Đề kiểm tra TNKQ - Môn: Ngữ văn lớp 9 - Tuần 19

doc 6 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2189Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra TNKQ - Môn: Ngữ văn lớp 9 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra TNKQ - Môn: Ngữ văn lớp 9 - Tuần 19
Phòng GD - ĐT Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 19
	 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát
Câu 1: Văn bản "Bàn về đọc sách" sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 
 A. Tự sự 	B. Miêu tả 	C. Biểu cảm 	D. Nghị luận 
 Câu 2: Tác giả của văn bản"Bàn về đọc sách" là người nước nào? 
 A. Việt Nam 	B. Trung Quốc C. Nhật Bản 	 D. ấn Độ
Câu 3: Văn bản "Bàn về đọc sách" không đề cập đến nội dung gì? 
	A. ý nghĩa của việc đọc sách 	C. Phương pháp đọc sách có hiệu quả
 B. Cách lựa chọn sách để đọc	D. Giới thiệu những thư viện nổi tiếng trên thế giới
 Câu 4: Trong văn bản "Bàn về đọc sách" câu văn nào thể hiện rõ nội dung: Khuyên người ta đọc sách phải chọn sách cho tinh?
Đọc ít mà đọc kỹ thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa
	B. Nếu đọc được mười quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc mười quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị.
C. Nếu đọc mười quyển sách mà chỉ lướt qua không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần
D. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ.	
Câu 5: ý nào nói đúng nhất sức thuyết phục của văn bản "Bàn về đọc sách? 
A. Lý lẽ sắc sảo, dẫn chứng sinh động 	 C. Sử dụng phép so sánh và nhân hoá
B. Dẫn chứng phong phú, câu văn giàu hình ảnh D. Giọng văn biểu cảm giàu biện pháp tu từ
Câu 6: Câu văn nào trong văn bản "Bàn về đọc sách"khuyên người đọc phải đọc cho kỹ? 
A.Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý
B. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiểu không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ
C. Nếu đọc được mười quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc mười quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị
D. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển sách mà đọc 10 lần
Câu 7: Từ " Trọc phú" trong văn bản"Bàn về đọc sách" chỉ:
	A. Người khoẻ mạnh, cường tráng C. Người ít tiền mà hay đi khoe mình giàu có
	B. Người giàu có mà dốt nát, bần tiện D. Người hay đi khoe mình có tài
Câu 8: ý nào sau đây nêu nhận xét không đúng về khởi ngữ? 
A. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ
B. Khởi ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu
C. Có thể thêm một số quan hệ từ trước khởi ngữ
D. Khởi ngữ là thành phần không thể thiếu được trong câu
Câu 9: Câu nào sau đây không có khởi ngữ? 
	A. Tôi thì tôi xin chịu C. Nam Bắc hai miền ta có nhau
	B. Miệng ông, ông nói, đình làng, ông ngồi D. Cá này rán thì ngon
Câu 10: Câu văn nào sau đây có khởi ngữ? 
	A. Về trí thông minh thì nó là nhất C. Nó là một học sinh thông minh
	B. Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả D. Nó là người thông minh nhất lớp
Phòng GD - ĐT Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 20
	 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát
Câu 1: Văn bản "Tiếng nói của văn nghệ" sử dụng phương thức biểu đạt giống văn bản nào? 
A. Làng C. Bàn về đọc sách
B. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh D. Những đứa trẻ 
Câu 2: ý nào không chính xáckhi nói về tác giả Nguyễn Đình Thi?
	A. Sinh năm 1924 và mất năm 2003
	B. Nguyên Tổng thư ký hội nhà văn Việt Nam 
C. Từng là đạo diễn điện ảnh nổi tiếng 
D. Được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
Câu 3: Nội dung nào sau đây không được nói tới trong văn bản "Tiếng nói của văn nghệ?
A. Cùng với sự phản ánh thực tại khách quan, tư tưởng tình cảm của người nghệ sĩ gửi gắm trong tác phẩm là nội dung tiếng nói của văn nghệ
B. Trong khi nhận thức và phản ánh thế giới, văn nghệ có những điểm mạnh hơn và yếu hơn so với một số môn khoa học khác
C. Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết và có sức mạnh đặc biệt đối với đời sống con người, nhất là trong hoàn cảnh chiến đấu và sản xuất
D. Văn nghệ có khả năng cảm hoá và sức mạnh lôi cuốn thật kỳ diệu bởi nó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới con người qua những rung động sâu xa từ trái tim
Câu 4; Trong văn bản "Tiếng nói của văn nghệ", người viết đã dẫn ra những tác giả văn học nào để làm dẫn chứng? 
	A. Nguyễn Du và Lép Tôn - xtôi 	C. Go- Rơ Ki và Tôn xTôi
	B. Nguyễn Du và Lỗ Tấn 	D. Nguyễn Du và Nguyễn Trãi
Câu 5: Câu văn " Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng náu mình, yên lặng" đã sử dụng phép tu từ gì? 
	A. So sánh 	B. Nhân hoá 	C. Hoán dụ 	D. Liệt kê
Câu 6: Câu văn nào sau đây không chứa thành phần cảm thán? 
A. Có lẽ văn nghệ rất kị " Tri thức hoá' nữa ( Nguyễn Đình Thi) 
B. Ôi những cánh đồng quê chảy máu. ( Nguyễn Đình Thi) 
C. Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng. ( Bích Khê)
D. Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông. ( Chế lan Viên) 
Câu 7: Câu " Trời ơi, chỉ còn năm phút" (Trích Lặng lẽ Sa Pa) bộc lộ tâm lý gì của người nói? 
	A. Ngạc nhiên B. Thất vọng 	C. Buồn chán 	D. Giận dữ
Câu 8: Thành phần biệt lập của câu là gì? 
A. Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu
B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới trong câu
C. Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm, .... được nói tới trong câu
D. Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu
Câu 9: Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu chính của bài nghị luận xã hội? 
	A. Nêu rõ vấn đề nghị luận C. Vận dụng các phép lập luận phù hợp
	B. Đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng xác đáng D. Lời văn gợi cảm, trau chuốt
Câu 10: Các đề bài sau, đề nào không thuộc đề nghị lụân về một sự việc, hiện tượng đời sống? 
A. Suy nghĩ về một tấm gương học sinh nghèo vượt khó
B. Suy nghĩ của em về những con người không chịu thua số phận
C. Suy nghĩ của em về câu ca dao "Nhiễu điều phủ lấy giá gương - Người trong một nước thì thương nhau cùng"
D. Suy nghĩ của em về "Bệnh ngôi sao" của một số nhân vật nổi tiếng hiện nay
Phòng GD - ĐT Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 21
	 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát
Câu 1: Mục đích chính mà văn bản "Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới" muốn gửi tới người đọc? 
 A. Giúp mọi người chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
B. Giúp mọi người hiểu rõ bối cảnh thế giới hiện nay 
C. Giúp lớp trẻ Việt Nam nhận ra những cái mạnh, cái yếu cảu con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới
Câu 2: Theo văn bản "Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới", hành trang quan trọng nhất cần chuẩn bị trước khi sang thế kỉ mới là gì? 
	A. Một trình độ học vấn cao	C. Tiềm lực bản thân con người
	B. Một cơ sở vật chất tiên riến 	D. Những thời cơ hội nhập
Câu 3; Thành ngữ " Nước đến chân mới nhảy" có nghĩa là: 
	A. Hành động vội vã, thiếu suy nghĩ 	C. Hành động cẩu thả, qua loa
	B. Hành động chậm chạp, lười biếng 	D. Hành động chậm trễ, thiếu tính toán
Câu 4: Trong các câu sau đây, câu nào có thành phần phụ chú? 
A. Này, hãy đến đây nhanh lên! C. Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là sẽ muộn 
 	B. Chao ôi, đêm trăng đẹp quá! D. Tôi đoán chắc là ngày mai thế nào anh ta cũng đến
Câu 5: Thành phần phụ chú và những từ ngữ trong câu sau liên quan với nhau theo kiểu quan hệ nào? 
	"Bác tôi, người đứng bên phải bức hình, là một cựu chiến binh
	A. Quan hệ bổ sung	C. Quan hệ điều kiện
	B. Quan hệ nguyên nhân	D. Quan hệ mục đích 
Câu 6: Từ " Có lẽ" trong câu "Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất" là thành phần gì? 
	A. Thành phần trạng ngữ	C. Thành phần biệt lập tình thái
	B. Thành phần bổ ngữ	D. Thành phần biệt lập cảm thán
Câu 7: ý nào sau đây nêu không chính xác về thành phần phụ chú? 
A. Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp
B. Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu 
C. Dùng để nêu thái độ, cử chỉ, hành động đi kèm theo lời nói của người nói
D. Thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc sau dấu hai chấm 
Câu 8: Câu nào sau đây không có thành phần gọi - đáp? 
	A. Này, ngày mai bạn phải đi rồi ư?	C. Thưa cô, em xin phép đọc bài ạ!
	B. Ngủ ngoan A kay ơi, ngủ ngoan A kay hỡi! 	D. Ngày mai đã là thứ năm rồi ư?
Câu 9: Đề bài nào không thuộc đề bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí? 
A. Suy nghĩ về đạo lí "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc.
B. Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn "ếch ngồi đáy giếng" 
C. Suy nghĩ về câu "Có trí thì nên"
D. Suy nghĩ về một tấm gương vượt khó
Câu 10: Sự khác nhau chủ yếu giữa bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là: 
	A. Khác nhau về nội dung nghị luận C. Khác nhau về cấu trúc của bài viết
	B. Khác nhau về việc vận dụng thao tác D. Khác nhau về ngôn ngữ, diễn đạt
Phòng GD - ĐT Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 22
	 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát
Câu 1: Nội dung chính mà tác giả muốn nói đến trong văn bản "Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten" là gì? 
A. Những nét độc đáo của hình tượng con chó sói và con cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten
B. So sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với con cừu và con chó sói trong những trang viết của Buy Phông
C. Mô tả cách nhìn nhận và phản ánh cuộc sống khác nhau giữa nhà thơ và nhà khoa học
D. Nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật qua việc bàn luận về hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten
Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng với văn bản "Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten"? 
A. Chó sói và cừu đã được Buy-phông miêu tả một cách khách quan, khoa học theo đặc tính của loài nói chung
B. Cừu và chó sói trong trang viết cuả Buy-phông chỉ có những đặc tính đơn giản của loài: hoặc sợ sệt, ngu ngốc, hoặc là độc ác
C. Chó sói và cừu được Buy-phông miêu tả như một số phận, một tính cách sinh động , phong phú
D. Buy-phông đã miêu tả chó sói như " Bi kịch của sự độc ác" 
Câu 3:Sức thuyết phục của văn bản "Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten" được thể hiện chủ yếu qua cách viết nào? 
	A. So sánh B. Phân tích tỉ mỉ chi tiết C. Liệt kê nhiều dẫn chứng D. Phản đề
Câu 4: Buy - phông là ai? 
	A Nhà vạn vật học B. Nhà văn Pháp C. Viện sĩ Viện hàn lâm Pháp D. Cả A, B, C.
Câu 5: Văn bản "Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten" là văn bản:
	A. Nhật dụng	B. Nghị luận xã hội	C. Nghị luận văn chương
Câu 6: Tác giả của văn bản "Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten":
	A. Buy - phông	B. Von-te	C. Hi-pô-lit Ten	D. La Phông-ten 
Câu 7: Hai câu" Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do nó vụng về, vì chẳng có tài trí gì, nên nó luôn đói meo, và vì đói nên nó hoá rồ. Ông để cho Buy Phông dựng một vở bi kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc" liên kết với nhau bằng phép liên kết chính nào? 
A. Phép lặp từ ngữ B. Phép đồng nghĩa C. Phép trái ng hĩa 	D. Phép thế
Câu 8: Dòng nào sau đây chứa những từ ngữ được dùng trong phép thế? 
	A. Đây, đó, kia, thế, vậy... C. Nhìn chung, tuy nhiên, dù thế, nếu vậy....
	B. Cái này, việc ấy, vì vậy, tóm lại... D. Và, rồi, nhưng, vì, để, nếu....
Câu 9: Phần chú thích sau ứng với tác giả nào?
	“.. là triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp, viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp, tác giả công trình nghiên cứu “La Phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông”
	A. Hi-pô-lit Ten	B. La Phông-ten	C. Buy - phông	
Câu 10: Biện pháp “Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước” trong liên kết câu và liên kết đoạn văn, gọi là:
	A. Phép lặp từ ngữ	C. Phép thế	 
	B. Phép nối	D. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng
Phòng GD - ĐT Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 23
	 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát 
Câu 1: Bài thơ "Con cò" (Chế Lan Viên) được viết vào năm nào? 
	A. Năm 1960 	B. Năm 1961 	C. Năm 1962 	D. Năm 1963
Câu 2: Hình ảnh con cò trong bài thơ "Con cò" có ý nghĩa gì? 
A. Biểu tượng cho cuộc sống khó nhọc trước kia 
B. Biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam
C. Biểu tượng cho tấm lòng người mẹ và lời mẹ ru
Câu 3: Nhận xét nào nói đúng nhất về nội dung của bài thơ? 
A. Bài thơ là cảm nhận, suy ngẫm của tác giả về tình cảm mẹ con gắn bó, thiêng liêng 
B. Bài thơ là cảm nhận suy ngẫm về tình cảm gia đình nói chung
C. Bài thơ là cảm nhận, suy ngẫm về tình yêu quê hương đất nước
D. Bài thơ là cảm nhận, suy ngẫm về cuộc sống sinh hoạt gần gũi, thân thương
Câu 4: Những câu thơ sau (Trong bài thơ "Con cò") muốn nói điều gì về người mẹ?
	“Con cò ăn đêm	Cò gặp cành mềm
	 Con cò xa tổ 	Cò sợ xáo măng”
	A. Cuộc sống quẩn quanh bế tắc của cò	C. Thân phận nhỏ bé phụ thuộc	
B. Cuộc sống vất vả, gian lao, đầy bất trắc	D. Cả A, B, C. 
Câu 5:Hình ảnh con cò được gợi về qua những câu ca dao cho ta cảm nhận điều gì? 
Không gian làng quê thanh bình, yên ả, thân thương với lời ru mang điệu hồn dân tộc
Cuộc sống lao động lam lũ, vất vả
Vẻ đẹp tần tảo, thân thương của người phụ nữ Việt Nam
D. Tất cả các ý A,B,C 
Câu 6: Dòng nào sau đây nêu cách hiểu đúng nhất về hai câu thơ " Con dù lớn vẵn là con của mẹ - Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con" ? 
Tình mẹ yêu con mãi mãi không bao giờ thay đổi
Ca ngợi người mẹ luôn thương yêu con ngay cả khi con đã lớn khôn
Bổn phận làm con phải luôn ghi nhớ và biết ơn công lao của mẹ 
D. Tình cảm của người mẹ mãi dạt dào và có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc đời mỗi người
Câu 7: ý nào sau đây nêu đúng nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ "Con cò"? 
Sử dụng rộng rãi phép nhân hoá
Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu của ca dao
Thể thơ tự do, giọng điệu linh hoạt
Sử dụng nhiều hình ảnh có triết lý hợp lí
Câu 8: Từ " Tuy nhiên" trong đoạn văn sau chỉ kiểu quan hệ giữa hai câu?
	"Cừu là con vật ngu ngốc và sợ sệt. tuy nhiên chúng còn là một vật rất thân thương"
	A. Quan hệ nguyên nhân 	C. Quan hệ nghịch đối
	B. Quan hệ điều kiện 	D. Quan hệ thời gian
Câu 9: Dòng nào sau đây không chứa những từ ngữ thường dùng trong phép nối? 
Và, rồi, nhưng, mà còn, vì nếu, tuy để...
Vì vậy , nếu thế, thế thì, vậy nên....
Nhìn chung, tóm lại, hơn nữa, vả lại, với lại...
Cái này, điều ấy, việc đó ...
Câu 10: Từ in đậm trong câu văn sau chỉ kiểu quan hệ gi giữa hai câu? 
"Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dề bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng"
	A. Quan hệ bổ sung 	C. Quan hệ nhượng bộ 
B. Quan hệ nguyên nhân	D. Quan hệ nghịch đối
Hướng dãn chấm TNKQ Ngữ văn - Lớp 9
(Tuần 19 - Tuần 23)
Tuần
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
19
D
A
D
B
A
D
B
D
D
A
20
C
C
B
A
B
A
B
A
D
C
21
C
C
D
C
A
C
A
D
D
A
22
D
C
A
D
C
C
D
A
A
B
23
C
C
A
B
D
D
B
C
D
A

Tài liệu đính kèm:

  • docNvan_9T1923.doc