Đề cương Công Nghệ 8 - Nguyễn Đức Phúc

doc 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 960Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Công Nghệ 8 - Nguyễn Đức Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương Công Nghệ 8 - Nguyễn Đức Phúc
 I/ BÀI TẬP: 
Câu 1: Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ như thế nào là đúng:
	A. Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.
	B. Hình chiếu bằng ở trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên trái hình chiếu đứng.
	C. Hình chiếu bằng bên trái hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.
	D. Hình chiếu đứng ở dưới hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu bằng.
Câu 2. Vị trí hình chiếu cạnh trên bản vẽ được sắp xếp như thế nào ?
A. ở dưới hình chiếu đứng B. bên phải hình chiếu bằng 
C. bên trái hình chiếu đứng D. bên phải hình chiếu đứng
Câu 3. Hình hộp chữ nhật được bao bởi bao nhiêu hình chữ nhật?
 A. 2 B. 4 C. 6 D. 8
Câu 4: Khối đa diện được bao bởi các hình là:
	A. chữ nhật	 	B. tam giác	 C. đa giác phẳng	 D. hình vuông
Câu 5. Thế nào là hình chóp đều?
	A. Là hình được bao bởi các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau.
	B. Là hình được bao bởi 2 mặt đáy là 2 đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau.
	C. Là hình được bao bởi mặt đáy là một đa giác đều và các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.
 D. Là hình được bao bởi 2 mặt đáy là 2 hình tròn bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau.
Câu 6. Khi quay hình tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định, ta được một khối tròn xoay có hình dạng gì ?
A. Hình nón B. Hình trụ C. Hình cầu D. Hình chóp
Câu 7.Khi quay hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định, ta được một khối tròn xoay có hình dạng gì ?
A. Hình nón B. Hình trụ C. Hình cầu D. Hình chóp
Câu 8. Khi quay..............................một vòng quanh một đường kính cố định ta được hình cầu.
	A. Hình chữ nhật .	B. Tam giác đều.	 C. Nửa hình tròn.	 D. Tam giác vuông. 
Câu 9: Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể:
	A. Tiếp xúc với mặt phẳng cắt	 B. ở sau mặt phẳng cắt
	C. ở trước mặt phẳng cắt	 D. Bị cắt làm đôi
Câu 10. Trên bản vẽ kĩ thuật thường dùng hình cắt để: 
 A. Sử dụng thuận tiện bản vẽ B. Biểu diễn hình dạng bên trong
 C. Cho đẹp 	 D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 11: Đối với ren trục, đường đỉnh ren được vẽ bằng
	A. Nét liền mảnh	 	B. Nét đứt
	C. Nét liền đậm	 	D. Nét chấm gạch mảnh
Câu 12: Nêu trình tự đọc bản vẽ lắp:
 A. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, bảng kê, phân tích chi tiết, tổng hợp
 B. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, phân tích chi tiết, tổng hợp
 C. Khung tên, hình biểu diễn, bảng kê, kích thước, phân tích chi tiết, tổng hợp
 D. Hình biểu diễn, kích thước, bảng kê, khung tên, phân tích chi tiết, tổng hợp
Câu 13. Bản vẽ lắp gồm mấy nội dung?
 A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 14. Bản vẽ nhà gồm những hình biểu diễn
A. mặt bằng, mặt đứng, mặt cạnh bên trái. C. mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt.
B. mặt bằng, mặt cắt, mặt cạnh. D. mặt cạnh bên phải, mặt cắt, mặt đứng
Câu 15: Thành phần chủ yếu của kim loại đen là?
	A. Sắt và Đồng	 B. Sắt và Cacbon	 C. Cacbon và Đồng 	D. Cacbon và Nhôm.
Câu 16: Vật liệu nào sau đây không phải là vật liệu kim loại:
A. Cao su B. Gang C.Thép D. Đồng
Câu 17: Vật liệu kim loại đen được gọi là thép khi có tỉ lệ cacbon ( C ) là:
 	A. C >2,14% B. C ≤ 2,14% C. C ≥2,14% D. C < 2,41%
Câu 18: Dụng cụ tháo, lắp gồm:
	A. Mỏ lết, cờlê, tua vít.	 	B. Kìm, êtô, mỏ lết.
	C. Tuavít, kìm, cờlê.	 	D. Tuavít, êtô, kìm.
Câu 19: Dụng cụ kẹp chặt gồm:
	A. Mỏ lết, cờ lê.	 	B. Tua vít, kìm.
	C. Tua vít, êtô.	 	D. Kìm, êtô.
Câu 20: Dụng cụ gia công gồm:
	A. Búa, êtô, cưa, đục.	 B. Dũa, búa, kìm, cưa.
	C. Đục, dũa, cưa, búa.	 	D. Đục, êtô, búa, cưa. 
Câu 21: Mối ghép không tháo được gồm:
	A. Mối ghép bằng đinh tán, ren, chốt.	B. Mối ghép bằng hàn, đinh tán.
	C. Mối ghép bằng then, ren, chốt.	 D. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 22: Mối ghép tháo được gồm:
	A. Mối ghép bằng đinh tán, vít.	
	B. Mối ghép bằng then, hàn.
	C. Mối ghép bằng ren, chốt.	
	D. Mối ghép bằng đinh tán, hàn.
Câu 23. Cơ cấu biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến là:
 A. cơ cấu bốn khâu bản lề. B. cơ cấu tay quay - thanh lắc. 
 C. cơ cấu tay quay – thanh trượt. D. cơ cấu thanh răng - bánh răng.
Câu 24: Gương xe máy thuộc khớp nào sau đây:
 A. khớp quay B. khớp cầu 
 C. khớp vít D. khớp tịnh tiến
Câu 25. Phần tử nào sau đây không phải là chi tiết máy ?
	A. Mảnh vỡ máy.	 B. Đai ốc.	
 C. Nắp bình xăng	 D. Vòng đệm
Câu 26 Tính chất cơ học của vật liệu cơ khí gồm:
 	A.Tính cứng, tính dẻo, tính bền. 	B.Tính dẻo, tính hàn, tính rèn.
	C.Tính cứng, tính dẻo, tính đúc. 	D. Tính axít, tính cứng, tính dẫn điện.
Câu 27: Nhóm chi tiết máy có công dụng riêng:
	A. Trục khuỷu	 B. Kim máy khâu, lò xo
	C. Bánh răng, Bu lông	 	D. Trục khuỷu, khung xe đạp
Câu 28: Nhóm chi tiết máy có công dụng chung gồm:
	A. Bulông, đai ốc, lò xo, bánh răng. 	 B. Khung xe đạp, Bulông, đai ốc.
	C. Kim khâu, lò xo, bánh răng. 	 D. Trục khuỷu, khung xe đạp, kim khâu.
Câu 29: Thước lá được chế tạo bằng:
	A. Thép hợp kim dụng cụ 	 B. Lá thép kí thuật điện
	C. Hợp kim của nhôm 	 D. Hợp kim của đồng
Câu 30: Mối ghép tháo được gồm:
	A. Mối ghép bằng đinh tán, vít.	 B. Mối ghép bằng then, hàn.
	C. Mối ghép bằng ren, chốt.	 	D. Mối ghép bằng đinh tán, hàn.
Câu 31) Nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B để được kết luận đúng. 
Côt A
Kết quả nối
Cột B
1)Công dụng của hình cắt là
2)Công dụng của ren là
3)Công dụng của ê tô là 
4)Công dụng của thước lá là 
5)Công dụng của dũa là 
 1)=== .
 2)=== .
 3)=== .
 4)=== .
 5)=== .
a)ghép nối các chi tiết
b)kẹp chặc chi tiết gia công
c)đo và kiểm tra kích thước
d)tạo độ nhẵn, phẳng khó gia công trên máy công cụ.
e)biểu diễn rõ các bộ phận bị che khuất của chi tiết
f)đo và kiểm tra trị số thực của góc 
Câu 32) Hãy đánh dấu (x) vào ô trống ở bảng sau một cách hợp lý :
Tên sản phẩm
Kim loại đen
Kim loại màu
Chất dẻo
Cao su
Lưỡi kéo
Can nhựa
Lõi dây điện
Lốp xe
Khung xe đạp
Áo đi mưa
Đục kim loại
Túi ny lon
Lưỡi dũa
Săm xe đạp
II. Tự luận
Câu 1. Hãy phân biệt các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí? Lấy ví dụ.
Câu 2. Nêu cấu tạo và ứng dụng của mối ghép bu lông, vít cấy, đinh vít.
Câu 3. Hãy nêu tư thế đứng và các thao tác cơ bản khi cưa kim loại.
Câu 4. Nêu một số biện pháp an toàn điện khi sử dụng điện và sửa chữa điện.
Câu 5: Đĩa xích của xe đạp có 45 răng, đĩa líp có 15 răng. Tính tỉ số truyền i và cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn?
Câu 6: Đĩa xích của xe đạp có 50 răng, đĩa líp có 20 răng. Đĩa xích quay với tốc độ 100 (vòng/phút). Tính tỉ số truyền và số vòng quay của đĩa líp.
Câu 7: Cho đĩa líp có 15 răng, đĩa xích có 75 răng. Biết tốc độ quay của líp là 165 vòng/phút. Tính tỉ số truyền i và tốc độ quay của đĩa xích? Cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn và nhanh hơn bao nhiêu lần?
Câu 8: Cơ cấu truyền động ma sát - truyền động đai hoạt động, bánh dẫn có đường kính 100 cm. Và tỉ số truyền của bộ truyền động là 25. Hãy tính:
	a. Đường kính của bánh bị dẫn. 
	b. Tính tốc độ quay của bánh dẫn. Biết tốc độ quay của bánh bị dẫn là 500 vòng/phút.
Câu 9 . Hãy vẽ hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh của vật thể sau: 
 (lưu ý: vẽ theo tỉ lệ 1:1; mũi tên là hướng chính diện của vật thể ) 

Tài liệu đính kèm:

  • docde cuong cong nghe 8.doc