Đề kiểm tra TNKQ: Ngữ văn lớp 8 - Tuần 1

doc 7 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1701Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra TNKQ: Ngữ văn lớp 8 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra TNKQ: Ngữ văn lớp 8 - Tuần 1
Phòng GD - ĐT Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 1
	 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát
 Dương Thị Châu Hương - THCS Dữu Lâu
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu x vào phiếu trả lời
Câu 1: " Tôi đi học " của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào ?
	A. Bút kí	B. Truyện ngắn	C. Tiểu thuyết 	D. Tuỳ bút
*Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản" Tôi đi học" được miêu tả chủ yếu ở phương diện nào?
	A/ Ngoại hình	B. Tính cách	 C. Tâm trạng C/ Hành động
**Câu 3: Câu văn nào không sử dụng biện pháp so sánh để nói lên tâm trạng của nhân vật “tôi”?
	A. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng
	B. Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập.
	C. ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mâylướt ngang trên ngọn núi.
	D. Họ như con chim condứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn baynhưng còn ngập ngừng e sợ,
 *Câu 4: Truyện ngắn " Tôi đi học"được bố cục như thế nào?
	A/Bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi
	B/. Bố cục theo trình tự thời gian xảy ra sự việc.
	C/ Bố cục theo diễn biến ngày khai trường	
**Câu 5: Theo em nhân vật chính trong tác phẩm " Tôi đi học " được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào?
A. Lời nói	B. Tâm trạng 	C.Ngoại hình	D. Cử chỉ
Câu 6: Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi:
	A/ Phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
	B/ Phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
	C. Khi nghĩa của từ ngữ đó gần giống với nghĩa của một số từ ngữ khác.	D/ Chọn B và C.
Câu 7: Trong các phương án sau, phương án nào có cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:
	A/ Cá rô, cá chép, cá thu, cá đuối.	
	B/ Hoa hồng, hoa cúc, hoa thược dược, hoa cát tường.
	C/ Y phục, quần, áo, quần đùi, quần dài, áo dài, áo cộc.
	D/ Canh, nem, rau xào, cá rán. 
Câu 8: Chủ đề của văn bản là:
	A/ Vấn đề chính mà văn bản biểu đạt. C/ Đối tượng chính mà văn bản biểu đạt.
	B/ Nội dung chính mà văn bản biểu đạt. D/ Đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
Câu 9: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản:
	A/ Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
	B/ Các đoạn trong văn bản lô gích với nhau. 
	C/ Các ý trong văn bản đều tập trung nói về nhân vật chính.
	D/ Cả B và C.
Câu 10: Chủ đề của văn bản là gì ?
	A/ Là luận điểm lớn được triển khai trong văn bản
	B. Là câu chủ đề cảu một đoạn văn trong văn bản
	C. Là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
	D. Là sự lặp đi lặp lại một số từ ngữ trong văn bản.
Phòng GD - ĐT Việt Trì	Đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 2
	Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương – THCS Tiên Cát
 Dương Thị Châu Hương - THCS Dữu Lâu
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu x vào phiếu trả lời
Câu 1: “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?
	A/ Truyện ngắn	 B/ Tiểu thuyết	 C/ Hồi ký ( Tự truyện )	 D/ Nhật ký
*Câu 2: Thế nào là hồi ký?
	A. Người viết ghi lại những việc diễn ra trong mỗi ngày
	B. Người viết kể lại những chuyện, những điều chính mình đã trải qua, đã chứng kiến trong quá khứ.
	C. Người viết kể lại những chuyện của người khác mà mình được biết.
	D. Cả A, B C. “Cô bé bán diêm” là một chuyện cổ tích
Câu 3: Em hiểu từ "rất kịch trong câu văn : " Nhưng nhận ra những ý nghĩa cay độc trong dọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia" nghĩa là gì ?
	A. Đẹp	B. Hay	C. Giả dối	D. Độc ác
*Câu 4: ý nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật của đoạnn trích " Trong lòng mẹ "?
	A. Giàu chất trữ tình	B. Miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc
	C. Sử dụng nghệ thuật châm biếm	D. Có những hình ảnh so sánh độc đáo
Câu 5: Nhân vật bà cô hiện lên trong đoạn trích " Trong lòng mẹ” là:
A. Người đàn bà xấu xa, xảo quyệt,đại diện cho những thành kiến phi nhân đạo, cổ hủ của xã hội lúc bấy giờ.
B. Người có tính cách tiêu biểu cho những người phụ nữ từ xưa đến nay.
C. Người đàn bà xấu xa, có những rắp tâm tanh bẩn.
Câu 6: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích " Trong lòng mẹ "
	A. Đoạn trích chủ yếu trình bày nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng
	B. Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô bé Hồng.
	C. Đoạn trích chủ yếu trình bày sự hờn tủi của Hồng khi gặp mẹ.
	D. Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng.
**Câu 7: Những từ : trao đổi, buôn bán, sản xuất được xếp vào trường từ vựng nào ?
	A. Hoạt động kinh tế 	B. Hoạt động chính trị
	C. Hoạt động văn hoá	D. Hoạt động xã hội
*Câu 8: Thế nào là trường từ vựng?
	A. Là tập hợp tất cả các từ có chung cách phát âm.
	B. Là tập hợp tất cả các từ giống nhau về từ loại ( danh từ , động từ...) 
	C. Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
	D. Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc ( thuần Việt, Hán Việt ....)
Câu 9: Các từ in đậm trong câu văn sau thuộc trường từ vựng nào?
	“ Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.”
	A. Hoạt động của miệng 	C.. Hoạt động của lưỡi
	B. Hoạt động của răng	D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 10: Một từ có nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau. Nhận định trên đúng hay sai ?
	A. Đúng	B. Sai
Phòng GD - ĐT Việt Trì	Đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 3
	Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương – THCS Tiên Cát
 Dương Thị Châu Hương - THCS Dữu Lâu
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu x vào phiếu trả lời
Câu 1: Tác giả nào được gọi là “nhà văn của nông dân”?
	A. Thanh Tịnh	 B. Ngô Tất Tố	 C. Nam Cao	 D. Nguyên Hồng
Câu 2: Khái niệm sau ứng với thể loại văn học nào?
	“Là một loại tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian.”
	A. Tiểu thuyết	B. Hồi ký	C. Truyện ngắn	D. Cả A,B,C.
Câu 3: Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, chị Dậu là người như thế nào?
	A. Chị là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay.
	B. Chị là người nông dân luân nhị nhục trước áp bức bất công.
	C. Chị là người phụ nữ có tình yêu thương chống con sâu sắc.
D. Chị là người phụ nữ có tình yêu thương chống con sâu sắc và tinh thần phản kháng mạnh mẽ.
*Câu 4:Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả có gì đặc sắc?	A. Lần lượt kể ra các phẩm chất, tính cách của nhân vật rồi minh hoạ bằng các chi tiết.
	B. Để cho nhân vật tự bộc lộ phẩm chất, tính cách qua hành vi, giọng nói, điệu bộ.
	C. Để cho nhân vật này nói về nhân vật kia.	D. Kết hợp cả ba cách trên.
Câu 5: Nghĩa của từ “Lực điền” trong câu “Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền”:
	A. Người có sức khoẻ	C. Người làm ruộng khoẻ mạnh
	B. Người nông dân chuyên cày ruộng	D. Người to khoẻ như võ sĩ.
**Câu 6: Nguồn gốc sâu xa và chủ yếu dẫn đến hành động phản kháng mạnh liệt của chị Dậu và giúp chị có sức mạnh để đánh ngã hai tên tay sai trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là gì?
	A. Lòng yêu thương, lo lắng cho chồng của chị Dậu.
	B. Lòng căm thù tên cai lệ và tên người nhà Lý trưởng.
	C. Chị là người trong tổ chức Cách mạng nên cần phải hành động.
	D. Cả A,B,C.
**Câu 7: Tâm lý, tính cách của chị Dậu được miêu tả như thế nào ở các thời điểm khác nhau trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?
	A. Đối lập, mâu thuẫn.
	B. Phát triển tự nhiên, nhất quán theo quy luật tất yếu: Có áp bức, có đấu tranh.
	C. Không có sự thay đổi tâm lý	D. Cả A,B,C.
*Câu 8: ý kiến nào sai khi nói về đoạn văn?
	A. Đoạn văn là một phần của văn bản, nó biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn của văn bản.
	B. Đoạn văn có thể chỉ có một câu văn.	
	C. Đoạn văn thường do một số câu văn tạo thành.
	D. Một câu văn không bao giờ tạo thành một đoạn văn.
Câu 9: Xác định câu chủ đề của đoạn văn sau:
	“ (1)Chị Sáu say sưa với cảnh thiên nhiên. (2)Chị hát theo một con chim hót. (3)Chị dướn đôi tay bị còng chụp một con bướm bay qua. (4) Chị chẳng để ý gì đến bọn lính với súng gươm tua tủa ở xung quanh mình.”
	A. Câu 1	B. Câu 3	C. Câu 4	D. Không có câu chủ đề
Câu 10: Đoạn văn sau được tác giả trình bày theo cách nào?
	“ Chị Sáu say sưa với cảnh thiên nhiên. Chị hát theo một con chim hót. Chị dướn đôi tay bị còng chụp một con bướm bay qua. Chị chẳng để ý gì đến bọn lính với súng gươm tua tủa ở xung quanh mình.”
	A. Quy nạp	B. Diễn dịch	C. Song hành	D. Móc xích
Phòng GD - ĐT Việt Trì	Đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 4
	Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương – THCS Tiên Cát
 Dương Thị Châu Hương - THCS Dữu Lâu
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu x vào phiếu trả lời
Câu 1: “Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người tri thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. ... Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.”
	Ông là ai?
	A. Thanh Tịnh	 B. Ngô Tất Tố	 C. Nam Cao	 D. Nguyên Hồng
Câu 2: Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao là người thế nào?
	A. Là người nông dân có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý.
	B. Là người gàn dở, dại khờ: Còn tiền mà khôngdám tiêu pha.
	C. Là người có sức sống tiềm tàng, phản kháng mạnh mẽ những bất công trong xã hội
	D. Cả A,B,C.
Câu 3: Truyện ngắn “Lão Hạc” có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào :
	A. Tự sự, miêu tả , biểu cảm	C. Miêu tả , biểu cảm, nghị luận
B. Tự sự, biểu cảm ,nghị luận	D. Tự sự, miêu tả, nghị luận.
*Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cái chết của lão Hạc (trong truyện ngắn “Lão Hạc”)?
	A. Lão Hạc ăn nhầm phải bả chó.	 C. Lão rất yêu thương con, muốn dành tiền cho con.
	B. Lão không chịu nổi cuộc sống cô đơn.	D. Cả ba lý do trên.
*Câu 5: Nhận xét nào đúng nhất về nhân vật ông Giáo trong “Lão Hạc”:	
A. Là người đáng tin cậy để Lão Hạc trao gửii niềm tin.
B. Là người biết chia sẻ với nỗi đau khổ của Lão Hạc.
C. Là người có cách nhìn đúng đắn nhất về Lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung.
Câu 6: Từ nào không phải từ tượng hình?
	A. Vật vã	B. Tích tắc	C. Móm mém	D. Mủm mỉm.
**Câu 7: Nhóm nào cả 3 từ đều là từ tượng thanh?
	A. Xôn xao; Văng vẳng; Khúc khích	C. Lao xao; Heo hút; Rào rào
	B. Khúc khuỷu; Ríu rít; Lanh lảnh	D. Róc rách; Rào rào; Rón rén.
**Câu 8:.Đoạn văn sau có mấy từ tượng hình?
	“Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.”
	A. Bốn từ	B. Năm từ	C. Sáu từ	D. Bảy từ
Câu 9: Các phương tiện liên kết đoạn văn như “Trước hết; Đầu tiên; Tiếp theo; Sau đó; Một mặt; Mặt khác; Ngoài ra .....” có ý nghĩa:
	A. Tương phản, đối lập	C. Tổng kết, khái quát
	B. Liệt kê	D. Cả A,B,C sai.
Câu 10: Mục đích chính của việc sử dụng các phương tiện để liên kết đoạn trong văn bản:
	A. Làm cho ý của các đoạn văn liền mạch với nhau một cách hợp lý, tạo tính chỉnh thể cho văn bản.
	B. Làm cho các đoạn văn có thể bổ sung ý nghĩa cho nhau.
	C. Làm cho bài văn sinh động hơn, giàu hình ảnh hơn.
	D. Cả A,B,C.
Phòng GD - ĐT Việt Trì	Đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 5
	Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương – THCS Tiên Cát
 Dương Thị Châu Hương - THCS Dữu Lâu
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu x vào phiếu trả lời
Câu 1: 	“Sáng ra bờ suối, tối vào hang
	Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”
Từ in đậm trong câu thơ trên là:
	A. Từ ngữ địa phương	C. Từ ngữ toàn dân
	B. Biệt ngữ xã hội	D. Cả A,B,C sai.
Câu 2: Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội như thế nào?
	A. Sử dụng rộng rãi trong mọi tầng lớp xã hội.
	B. Sử dụng rộng rãi trong tất cả các địa phương.
	C. Sử dụng khi phù hợp với tình huống giao tiếp.
	D. Sử dụng thường xuyên, càng nhiều càng tốt ở mọi lúc, mọi nơi.
 *Câu 3: Đoạn thơ sau có mấy từ địa phương?
	“Đồng chí mô nhớ nữa,
	Kể chuyện Bình Trị Thiên
	Cho bầy tui nghe ví”
	A. Hai từ	B. Ba từ	C. Bốn từ	D. Không có từ địa phương.
Câu 4: Tóm tắt văn bản tự sự là:
	A. Kể lại rõ ràng cụ thể các chi tiết của văn bản.
	B. Kể tóm tắt các nội dung đã có và thêm vào một cách ngắn gọn một số chi tiết mới.
	C. Trình bày một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản.
	D. Kể lại ngắn gọn, trung thành nội dung chính và phân tích một số chi tiết tiêu biểu.
**Câu 5: Nhận xét nào sai khi nói về một văn bản tự sự đã được tóm tắt?
	A. Độ dài của văn bản tóm tắt ngắn hơn nhiều độ dài của văn bản được tóm tắt.
	B. Số lượng nhân vật và sự việc trong bản tóm tắt ít hơn trong văn bản được tóm tắt.
	C. Số lượng nhân vật và sự việc trong bản tóm tắt bằng văn bản được tóm tắt.
	D. Văn bản tóm tắt là lời của người viết tóm tắt.
Câu 6: Tóm tắt văn bản tự sự gồm mấy bước?
	A. Hai bước	B. Ba bước	C. Bốn bước	D. Năm bước	
*Câu 7: Sự việc nào không cần nêu khi tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?
	A. Chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm.
	B. Bà lão chạy đi, chạy lại thăm hỏi anh Dậu.
	C. Chị Dậu đánh lại tên cai lệ và tên người nhà lý trưởng để bảo vệ chồng.
	D. Chọn A và B.
**Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu khiến hai văn bản “Tôi đi học” và “Trong lòng mẹ” khó tóm tắt?
	A. Hai văn bản này khá dài.	C. Hai văn bản có quá nhiều sự việc.
	B. Các tác giả chủ yếu tập trung miêu tả	D. Cả A,B,C.
	 cảm giác và nội tâm nhân vật. 
Câu 9: Nếu tóm tắt văn bản “Thánh Gióng”, em sẽ sắp xếp các nội dung chính theo trình tự nào? 
	A. Thời gian	B. Không gian	C. Cả A,B sai.
Câu 10: Mục đích nào không phù hợp khi sử dụng từ ngữ địa phương trong văn chương?
Tô đậm thêm màu sắc địa phương của câu chuyện.
Tô đậm màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ
Tô đậm tính cách nhân vật
D. Giới thiệu thêm ngôn ngữ các địa phương cho cả nước biết.
Hướng dẫn chấm Ngữ văn 8 (Tuần 1- 5)
	Tuần 1: 1B 2C 3B 4A 5B 6A 7C 8D 9A 10C
	Tuần 2: 1C 2B 3C 4C 5A 6D 7A 8C 9B 10A
	Tuần 3: 1B 2A 3D 4B 5C 6A 7B 8D 9A 10B
	Tuần 4: 1C 2A 3A 4C 5C 6B 7A 8C 9B 10A
	Tuần 5: 1A 2C 3B 4C 5C 6C 7B 8B 9A 10D
Hướng dẫn chấm TNKQ – Ngữ văn 8
(Tuần 6 – Tuần 10)
Tuần 6: 1D 2d 3b 4a 5b 6b 7D 8c 9c 10b
Tuần 7: 1b 2d 3c 4a 5A 6c 7b 8a 9d 10c
Tuần 8: 1b 2b 3a 4d 5D 6b 7c 8a 9b 10a
tuần 9: 1C 2D 3a 4c 5A 6b 7a 8c 9d 10c
Tuần 10: 1d 2b 3d 4c 5c 6d 7B 8c 9a 10b

Tài liệu đính kèm:

  • docTNKQ_VAN_8_LY_TU_TRONG_T15.doc