thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Giả sử trong phản ứng nhiệt 
nhôm, Cr2O3 chỉ bị khử thành Cr. Phần trăm khối lượng Cr2O3 đã phản ứng là : 
A. 20% C. 50% 
B. 33,33% D. 66,67% 
(Trích đề thi THPT Quốc Gia năm 2015) 
5. Nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al, FexOy (không có không khí) thu được hỗn 
hợp Y. Chia Y thành 2 phần : 
Phần 1 : Cho tác dụng với NaOH dư thu được 1,008 lít khí H2 (đktc) và còn lại 5,04g chất rắn 
không tan. 
Phần 2 : Có khối lượng 29,79 gam, cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 8,064 
lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). 
A. 39,72g và FeO C. 36,78g và Fe3O4 
B. 38,91g và FeO D. 39,72g và Fe3O4 
(Trường THPT Đoàn Thượng Hải Dương/thi thử lần 3-2015) 
6. Hỗn hợp A gồm Al và một oxit sắt được chia thành 2 phần bằng nhau : 
- Phần 1 : Cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 2,016 lít khí (đktc) 
- Phần 2 : Đem nung nóng ở nhiệt độ cao để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sản phẩm thu được 
hoàn tan trong dung dịch NaOH dư thu được chất rắn C và không có khí bay ra. Cho C phản ứng 
hết với dung dịch AgNO3 1M thì cần 120 ml. Sau phản ứng thu được 17,76 gam chất rắn và 
dung dịch chỉ chứa Fe(NO3)2. Công thức của oxit sắt và khối lượng của từng chất trong A là : 
A. Fe2O3 ; 3,24g và 9,6g C. Fe3O4 ; 2,7g và 2,33g 
B. Fe2O3 ; 3,24g và 19,2g D. FeO ; 5,4g và 14,4g 
(Trường THPT Đa Phúc, Hà Nội/thi thử lần 1 – 2015) 
HOÀNG PHƯỚC QUÂN 
FB: Quân Ronaldo (https://www.facebook.com/phuocquannk44) 
HÓA HỌC BEECLASS 
7. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm 18,76 gam hỗn hợp rắn gồm Al, Fe3O4, CuO, MgO đến khi 
các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan X vào dung dịch NaOH dư, 
sau phản ứng thu được dung dịch Y; hỗn hợp rắn Z và thấy thoát ra 3,75a mol khí H2. Sục khí 
CO2 dư vào dung dịch Y thu được 15,6 gam kết tủa. Hòa tan hết hỗn hợp rắn Z trong dung dịch 
HNO3 loãng, dư, đun nóng; sau phản ứng thu được dung dịch T và thấy thoát ra 2,75a mol khí 
NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-. Cô cạn dung dịch T thu được 42,22 gam muối khan. 
Biết các khí đều đo ở đktc và các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của CuO 
trong hỗn hợp rắn ban đầu gần nhất với: 
A. 18,7% C. 17,96% 
B. 19,8% D. 16,95% 
(Thầy Hoàng Văn Chung-Bến Tre) 
8. Trộn m gam Al vào 14,96 gam hỗn hợp rắn A gồm CuO, MgO, Fe2O3, Fe3O4 thu được hỗn 
hợp rắn B. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp rắn B đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn 
thu được hỗn hợp rắn C. Chia C thành hai phần bằng nhau. 
- Phần 1: Tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thấy thoát ra 24V lít 
khí H2 (đktc) và còn lại một phần chất rắn không tan. 
-Phần 2: Tác dụng với dung dịch HNO3 (dư, đun nóng) thì thấy có 0,69 mol HNO3 đã tham gia 
phản ứng, sau phản ứng thu được dung dịch D chứa 45,43 gam muối, đồng thời thấy thoát ra 
29V lít (đktc) hỗn hợp khí E gồm NO, N2O có tỉ khối so với H2 bằng 
456
29
. Cho dung dịch 
NaOH vào dung dịch D đến khi thu được khối lượng kết tủa lớn nhất thì dừng lại, sau đó lấy kết 
tủa đó nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 12,7 gam chất rắn. Phần trăm 
khối lượng của CuO trong hỗn hợp rắn A là: 
A. 8% C. 16% 
B. 6% D. 12% 
(Nguồn: Anh Phan Thanh Tùng) 
9. Nung m gam hỗn hợp X gồm bột Al và Fe3O4 sau một thời gian thu được chất rắn Y. Để hòa 
tan hết Y cần V ml dung dịch H2SO4 0,7M (loãng). Sau phản ứng thu được dung dịch Z và 9,846 
HOÀNG PHƯỚC QUÂN 
FB: Quân Ronaldo (https://www.facebook.com/phuocquannk44) 
HÓA HỌC BEECLASS 
lít khí (đo ở 1,5atm; 027 C). Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Z đến dư, thu được kết tủa M. 
Nung M trong chân không đến khối lượng không đổi thu được 44 gam chất rắn T. Cho 50 gam 
hỗn hợp X1 gồm CO và CO2 qua ống sứ đựng chất rắn T nung nóng. Sau khi T phản ứng hết, thu 
được hỗn hợp khí X2 có khối lượng gấp 1,208 lần khối lượng X1. Giá trị của m và V lần lượt là 
A. 59,9 và 1900. B. 59,9 và 2000. 
C. 57,2 và 2000. D. 66,9 và 1900 
(Đề thi thử THPT Quốc gia- THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên; 2014-2015) 
10. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 (trong điều kiện không có 
không khí) thu được 14,46 gam hỗn hợp Y, nghiền nhỏ, trộn đều và chia hỗn hợp Y thành hai 
phần : 
 - Phần một : Tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 0,504 lít H2 (đktc) và 1,68 gam chất 
rắn không tan. 
 - Phần hai : Tác dụng vừa đủ với 304 ml dung dịch HNO3 2,5M thu được 1,904 lít NO (đktc) và 
dung dịch Z chứa m gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị m. 
(Nguồn: Nguyễn Thế Vinh) 
11. Nung 28,08g hỗn hợp X gồm Al và một oxit sắt trong khí trơ, sau một thời gian phản ứng thu 
được chất rắn Z. Chia chất rắn Z làm 2 phần: 
- Phần một: Cho vào dung dịch NaOH dư, thu được 2,016 lít khí H2 (đktc) và còn lại chất rắn Y. 
Hòa tan hết Y vào dung dịch HNO3 dư thu được 2,464 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất 
của N+5) 
- Phần hai: Tác dụng tối đa với dung dịch chứa 64,68g H2SO4 (đặc, nóng), thu được SO2 là sản 
phẩm khử duy nhất của S+6. Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm: 
A. 60% C. 85% 
B. 70% D. Không có đáp án đúng 
(Tác giả sưu tầm) 
HOÀNG PHƯỚC QUÂN 
FB: Quân Ronaldo (https://www.facebook.com/phuocquannk44) 
HÓA HỌC BEECLASS 
12. Hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3. Lấy 85,6 gam X đem nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt 
nhôm (Giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử oxit kim loại thành kim loại), sau một thời gian thu được 
m gam chất rắn Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau: 
- Phần 1: Hòa tan trong dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và còn lại m1 gam 
chất không tan. 
-Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch HCl thấy thoát ra 10,08 lít khí (đktc). Thành phần chất rắn 
Y gồm các chất là? 
A. Al, Fe, Al2O3. C. Al, Fe2O3, Fe, Al2O3. 
B. Fe2O3, Fe, Al2O3. D. Fe, Al2O3. 
 (Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1- THPT Quỳnh Lưu, 2014-2015) 
13. Cho m gam hỗn hợp A gồm Al và Fe3O4. Nung A ở nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn 
toàn thu được hỗn hợp B. Nghiền nhỏ hỗn hợp B, trộn đều, chia làm hai phần không bằng nhau: 
Phần 1 (phần ít): Tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,176 lít khí H2. 
Tách riêng chất không tan đem hòa tan trong dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít khí. 
Phần 2 (phần nhiều): Cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,552 lít khí. Giá trị của m và 
thành phần phần trăm khối lượng của một chất có trong hỗn hợp A (thể tích các khí đo ở đktc) 
gần nhất với 
A. 22 và 63. B. 23 và 64. 
C. 23 và 37 . D. 22 và 36. 
(Nguồn: Anh Phan Thanh Tùng) 
14. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm 59,9 gam hỗn hợp X gồm bột nhôm và một oxit sắt trong 
bình kín một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa 3,0 
mol axit HCl thu được dung dịch Z và 13,44 lít khí H2 (đktc). Cho từ từ dung dịch NaOH vào Z 
đến khi không còn phản ứng xảy ra nữa thì thấy đã dùng vừa đúng 3,5 mol, đồng thời thu được 
55,7 gam kết tủa. Công thức oxit sắt là 
HOÀNG PHƯỚC QUÂN 
FB: Quân Ronaldo (https://www.facebook.com/phuocquannk44) 
HÓA HỌC BEECLASS 
A. Fe2O3. B. FeO. 
C. Fe3O4. D. Cả ba oxit 
(Nguồn: Anh Phan Thanh Tùng) 
15. Trộn 21,6 gam bột Al với m gam hỗn hợp X ( gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4) được hỗn hợp Y. 
Nung Y ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn 
thu được hỗn hợp chất rắn Z. Cho Z tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít khí. Nếu 
cho Z tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được 19,04 lít NO (sản phẩm khử duy 
nhất). Biết các thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m là 
A. 58,6. B. 50,8. 
C. 46,0. D. 62,0. 
(Đề thi thử Đại học lần 5-THPT Chuyên ĐHSP Hà Nội; 2011-2012) 
--HẾT-- 
CHÚC MỌI NGƯỜI HỌC TỐT! 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_tap_ve_nhom_va_phan_ung_nhiet_nhom.pdf