Trường THCS Phụng Châu BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT Họ và tên: Môn: Hình học. Tiết 46 Lớp: 7B Ngày tháng 01 năm 2016 Điểm Lời phê của thầy (cô) giáo A. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1: Tổng ba góc của một tam giác bằng A. 90 0 B. 180 0 C. 45 0 D. 80 0 Câu 2: ABC vuông tại A, biết số đo góc C bằng 520. Số đo góc B bằng: A. 148 0 B. 38 0 C. 142 0 D. 128 0 Câu 3: MNP cân tại P. Biết góc N có số đo bằng 500. Số đo góc P bằng: A. 80 0 B. 100 0 C. 50 0 D. 130 0 Câu 4: HIK vuông tại H có các cạnh góc vuông là 3cm; 4cm. Độ dài cạnh huyền IK bằng A. 8cm B. 16cm C. 5cm D.12cm Câu 5: Trong các tam giác có các kích thước sau đây, tam giác nào là tam giác vuông ? A. 11cm; 12cm; 13cm B. 5cm; 7cm; 9cm C. 12cm; 9cm; 15cm D. 7cm; 7cm; 5cm Câu 6: ABC và DEF có AB = ED, BC = EF. Thêm điều kiện nào sau đây để ABC = DEF ? A. A D B. C F C. AB = AC D. AC = DF B. Bài tập tự luận (7 điểm) Cho tam giác ABC cân tại A, kẻ BD vuông góc với AC và kẻ CE vuông góc với AB. BD và CE cắt nhau tại I. 1. Chứng minh ∆𝐵𝐷𝐶 = ∆𝐶𝐸𝐵. 2. Chứng minh 𝐼𝐵𝐸 = 𝐼𝐶𝐷 . 3. Đường thẳng AI cắt BC tại H. Chứng minh AI vuông góc với BC tại H. BÀI LÀM .. BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Hình học. Tiết 46 Ngày .tháng 01 năm 2016 ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA SỐ: A. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm) 1 2 3 4 5 6 B B A C C D B. Bài tập tự luận (7 điểm) Câu Đáp án Số điểm Vẽ hình đúng; Giả thiết; kết luận A B C E D H I 0,75 điểm 1 Chứng minh ∆𝐵𝐷𝐶 = ∆𝐶𝐸𝐵 Xét ∆𝐵𝐷𝐶 𝑣à ∆𝐶𝐸𝐵 𝑐ó góc BDC = góc BEC = 90 0 BC: Cạnh chung 𝐵 = 𝐶 (vì ∆𝐴𝐵𝐶 𝑐â𝑛 𝑡ạ𝑖 𝐴) Do đó ∆𝐵𝐷𝐶 = ∆𝐶𝐸𝐵 (cạnh huyền - góc nhọn). 0,25 điểm 0,75 điểm 0,75 điểm 0,25 điểm 2 Chứng minh 𝐼𝐵𝐸 = 𝐼𝐶𝐷 𝑋é𝑡 ∆𝐴𝐷𝐵 𝑣à ∆𝐴𝐸𝐶 có 𝐴𝐷𝐵 = 𝐴𝐸𝐶 = 900 (𝑔𝑡) AB = AC (vì ∆𝐴𝐵𝐶 𝑐â𝑛 𝑡ạ𝑖 𝐴) 𝐴 chung Do đó ∆𝐴𝐷𝐵 = ∆𝐴𝐸𝐶 (Cạnh huyền - góc nhọn). Vậy 𝐴𝐵𝐷 = 𝐴𝐶𝐸 (hai góc tương ứng) hay 𝐼𝐵𝐸 = 𝐼𝐶𝐷 0,25 điểm 0,75 điểm 0,75 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 3 Xét ∆𝐴𝐸𝐼 𝑣à ∆𝐴𝐷𝐼 𝑐ó 𝐴𝐸𝐼 = 𝐴𝐷𝐼 = 900 AI: Cạnh chung AE = AD (Vì ∆𝐴𝐷𝐵 = ∆𝐴𝐸𝐶 ) Do đó ∆𝐴𝐸𝐼 = ∆𝐴𝐷𝐼 (cạnh huyền - cạnh góc vuông) Suy ra 𝐵𝐴𝐼 = 𝐶𝐴𝐼 (hai góc tương ứng). * Trong tam giác AHB có 𝐴𝐻𝐵 = 1800 − (𝐵𝐴𝐻 + 𝐵 ) * Trong tam giác AHC có 𝐴𝐻𝐶 = 1800 − (𝐶𝐴𝐻 + 𝐶 ) 1,0 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm Mà 𝐵𝐴𝐻 = 𝐶𝐴𝐻 ; 𝐵 = 𝐶 Suy ra 𝐴𝐻𝐵 = 𝐴𝐻𝐶 Lại có 𝐴𝐻𝐵 + 𝐴𝐻𝐶 = 1800 (hai góc kề bù). (0,5 điểm) Do đó 𝐴𝐻𝐵 = 𝐴𝐻𝐶 = 1800 2 = 900 Vậy AH vuông góc với BC tại H. 0,25 điểm Phụng Châu, Ngày . tháng năm 2016 Người ra đề MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Tên Chủ đề (nội dung, chương) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Tổng 3 góc của một tam giác Dựa vào định lý tổng 3 góc của tam giác để nhận biết được số đo các góc của tam giác. Dựa vào định lý tổng ba góc của tam giác để suy luận hai góc còn lại bằng nhau Số câu Số điểm Tỉ lệ % 2 1đ 10% 1 1,75đ 17,5% 3 2,75 đ 27,5% Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác Dựa vào các trường hợp bằng nhau của hai tam giác để nhận biết được điều kiện cần thêm để hai tam giác bằng nhau. Vẽ được hình đến câu a, áp dụng được các trường hợp bằng nhau của tam giác để chứng minh được hai tam giác bằng nhau. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,5đ 5% 2 5,25đ 52,5% 3 5,75đ 57,5% Tam giác cân Hiểu được tính chất về góc của tam giác cân. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,5đ 5% 1 0,5đ 5% Định lý Pytago Nắm được định lý Pytago (thuận và đảo) để tính được độ dài của một cạnh hoặc nhận biết được tam giác vuông khi biết số đo 3 cạnh. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 2 1đ 10% 2 1đ 10% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 3 0,5đ 15% 3 1,5đ 15% 2 5,25đ 52,5% 1 1,75đ 17,5% 9 10đ 100%
Tài liệu đính kèm: