Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan môn: Công nghệ lớp 8

doc 26 trang Người đăng haibmt Lượt xem 19249Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan môn: Công nghệ lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan môn: Công nghệ lớp 8
Phòng gd & Đt đề kiểm tra Trắc nghiệm khách quan
 Việt Trì Môn : Công nghệ lớp 8 – Tuần: 1
 Người ra đề: Hà Thị Kim Thanh
 Lưu Thị Bích Vân
Người thẩm định:Nguyễn Chung Bích THCS Thanh Đình
 Nguyễn Thị Thanh Mai THCS Sông Lô
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời.
Câu 1- Con người thường dùng những phương tiện nào để giao tiếp với nhau:
A- Tiếng nói. 	C- Chữ viết, hình vẽ.
B- Cử chỉ. 	D- Cả ba phương án trên
Câu 2- Vai trò của bản vẽ kĩ thuật:
Chế tạo các sản phẩm.
Thi công các công trình.
Sử dụng có hiệu quả và an toàn các sản phẩm, các công trình.
Cả ba phương án trên.
Câu 3- Bản vẽ được dùng trong những lĩnh vực kĩ thuật nào?
Cơ khí. 	B- Kiến trúc. C- Điện lực.	 D-Mọi lĩnh vực kĩ thuật
 Câu 4- Chúng ta học môn vẽ kĩ thuật để làm gì?
A- ứng dụng vào sản xuất. 	 C- Học tốt các môn khoa học, kĩ thuật khác.
B- ứng dụng vào đời sống. D- Cả ba phương án trên.
Câu 5- Yêu cầu của bản vẽ kĩ thuật
A- Diễn tả hình dạng kết cấu của sản phẩm.
B- Đảm bảo kích thước của sản phẩm.
C- Vẽ đúng kĩ thuật và nguyên liệu cần dùng.
D- Cả ba phương án trên.
Câu 6- Sử dụng phép chiếu nào để vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể?
Phép chiếu song song. 	C- Phép chiếu vuông góc.
Phép chiếu xuyên tâm. 	D- Cả ba phép chiếu trên.
*Câu 7- Đặc điểm của tia chiếu đối với mặt phẳng chiếu:
A- Xiên góc.	C- Xiên góc hoặc vuông góc.
B- Vuông góc.	 D- Cả ba phương án trên.
*Câu 8- Đặc điểm tia chiếu của phép chiếu vuông góc?
A- Các tia chiếu đồng quy.
B- Các tia chiếu song song.
C- Các tia chiếu song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu.
D- Cả 3 phương án trên đều sai.
**Câu 9- Hình chiếu của vật thể là:
A- Hình nhận được khi chiếu vật thể lên mặt phẳng chiếu.
Bóng của vật thể.
Cả hai phương án trên.
**Câu 10- Hướng chiếu và vị trí của hình chiếu đứng trên bản vẽ.
Hướng chiếu từ trước tới, ở góc trên bên trái bản vẽ.
Hướng chiếu từ trên xuống, ở góc trên bên trái bản vẽ.
Hướng chiếu từ sau tới, ở góc trên bên phải bản vẽ.
Cả ba phương án trên đều sai.
Phòng gd & Đt đề kiểm tra trắc nghiêm khách quan
 Việt Trì Môn : Công nghệ lớp 8 – Tuần: 2
 Người ra đề: Hà Thị Kim Thanh
 Lưu Thị Bích Vân
Người thẩm định:Nguyễn Chung Bích THCS Thanh Đình
 Nguyễn Thị Thanh Mai THCS Sông Lô
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời.
Câu 1- Nét vẽ dùng vẽ cạch thấy, đường bao thấy của vật thể?
A- Nét liền đậm. C- Nét đứt. B- Nét gạch chấm mảnh. D- Nét liền mảnh. 
Câu 2- Hướng chiếu của hình chiếu cạnh?
A- Từ trước tới. C- Từ phải sang
Từ trên xuống. D- Từ trái sang.
Câu 3- Khối đa diện được bao bởi những hình gì?
A- Tam giác. C- Hình vuông.
B- Chữ nhật. D- Các hình đa giác phẳng.
Câu 4- Các khối đa diện xác định bởi kích thước ?
A- Kích thước đáy. C- Kích thước chiều cao và đáy.
B- Chiều cao. D- Cả 3 phương án trên đều sai.
Câu 5- Đặt đáy hình hộp chữ nhật song song với mặt phẳng chiếu bằng, hình chiếu đứng cho biết kích thước?
Chiều dài, chiều rộng. C- Chiều cao, chiều rộng
Chiều dài, chiều cao. D- Cả ba phương án trên.
Câu 6- Tên hình chiếu ở trên, bên phải hình chiếu đứng?
A- Hình chiếu đứng. C- Hình chiếu bằng .
B- Hình chiếu cạnh. D- Cả 3 phương án đều sai.
*Câu 7- Tỉ lệ bản vẽ 2,5 :1 ?
A- Tỉ lệ nguyên hình. C- Tỉ lệ thu nhỏ.
B- Tỉ lệ phóng to. D- Cả 3 phương án đều sai.
*Câu 8- Tên 2 hình chiếu trên bản vẽ kĩ thuật trên dưới thẳng hàng nhau?
A- Hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh. 
B- Hình chiếu cạnh và hình chiếu bằng. 
C- Hình chiếu đứng và hình chiếu bằng.
D- Cả 3 phương án trên đều sai 
** Câu 9- Nét vẽ đường xuyên tâm của vật thể tròn xoay?
A- Nét gạch chấm mảnh. C- Nét đứt
B- Nét liền mảnh. D- Nét đậm .
**Câu10- Đặt đáy của hình chóp đều song song với mặt phẳng chiếu bằng, hình chiếu bằng là hình gì?
Hình tam giác đều. C- Hình lục giác đều.
B- Hình vuông. D- Hình đa giác đều
Phòng gd & Đt đề kiểm tra trắc nghiêm khách quan
 Việt Trì Môn : Công nghệ lớp 8 – Tuần: 3
 Người ra đề: Hà Thị Kim Thanh
 Lưu Thị Bích Vân
 Người thẩm định:Nguyễn Chung Bích THCS Thanh Đình
 Nguyễn Thị Thanh Mai THCS Sông Lô
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời.
Câu 1- Nét vẽ đường bao khuất, cạnh khuất của vật thể?
A- Nét liền đậm. C- Nét đứt.
D- Nét gạch chấm mảnh. B- Nét liền mảnh.
Câu 2- Hướng chiếu của hình chiếu bằng?
A-Từ trước tới. C- Từ phải sang
Từ trên xuống. D- Từ trái sang.
Câu 3- Bản vẽ Kĩ thuật sử dụng những tỉ lệ nào ?
A- Tỉ lệ nguyên hình. C- Tỉ lệ thu nhỏ.
B- Tỉ lệ phóng to. D- Cả 3 phương án trên.
Câu 4- Đặc điểm các hình chiếu của hình cầu?
Các hình tròn đường kính bằng nhau. C- Các hình tròn có đường kính 
khác nhau 
B- Các hình vuông. D- Cả ba phương án trên đều sai.
Câu 5- Khối tròn xoay được tạo bởi ?
A- Khi quay một hình phẳng. 
B- Khi quay một hình chữ nhật. 
C- Khi quay một hình tam giác.
D- Khi quay một hình phẳng quanh một đường cố định ( trục quay) của hình.
Câu 6- Để biểu diễn các khối tròn xoay cần mấy hình chiếu?
Hai. C- Ba.
Một. D- Cả ba phương án trên.
*Câu 7- Đặt trục quay hình trụ vuông góc với mặt phẳng chiếu cạnh chiếu đứng là hình gì?
A- Hình tròn. C- Hình vuông.
B- Chữ nhật. D- Hình đa giác phẳng.
*Câu 8- Đặt trục quay hình nón vuông góc với mặt phẳng chiếu cạnh thì chiếu bằng là hình gì?
 A- Tam giác. C- Tam giác cân.
B- Hình tròn. D- Cả 3 phương án trên đều sai.
** Câu 9- Khi vẽ hình ba chiều của hình hộp chữ nhật kích thước theo trục nào được rút ngắn 1/2?
A-Theo trục OX. C- Theo trục OZ
B-Theo trục OY. D- Cả ba phương án trên.
**Câu 10- Hình dạng hình chiếu của hình trụ tên ba mặt phẳng hình chiếu:
A- Hai hình chữ nhật và một hình tròn.
B- Hai hình vuông và một hình tròn.
C- Ba hình chữ nhật.
D- Cả ba phương án trên.
Phòng gd & Đt đề kiểm tra trắc nghiêm khách quan
 Việt Trì Môn : Công nghệ lớp 8 – Tuần: 4
 Người ra đề: Hà Thị Kim Thanh
 Lưu Thị Bích Vân
Người thẩm định:Nguyễn Chung Bích THCS Thanh Đình
 Nguyễn Thị Thanh Mai THCS Sông Lô
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời.
Câu 1- Có mấy loại bản vẽ kĩ thuật?
 A- Một loại. C- Ba loại.
 B- Hai loại. D- Nhiều loại, mỗi ngành kĩ thuật một loại.
Câu 2- Bản vẽ kĩ thuật dùng hình cắt để biển diễn?
Biểu diễn vật thể.
 B- Biểu diễn cấu tạo bên ngoài của vật thể.
 C- Biểu diễn cấu tạo bên trong của vật thể. 
 D- Cả ba phương án trên.
Câu 3- Hình cắt là hình?
 A- Biển diền phần vật thể phía sau mặt phẳng cắt. 
 B- Biển diền phần vật thể phía trước mặt phẳng cắt. 
 C- Biển diền phần vật thể trên mặt phẳng cắt.
 D- Cả ba phương án trên.
Câu 4: Chỉ ra chi tiết có ren
A-Đinh tán.	 C-Đai ốc bu lông
B-Then cửa	 D-Cả ba phương án trên
Câu 5: Ren ngoài đường chân ren được vẽ bằng nét?
A-Nét liền mảnh	C-Nét đứt
B-Nét liền đậm	D-Nét chấm gạch mảnh
Câu 6: Ren ngoài vòng đỉnh ren được vẽ bằng?
A-Vẽ hở bằng nét liền đậm 	 C-Vẽ đóng kín bằng nét liền đậm	B-Vẽ đóng kín bằng nét liền mảnh D-Vẽ hở bằng nét liền mảnh
Câu 7: Ren ngoài vòng chân ren được vẽ bằng?
A-Vẽ hở bằng nét liền đậm C- Vẽ đóng kín bằng nét liền đậm 
B- Vẽ đóng kín bằng nét liền mảnh D-Vẽ hở bằng nét liền mảnh
Câu 8:Ren trong vòng đỉnh ren được vẽ bằng?
	A-Vẽ hở bằng nét liền đậm	 C-Vẽ đóng kín bằng nét liền đậm
	B-Vẽ đóng kín bằng nét liền mảnh	 D-Vẽ hở bằng nét liền đậm
*Câu 9: Ren dùng để làm gì?
	A-Ghép các chi tiết với nhau	 C-Truyền lực
	B-Tạo ra mối ghép tháo được	 D-Cả ba phương án trên
**Câu 10:Trường hợp ren bị che khuất thì các đường đỉnh ren, chân ren, giới hạn ren 
 đều được vẽ bằng nét:
	A-Gạch chấm mảnh 	 C-Nét liền mảnh
 B-Nét liền đậm D-Cả ba phương án trên sai
Phòng gd & Đt đề kiểm tra trắc nghiêm khách quan
 Việt Trì Môn : Công nghệ lớp 8 – Tuần: 5
 	Người ra đề: Hà Thị Kim Thanh
 Lưu Thị Bích Vân
Người thẩm định:Nguyễn Chung Bích THCS Thanh Đình
 Nguyễn Thị Thanh Mai THCS Sông Lô
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời.
Câu 1- Trình tự đọc bản vẽ chi tiết gồm mấy bước?
Bốn. 	 C- Ba.
Hai. 	 D- Năm.
Câu 2: Trình tự lắp bộ vòng đai
A-Vòng đai-Bu lông-Vòng đệm-Đai ốc	 C-Bu lông-Vòng đệm-vòng đai-đai ốc
B-Đai ốc-Vòng đệm-Bu lông-Vòng đai	 D-Bu lông-Đai ốc-Vòng đệm-Vòng đai
Câu 3: Trình tự tháo bộ vòng đai
A-Vòng đai-Bu lông-Vòng đệm-Đai ốc C-Bu lông-Vòng đệm-vòng đai-đai ốc
B- Đai ốc-Vòng đệm-Bu lông-Vòng đai	 D-Bu lông-Đai ốc-Vòng đệm-Vòng 
Câu 4: Bản vẽ lắp bộ vòng đai cần mấy hình biểu diễn?
A- Một C- Ba
B- Hai D- Bốn
Câu 5: Bản vẽ lắp bộ ròng rọc cần mấy hình biểu diễn
A- Một C- Ba
 B- Hai D- Bốn
*Câu 6- Các vật thể sau vật thể nào cần vẽ hình cắt?
 A- Hình trụ. C- Hình nón
Hình cầu. D- ống trụ.
*Câu 7: Để cho bu lông và đinh ốc ăn khớp với nhau thì:
	A-Dạng ren, đường kính ren phải như nhau
	B-Bước ren phải như nhau
	C-Hướng xoắn của ren phải như nhau
	D-Cả ba phương án trên
*Câu 8- Cách ghi kích thước đường kính hình tròn trên bản vẽ kĩ thuật (Ví dụ đường kính 30mm)?
 A- R 30. C- ỉ30.
 B- 30. 	D- Cả ba phương án trên
**Câu 9:Trường hợp ren bị che khuất thì các đường đỉnh ren, chân ren, giới hạn ren 
 đều được vẽ bằng nét:
	A-Gạch chấm mảnh 	 C-Nét liền mảnh
 B-Nét liền đậm D-Cả ba phương án trên sai
** Câu 10- Khi đọc bản vẽ phải:
Mô tả được hình dạng và cấu tạo của chi tiết.
Hiểu được công dụng của chi tiết
Cả hai phương án trên 
 Phòng GD-ĐT Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
 Việt trì Môn: Công nghệ lớp : 8- Tuần 6
 Người ra đề: Hà Thị Kim Thanh
 Lưu Thị Bích Vân
Người thẩm định:Nguyễn Chung Bích THCS Thanh Đình
 Nguyễn Thị Thanh Mai THCS Sông Lô
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu x vào phiếu trả lời
Câu 1: -Bản vẽ lắp diễn tả:
A-Hình dạng, kết cấu một sản phẩm.
B-Vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm
C-Cả hai phương án trên.
Câu 2: Bản vẽ lắp dùng để?
A-Thiết kế sản phẩm	 C-Sử dụng sản phẩm
B-Lắp ráp sản phẩm	 D-cả ba phương án trên
Câu 3: Bản vẽ lắp gồm?
A-Hình biểu diễn kích thước 	 C-Khung tên	
B-Bảng kê D-Cả ba phương án trên
Câu 4: Trình tự đọc bản vẽ lắp gồm mấy bước?
A- Năm bước C-Sáu bước
B- Bốn bước D- Ba bước
Câu 5: Kích thước trên bản vẽ lắp gồm?
A-Kích thước chung 
B-Kích thước lắp ráp giữa các chi tiết
C-Kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết
D-Cả ba phương án trên
Câu 6: Bản kê trên bản vẽ lắp cho biết?
	A- Tên gọi chi tiết 	C-Vật liệu chế tạo chi tiết
	B-Số lượng chi tiết	D-Cả ba phương án trên
*Câu 7: Trên hình chiếu, bản vẽ lắp dùng hình gì để thể hiện cấu tạo bên trong của vật thể?
	A-Hình cắt cục bộ	C-Hình chiếu
	B-Hình cắt	D-Mặt cắt
*Câu 8: Bản vẽ lắp tô màu các chi tiết để?
	A-Nhận biết từng chi tiết
	B-Xác định vị tri của nó trên bản vẽ
	C- Cả hai phương án trên
**Câu 9: Kích thước chung của sản phẩm gồm?
	A- Kích thước chiều dài C-Kích thước chiều rộng
	 B-Kích thước chiều cao D-Cả ba phương án trên
**Câu 10: Sự khác nhau giữa bản vẽ lắp, bản vẽ chi tiết:
	A-Bản vẽ lắp biểu diễn sản phẩm; Bản vẽ chi tiết biểu diển từng bộ phận của 
	sản phẩm
	B-Bản vẽ lắp biểu diễn nội dung từng chi tiết; bản vẽ chi tiết biểu diễn sản phẩm 
	C-Phương án A, B sai
Phòng GD-ĐT Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
 Việt trì Môn: Công nghệ lớp : 8- Tuần 7
 Người ra đề: Hà Thị Kim Thanh
 Lưu Thị Bích Vân
Người thẩm định:Nguyễn Chung Bích THCS Thanh Đình
 Nguyễn Thị Thanh Mai THCS Sông Lô
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu x vào phiếu trả lời
Câu 1: Trong các loại bản vẽ sau bản vẽ nào được sử dụng nhiều trong ngành xây dựng?
A-bản vẽ chi tiết	 C-Bản vẽ lắp
B-Bản vẽ nhà	 D-Cả ba phương án trên đều sai
Câu 2: Bản vẽ nhà dùng để làm gì?
A-Thiết kế thi công xây dựng ngôi nhà	C-Thiết kế ngôi nhà
B-Thi công xây dựng ngôi nhà	D-Cả ba phương án trên đều sai
Câu 3: Bản vẽ nhà gồm mấy hình biểu diễn?
A) 1 	 C) 3 	
B) 2 D) 4
Câu 4: Trong các hình biểu diễn ngôi nhà, hình nào quan trọng nhất?
A- Mặt bằng C- Mặt cắt
B- Mặt đứng D-Cả ba phương án trên
Câu 5: Trình tự đọc bản vẽ nhà gồm mấy bước?
A- Hai bước 	 C- Bốn bước
 B- Ba bước	 D- Năm bước
Câu 6: Kích thước trên bản vẽ nhà gồm:
	A- Kích thước chung C-Cả hai phương án trên
	B-Kích thước từng bộ phận
*Câu 7: Đơn vị đo dùng cho các kích thước trên bản vẽ nhà là:
	A- mm C- dm
	B- cm D-Cả ba phương án trên
*Câu 8: Để bổ sung cho bản vẽ nhà người ta dùng hình gì?
	A- Hình ba chiều
	B- Hình chiếu phối cảnh
	C- Cả hai phương án trên
**Câu 9: Kích thước chung của ngôi nhà gồm:
	A-Kích thước chiều dài C-Kích thước chiều rộng
B-Kích thước chiều cao D- kích thước ba chiều của ngôi nhà
**Câu 10: Trình tự đọc bản vẽ nhà:
	A-Khung tên, kích thước, hình biẻu diễn, các bộ phận.
	B- Kích thước,hình biểu diễn, các bộ phận, khung tên.
	C-Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, các bộ phận.
	D-Khung tên, hình biểu diễn, các bộ phận, kích thước.
Phòng GD-ĐT Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
 Việt trì Môn: Công nghệ lớp : 8- Tuần 8
 Người ra đề: Hà Thị Kim Thanh
 Lưu Thị Bích Vân
Người thẩm định:Nguyễn Chung Bích THCS Thanh Đình
 Nguyễn Thị Thanh Mai THCS Sông Lô
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu x vào phiếu trả lời
Câu 1: Cơ khí có vai trò quan trọng như thế nào trong sản xuất và đời sống?
A-Tạo ra các máy và các phương tiện thay lao động thủ công để nâng cao năng xuất lao động
B-Giải phóng sức lao động cơ bắp cho con người, giúp con người lao động nhẹ nhàng hơn.
C-Mở rộng tầm nhìn giúp con người chiếm lĩnh được không gian và thời gian
D- Cả ba phương án A, B, C
Câu 2: Các sản phẩm sau, sản phẩm nào không phải là sản phẩm cơ khí
A-Kim khâu, ngòi bút C- ấm sứ, nồi đất
B- Con dao, cái cuốc D-Ô tô , tàu hoả
Câu 3: Quá trình hình thành sản phẩm cơ khí
A-Vật liệu cơ khí -> Gia công cơ khí -> 	Chi tiết -> Lắp ráp -> Sản phẩm cơ khí
B-Vật liệu ->	Gia công ->	Lắp ráp ->	Sản phẩm cơ khí
C-Vật liệu ->	Gia công ->	Sản phẩm cơ khí
D-Cả ba phương án trên
Câu 4: Quá trình gia công cơ khí là:
A-Gò; Hàn; dập, dũa, kéo, nắn	 	 C-Quá trình nhiệt luyện sản phẩm
B- Tạo cho chi tiết có hình dạng, kích thước 
 và tính chất xác định đảm bảo yêu cầu kỹ thuật D- Cả 3 phương án A, B, C đúng
Câu 5: Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí
A-Tính chất lý học C- Tính chất cơ học và công nghệ
B-Tính chất hoá học D-cả ba phương án A, B, C
Câu 6:Thế nào là tính chất công nghệ của vật liệu cơ khí:
	A-Độ bền C-Là màu sắc của vật liệu
	B-Là khả năng gia công khó hay dễ D-Là khả năng chịu mài mòn
*Câu 7:Chọn câu đúng
	A-Gang là kim loại đen, dễ kéo dài, dễ rát mỏng, có tính dẫn nhiệt và dẫn điện tốt
	B-Kim loại màu thường dùng trong xây dựng và kết cấu cầu đường
	C-Kim loại màu dễ kéo dài, dễ rát mỏng, có tính chống mài mòn
*Câu 8: Sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại:
	A-Kim loại dẫn điện tốt; Phi kim loại không có ( hoặc kém) dẫn điện
	B-Kim loại dẫn điện kém, Phi kim loại dẽn nhiệt tốt
	C-Kim loại có màu sáng; Phi kim loại có màu tối
**Câu 9: Sự khác nhau giữa kim loại đen và kim loại màu:
	A-Kim loại đen chứa sắt, kim loại màu không chứa sắt hoặc rất ít
B-Kim loại đen có màu đen, kim loạ màu thì có nhiều màu sắc khác nhau
C-Cả hai phương án A, B
**Câu 10: Trong thép tỷ lệ các bon là bao nhiêu?
	A) 2,14%
	B) = 2,14% D) Phương án A, B đúng
Phòng gd&đt Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
 Việt trì Môn: Công nghệ lớp 8-Tuần 9
 	 Người ra đề: Hà Thị Kim Thanh
	 Lưu Thị Bích Tâm
Người thẩm định:Nguyễn Chung Bích THCS Thanh Đình
 Nguyễn Thị Thanh Mai THCS Sông Lô
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu nhân vào phiếu trả lời.
Câu 1: Dựa vào đâu để phân biệt vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại ?
	A-Quan sát bên ngoài các mẫu vật liệu	C-So sánh tính cứng
	B-So sánh tính dẻo	D-Cả ba phương án trên
Câu 2: Căn cứ vào đâu để phân biệt kim loại màu và kim loại đen ?
 A- Tính cứng C- Khả năng biến dạng
 B- Tính dẻo D- Cả 3 phương án trên
Câu3: Gang và thép vật liệu nào dẻo hơn ? 
 A- Thép dẻo hơn gang C- Gang và thép như nhau	
 B- Gang dẻo hơn thép
Câu4: Công dụng của thước cặp ?
 A- Đo đường kính trong ;đường kính ngoài C- Đo chiều sâu
 B- Đo chiều dài D- Cả A và C đều đúng
Câu5: Trong các dụng cụ sau đây dụng cụ nào không dùng để tháo lắp ?
 A- Mỏ lết C- Tua vít
 B- Cờ lê D- Ê tô
Câu6: Trong các dụng cụ sau đây dụng cụ nào dùng để kẹp chặt ?
 A- Mỏ lết C- Ê tô
 B- Cờ lê D- Tua vít
*Câu7: Các dụng cụ cầm tay cơ bản trong ngành cơ khí ?
 A- Dụng cụ đo C- Dụng cụ gia công
 B- Dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt D- Cả A,B,C đều đúng
*Câu8: Trong các dụng cụ sau đây dụng cụ nào không phải là dụng cụ 
	gia công cơ khí ?
 A- Cưa C- Dũa
 B- Đục D- Mỏ lết
**Câu9: So sánh độ cứng của gang và thép ?
 A- Gang cứng hơn C- Gangvà thép như nhau
 B- Thép cứng hơn
**Câu10: Gang và thép vật liệu nào nhiều màu sắc hơn ?
 A- Thép nhiều màu hơn C- Thép và gang như nhau	
 B- Gang nhiều màu hơn
Phòng gd&đt Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
 Việt trì Môn: Công nghệ lớp 8-Tuần 10
 	 Người ra đề: .Hà Thị Kim Thanh
 Lưu Thị Bích Tâm
Người thẩm định:Nguyễn Chung Bích THCS Thanh Đình
 Nguyễn Thị Thanh Mai THCS Sông Lô
 Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu nhân vào phiếu trả lời
Câu1- Tư thế đứng cưa :
	A-Đứng thẳng thoải mái 	 B-Khối lượng cơ thể phân đều lên hai chân 	C-Hai chân đứng tạo góc 750 D-Phải đảm bảo cả ba yếu tố trên	
Câu 2-Trong các qui định sau qui định nào không đúng khi cưa:
	A-Kẹp vật cưa phải đủ chặt.
	B-Lưỡi cưa căng vừa phải 
	C-Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa nhẹ hơn
	D-Dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi mạt cưa đi
Câu3-Cách cầm đục và búa:
 A-Cầm đục tay trái , cầm búa tay phải
 B- Cầm đục tay phải , cầm búa tay trái
 C- Thuận tay nào cầm búa tay đó , còn tay kia cầm đục
Câu4- Có mấy loại dũa mà em đã được học ?
 A- 3 loại B- 4 loại C- 5 loại D- 6 loại
Câu 5- Để đảm bảo an toàn khi dũa - trong các yêu cầu sau yêu cầu nào là không cần thiết :
 	A- Bàn nguội phải chắc chắn , vật dũa phải được kẹp chặt 
 B- Không được dùng dũa không có cán hoặc cán gẫy
 C- Không thổi phoi, tránh phoi bắn vào mắt
 D- Dũa phải mới
Câu6- Cấu tạo của mũi khoan gồm mấy phần ?
 A- 2 phần B- 3 phần C- 4 phần D- 5 phần
*Câu 7- Cách cầm dũa khi thao tác dũa: 
 A- Tay phải cầm cán dũa hơi ngửa lòng bàn tay, tay trái đặt hẳn lên đầu dũa
 B- Tay trái cầm cán dũa hơi ngửa lòng bàn tay, tay phải đặt hẳn lên đầu dũa
 C- Thuận tay nào thì tay ấy cầm cán dũa , còn tay kia đặt hẳn lên đầu dũa
*Câu 8- Các bước cơ bản khi khoan gồm mấy bước ?
 A- 2 bước 	B- 3 bước C- 4 bước D- 6 bước
**Câu 9- Trong các yêu cầu sau yêu cầu nào không đúng khi thao tác dũa ?
 A- Khi đẩy dũa đi, để tạo lực cắt thì hai tay ấn nhẹ, giữ dũa cho dũa được thăng bằng
 B- Khi kéo dũa về không cần cắt, do đó kéo nhanh và nhẹ nhàng
 C- Khi đẩy dũa đi và kéo dũa về hai tay phải ấn đều để tạo lực cắt.
**Câu 10- Khi đục vị trí của đục như thế nào ?
 A- Đục nghiêng với mặt nằm ngang 1 góc 300 - 350
 B- Đục vuông góc với mặt nằm ngang 
 C- Đục nghiêng với mặt nằm ngang 1 góc 450
 D- Vị trí của đục tuỳ ý
Phòng gd&đt	Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
 Việt trì Môn: Công nghệ lớp 8-Tuần 11
 	Người ra đề: Hà Thị Kim Thanh
 	 Lưu Thị Bích Tâm
Người thẩm định:Nguyễn Chung Bích THCS Thanh Đình
 Nguyễn Thị Thanh Mai THCS Sông Lô
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu nhân vào phiếu trả lời
Câu 1- Trong các phần tử sau đây phần tử nào không phải là chi tiết máy :
 A- Bánh xe C- Khung xe đạp 
 B- Côn xe D- Bu lông
Câu 2- Người ta phân chi tiết máy làm mấy nhóm ?
 A- 2 nhóm B - 3 nhóm C- 4 nhóm D - 5 nhóm
Câu 3- Các chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào ?
 A- Mối ghép cố định C- Phương án A hoặc B
 B- Mối ghép động
Câu 4- Mối ghép giữa móc treo và giá của ròng rọc là mối ghép gì ?
 A- Mối ghép cố định C- Cả A và B đều sai
 B- Mối ghép động
Câu 5- Mối ghép giữa trục và bánh ròng rọc là mối ghép gì ?
 A- Mối ghép cố định C- Cả A và B đều sai
 B- Mối ghép động
Câu 6 -Tại sao một chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau?
 A- Để dễ dàng và thuận lợi gia công , sử dụng và sửa chữa
 B- Máy có nguyên lí hoạt động phức tạp , một chi tiết không thể thực 
 hiện chức năng của máy được
 C- Cả A và B đều đúng
*Câu7- Mối ghép bằng ren gồm mấy loại chính?
 A- 1 loại B- 2 loại C- 3 loại D- 4 loại
 *Câu8- Trong các mối g

Tài liệu đính kèm:

  • docTNKQ_CN_8_LY_TU_TRONG.doc