Phòng GD Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 29,30 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Thọ Sơn Người thẩm định: Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang Câu 1: Ngôi kể của truyện "Những ngôi sao xa xôi" giỗng với tác phẩm nào sau đây? A. Bến quê B. Làng C. Cố hương D. Lặng lẽ Sa Pa Câu 2: Truyện "Những ngôi sao xa xôi" viết về: A. Cuộc sống gian khó ở Trường Sơn những năm kháng chiến chống Mĩ B. Vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn C. Hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn D. Cả A,B,C. Câu 3: Ngôi kể của văn bản "Rô Bin Xơn ngoài đảo hoang" cùng ngôi kể với văn bản nào sau đây? A. Buổi học cuối cùng C. Đánh nhau với cối xay gió B. Chiếc lá cuối cùng D. Cô bé bán diêm Câu 4: Đoạn trích trong sách giáo khoa nói về thời điểm nào trong thời gian Rô Bin Xơn sống trên hoang đảo? A. Những ngày đầu tiên C. Sau 15 năm trên hoang đảo B. Khoảng 1 năm D. Ngày cuối cùng sau 28 năm 2 tháng 19 ngày Câu 5: Cụm từ được gạch chân trong câu " Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố" liên hệ với từ ngữ trước đó theo kiểu quan hệ nào? A. Quan hệ bổ sung C. Quan hệ nghịch đối B. Quan hệ thời gian D. Quan hệ nguyên nhân Câu 6: Đoạn trích sau có mấy cụm động từ? " Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh." A. Hai cụm B. Ba cụm C. Bốn cụm Câu 7: Từ " Băn khoăn" trong câu nào sau đây là danh từ? Anh cứ băn khoăn không hiểu mình làm thế đúng hay là sai Những băn khoăn ấy cứ làm anh day dứt mãi Cái nhìn của cô gái làm anh không khỏi băn khoăn Cảm giác băn khoăn cứ đeo đẳng mãi Câu 8: Dòng nào sau đây chứa các cụm danh từ? Một chiếc mũ to tướng, da của một con dê, mảnh da, miền khí hậu này, nước mua Một chiếc mũ to tướng, cao lêu đêu, luồn trong áo, thấm vào da thịt Cao lêu đêu, luồn trong áo, thấm vào da thịt, che nắng, không cho mưa hắt vào cổ D. Luồn trong áo, thấm vào da thịt, to tướng, cao lêu đêu chiếc mũ to tướng Câu 9: Trong các tình huống sau đây, tình huống nào cần viết biên bản? Em bị ốm và không thể đi học được Lớp em muốn tổ chức đi tham quan nhà bảo tàng thành phố Ghi lại diễn biến và kết quả đại hội Đoàn trường D Một nhóm học sinh tự ý đi tham quan khi chưa được phép của thầy cô và cha mẹ Câu 10: Yêu cầu nào sau đây không phù hợp với hình thức của một biên bản? A. Viết đúng mẫu quy định C. Có đánh số cụ thể B. Có đầy đủ các phần, mục D. Có bố cục 3 phần như một bài văn Phòng GD Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 31 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Thọ Sơn Người thẩm định: Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang Câu 1: Nhà văn nào đã học sau đây không phải là nhà văn Pháp? A. Đe-ni-ơn Đi-phô B. Mô-li-e C. Mô - pa - xăng Câu 2: Hoàn cảnh đáng thương cùa Xi -mông trong đoạn trích "Bố của Xi-mông"là gì? A. Sống nghèo khổ cô đơn C. Không có bố B. Không có gia đình D. Không có mẹ Câu 3: Nhân vật Phi-Líp trong đoạn trích "Bố của Xi-mông"là người như thế nào? Luôn yêu thương và quan tâm đến những đứa trẻ tội nghiệp Muốn bỡn cợt với mẹ của Xi -mông Thích trêu đùa và thích lấy lòng trẻ con D. Chỉ muốn qua Xi Mông để làm quen với chị Blăng - Sốt Câu 4: Nội dung tư tưởng nổi bật đoạn trích "Bố của Xi Mông" là gì? Cảm thương cho những đứa trẻ sống lang thang cơ nhỡ Đồng cảm với nỗi khổ của những người phụ nữ lầm lỗi Ca ngợi lòng yêu thương con người, thông cảm với những nỗi đau của người khác D. Cả A, B, C. Câu 5: Tác phẩm "Chiếc lược ngà" ( Nguyễn Quang Sáng) được sáng tác vào giai đoạn nào? Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp Thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Thời kì kháng chiễn chống đế quốc Mĩ D. Thời kì từ sau 1975 Câu 6: Tác phẩm nào có ngôi kể là nhân vật xưng "Tôi" A. Làng B. Chiếc lược ngà C. Bến quê D. Lặng lẽ Sa Pa Câu 7: Dòng nào sau đây chưa phải là câu? Nguyễn Trãi, nhà thơ lớn của nước ta Trường tôi vừa được xây dựng khang trang Cái quạt quay suốt đêm ngày Con đường làng rợp mát bóng cây Câu 8: Câu " Sao mà mày hư vậy hả con?" được dùng với mục đích gì? A. Nghi vấn B. Cảm thán C. Tường thuật D. Cầu khiến Câu 9 Trong các câu sau đây, câu nào có trạng ngữ? Trời ấm áp vô cùng, dễ chịu vô cùng Em đuổi theo nó và vồ hụt ba lần Họ đến trước một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ Ngày hôm sau, khi em đến trường, một tiếng cười ác ý đón em Câu 10: Câu nào sau đây có vị ngữ là tính từ? Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài Trời ấm áp vô cùng, dễ chịu vô cùng Xi - mông im lặng một giây, để ghi nhớ cái tên ấy trong óc Bác công nhân nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào hai má em Phòng GD Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 32 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Thọ Sơn Người thẩm định: Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang Câu 1: Giắc Lân - đơn là nhà văn mang quốc tịch cùng với nhà văn nào? A. O Hen - Ri B. Đi -phô C. Mô-pa-xăng D. Ta-go Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích "Con chó bấc" là gì? A. Kể về hoàn cảnh sống của con chó Bấc B. Miêu tả tình cảm của chó Bấc đối với ông chủ C. Miêu tả tình cảm của ông chủ đối với con chó Bấc D. Miêu tả tình cảm của những con chó đối với nhau Câu 3: Vì sao chó Bấc được ông chủ Thoóc-tơn chăm sóc? A. Vì nghĩavụ C. Vì tình yêu thương chân thành B. Vì lợi ích kinh doanh D. Vì cùng sống dưới một mái nhà Câu 4: Nghệ thuật nổi bật của đoạn trích "Con chó bấc"là gì? Sử dụng rộng rãi biện pháp nghệ thuật nhân hoá Xây dựng nhiều hình ảnh liên tưởng, tưởng tượng thú vị Câu văn tự nhiên, uyển chuyển Đi sâu miêu tả tâm hồm của con chó bằng trí tưởng tượng tinh tế Câu 5: Phần gạch chân trong câu " Hoặc cũng có lúc nó nằm xa hơn, về một bên hoặc đằng sau anh, quan sát hình dáng của anh và từng cử động của thân thể anh" sử dụng phép liên kết nào? A. Phép nối B. Phép thế C. Phép lặp từ ngữ D. Phép đồng nghĩa Câu 6: Từ gạch chân trong câu sau thuộc thành phần gì của câu? "Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng thôi" A. Thành phần khởi ngữ C. Thành phần cảm thán B. Thành phần phụ chú D. Thành phần tình thái Câu 7: Hai câu văn sau đây sử dụng phép liên kết chính nào? Ngay cả ban đêm, trong các giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh. Những lúc ấy, nó vội vùng dậy không ngủ nữa, trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đều của chủ.... A. Phép nối B. Phép thế C. Phép lặp từ ngữ D. Phép đồng nghĩa Câu 8: Khi muốn nhận biết và phân biệt từ loại cần dựa vào tiêu chí nào? A. ý nghĩa khái quát của từ C. Chức vụ cú pháp thường đảm nhiệm B. Khả năng kết hợp của từ D. Cả 3 tiêu chí trên Câu 9: Phần gạch chân trong câu " Tôi đội một chiếc mũ to tướng cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì làm bằng da của một con dê" là cụm từ gì? A. Cụm danh từ B. Cụm động từ C. Cụm tính từ Câu 10: Trong những tình huống sau, tình huống nào cần viết hợp đồng? Một công ty thuê nhà của bố mẹ em làm trụ sở tiêu thụ sản phẩm Em mất xe đạp và muốn trình bày với cơ quan công an Nhà trường muốn biết kết quả học tập của các lớp Xã em tiến hành bàn giao ngôi nhà tình nghĩa cho mẹ liệt sĩ Phòng GD Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 33 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Thọ Sơn Người thẩm định: Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang Câu 1: Đặc điểm nào sau đây phù hợp với thể lọai kịch? Chủ yếu dùng phương thức kể và tả, qua llời người kể dể tái hiện đời sống. B. Chủ yếu dùng phương thức biểu cảm và bằng lời nói của cái tôi trữ tình để biểu hiện tình cảm, thái độ trước hiện thực. C. Dùng ngôn ngữ trực tiếp (đối thoại, độc thoại) và cử chỉ, hành động của nhân vật để thể hiện ngững mâu thuẫn, xung đột trong đời sống. D. Kết hợp cả A, B, C. Câu 2: Vở kịch "Bắc Sơn" phản ánh giai đoạn lịch sử nào của dân tộc? A. Đầu những năm 30 của thế kỉ trước C. Sau cách mạng tháng Tám 1945 B. Đầu những năm 40 của thế kỉ trước D. Sau kháng chiến chống Pháp 1954 Câu 3: Các nhân vật chính trong vở kịch "Bắc Sơn"thuộc dân tộc nào? A. Tày B. Nùng C. Thái D. Dao Câu 4: Dòng nào sau đây nêu đúng tình huống kịch của đoạn trích trong vở kịch "Bắc Sơn"? Những người cách mạng bất ngờ chạm trán với tên chỉ điểm Những người cách mạng chạy trốn nhầm vào nhà tên chỉ điểm Tên chỉ điểm bất ngờ ghé về nhà và bắt gặp những người cách mạng Câu 5: ý nào sau đây nói đúng sự chuyển biến của nhân vật Thơm trong đoạn trích? Từ chỗ thờ ơ, sợ hãi đến chỗ đứng hẳn về phía cách mạng Từ chỗ hiểu sai đến chỗ hiểu đúng về những người cách mạng Từ chỗ theo chồng làm chì điểm đến chỗ đấu tranh trực diện với chồng D. Từ chỗ quay lưng về phía cách mạng đến chỗ đi theo cách mạng Câu 6: Dòng nào nêu đầy đủ và đúng nhất nghệ thuật của đoạn trích trong vở kịch "Bắc Sơn"? A. Tạo dựng tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, Miêu tả tâm trạng, sử dụng phong phú các biện pháp tu từ B. Tổ chức đối thoại, xây dựng hình ảnh nhân vật, tả cảnh, tả tình C. Thể hiện xung đột; Xây dựng tình huống; Ngôn ngữ đối thoại thể hiện tâm lí và tính cách nhân vật Câu 7: Trong văn bản nghị luận việc đưa yếu tố miêu tả vào có ý nghĩa gì? Trình bày rõ diễn biến của sự việc được nêu ra Tái hiện cụ thể sự vật, hiện tượng Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người viết Giới thiệu rõ đặc điểm, công dụng của đối tượng Câu 8: Ngôn ngữ của văn bản điều hành ( hành chính công vụ) có đặc điểm gì? A. Có tính hình tượng C. Chính xác, không sử dụng biện pháp tu từ B. Có tính biểu cảm D. Có thể sử dụng các biện pháp tu từ Câu 9: Đi - phô là nhà văn nước nào? A. Mĩ B. Anh C. Pháp D. Nga Câu 10: Văn bản nghị luận không cần tuân thủ yêu cầu nào sau đây? A. Lý lẽ chặt chẽ C. Dẫn chứng cụ thể, sinh động B. Lập luận sắc sảo D. Cách thức trình bày theo quy định chung Phòng GD Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 34 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Thọ Sơn Người thẩm định: Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang Câu 1: Vở kịch "Tôi và chúng ta" ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước B. Thời kì xâydựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc C. Thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội sau chiến tranh ( Những năm sau 1975, đầu thập niên 80 của thế kỉ XX) D. Thời kì đổi mới (những năm 90 của thế kỷ XX) Câu 2: Vở kịch "Tôi và chúng ta" viết về đề tài gì? Sự thay đổi phương thức tổ chức, cơ chế sản suất, lề lối làm việc Sự thay đổi của đất nước sau chiến tranh C. Số phận của con người trong chế độ xã hội mới D. Sự thay đổi của cuộc sống trong những năm đổi mới Câu 3:Xung đột chính được nêu ra ở đoạn trích của vở kịch "Tôi và chúng ta" là xung đột nào? Xung đột giữa những tính cách khác nhau Xung đột giữa các lối sống khác nhau Xung đột giữa tư tưởng baỏ thủ, máy móc và tiên tiến, dám nghĩ, dám làm. Xung đột giữa đội ngũ lãnh đạo và công nhân Câu 4: Bối cảnh của đoạn trích trong vở kịch"Tôi và chúng ta" là ở đâu? A. Phân xưởng sản xuất C. Phòng giám đốc B. Trước cổng nhà máy D. Phòng tài vụ Câu 5: Tính cách nhân vật Hoàng Việt trong đoạn trích của vở kịch "Tôi và chúng ta" là: A. Năng động và quyết đoán C. Năng động nhưng có phần cứng nhắc B. Giỏi về chuyêm môn và tổ chức D. Giỏi tổ chức nhưng chưa thật mạnh dạn Câu 6: Bài thơ nào sau đây không có trong sách Ngữ văn 9? A. Mùa xuân nho nhỏ C. Nói với con B. Viếng lăng Bác D. Ông đồ Câu 7: "Những câu nói ngắn gọn, có vần, có đối, nhằm đúc kết kinh nghiệm trong đời sống"là nhận xét về thể loại nào của văn học dân gian? A. Ca dao B. Tục ngữ C. Ngụ ngôn D. Câu đố Câu 8: Hai câu "Không có chức vụ nào quan trọng cả. Chỉ có hiệu quả công việc là quan trọng" liên kết với nhau bằng cách nào? A. Lặp từ ngữ B. Dùng từ đồng nghĩa C. Dùng từ trái nghĩa D. Dùng từ nối Câu 9: Tác phẩm nào sau đây không thuộc văn học dân gian? A. Sự tích Hồ Gươm C. Thạch Sanh B. Mẹ hiền dạy con D. Em bé thông minh Câu 10: Đặc điểm nào phù hợp với bài văn nghị luận? Tái hiện sự việc, con người, sự vật, phong cảnh một cách sinh động Kể về diễn biến của sự việc, con người một cách hấp dẫn Bày tỏ những tình cảm, cảm xúc chân thành, có sức lay động Đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng giàu sức thuyết phục Hướng dẫn chấm TNKQ Ngữ văn - Lớp 9 (Tuần 29 - Tuần 34) Tuần Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 29,30 C C A C A B B A C D 31 A C A C C B A B D B 32 A B C D A D B D A A 33 C C A B A C B C B D 34 C A C C A D B A B D
Tài liệu đính kèm: