Đề kiểm tra tập trung lần 3 – Năm học: 2004 - 2005 môn: Hóa – Lớp: 10 thời gian làm bài: 45 phút

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1093Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra tập trung lần 3 – Năm học: 2004 - 2005 môn: Hóa – Lớp: 10 thời gian làm bài: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra tập trung lần 3 – Năm học: 2004 - 2005 môn: Hóa – Lớp: 10 thời gian làm bài: 45 phút
Trường đại học Sư phạm Tp.HCM	ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG LẦN 3– Năm học:2004-2005
Trường Trung học Thực hành	Môn: HÓA – Lớp: 10 – Ngày: 25-02-2005
	Thời gian làm bài: 45 phút
 (Học sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu gì kể cả Hệ thống tuần hoàn)
Đề chẵn
Câu 1 : (2,25đ) 
a/ Cho biết tính chất hĩa học đặc trưng của Clo. Viết 2 phương trình phản ứng minh họa.
b/ Viết hai phương trình phản ứng :
- Chứng minh tính oxi hoá của các halogen giảm từ Clo đến Iot.
- Axit Clohidric thể hiện tính khử.
- Axit Clohidric tác dụng với muối (chọn 2 muối cĩ gốc muối khác nhau).
Câu 2: (2,75 đ)
1. Điều chế: (điều kiện, xúc tác và một số chất vơ cơ cần thiết xem như cĩ đủ).
a/ Từ dd muối ăn viết 1 phương trình phản ứng điều chế khí Clo. Khi nào ta thu được nước Javen?
b/ Từ sản phẩm câu a/ hãy cho biết cách điều chế axit HCl, viết phương trình phản ứng minh họa. 
2. Chỉ dùng thêm một hĩa chất, bằng phương pháp hĩa học hãy phân biệt các dung dịch mất nhãn sau : CaCl2, AgNO3, KCl, Na2CO3.
Câu 3 : (2,0đ) 
Cho biết (X) là chất gì? Hoàn thành chuỗi biến hóa sau: (ghi rõ điều kiện nếu cĩ)
KClO3 (1) KCl (2)	 (X) (3) CuCl2 (4)	 NaCl (5)	 AgCl 	 (6) (X) (7) Kaliclorat.
Câu 4 : (3đ) 
Cho 19,2g hỗn hợp 2 kim loại Nhơm và Kẽm tác dụng với dung dịch HCl 30% dư thì thu được 15,12 lít khí đo ở điều kiện chuẩn và dung dịch (X).
a/ Tìm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?
b/ Tính thể tích dung dịch HCl dùng đủ cho phản ứng trên? Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng cho phản ứng trên, biết đã dùng dư 1% so với lượng cần.
c/ Tính nồng độ % các chất trong dung dịch (X).
d/ Nếu cũng dùng lượng axit đã dùng cho phản ứng trên, cho tác dụng với KMnO4 vừa đủ thì thu được bao nhiêu lít khí Clo (đkc). Biết hiệu suất của phản ứng này là 80%.
_______________
Cho O=16, Zn=65, Al=27, Cl=35,5, Mn=55, Cu=64, H=1.
Hết.
Trường đại học Sư phạm Tp.HCM	ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG LẦN 3– Năm học:2004-2005
Trường Trung học Thực hành	Môn: HÓA – Lớp: 10 – Ngày: 25-02-2005
	Thời gian làm bài: 45 phút
 (Học sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu gì kể cả Hệ thống tuần hoàn)
Đề lẻ:
Câu 1: (2,25 điểm)
a/ Cho biết tính chất hĩa học đặc trưng của axit HCl. Viết 3 phương trình phản ứng hay dẫn chứng để minh họa.
b/ Viết phương trình phản ứng chứng minh:
Clo cĩ thể tự oxi hĩa khử (2 phương trình).
Axit flohidric cĩ thể ăn mịn thủy tinh (1 phương trình).
Muối Bạc (như AgNO3) cĩ thể tạo kết tủa với dung dịch cĩ chứa ion halogenua.
Câu 2: (2,0 điểm) 
Cho biết (X) là chất gì? Hoàn thành chuỗi biến hóa sau: (ghi rõ điều kiện nếu cĩ)
HCl (1) NaCl (2)	 (X) (3)	 FeCl3 (4)	 NaCl (5)	 AgCl 	 (6) (X) (7)	 nước javen
Câu 3: (2,75 điểm)
a/ Từ muối ăn viết 1 phương trình phản ứng điều chế khí Hidroclorua. 
b/ Từ sản phẩm câu a/ và một chất oxi hĩa đã học hãy cho biết cách điều chế khí Clo, viết phương trình phản ứng minh họa. 
Chỉ dùng thêm một hĩa chất, bằng phương pháp hĩa học hãy phân biệt các dung dịch mất nhãn sau: MgCl2, AgNO3, KBr, Na2CO3.
Câu 4: (3,0 điểm)
Cho 23,65g hỗn hợp 2 kim loại Nhơm và Sắt tác dụng với dung dịch HCl 30% dư thì thu được 12,88 lít khí đo ở điều kiện chuẩn và dung dịch (X).
a/ Tìm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?
b/ Tính thể tích dung dịch HCl dùng đủ cho phản ứng trên? Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng cho phản ứng trên, biết đã dùng dư 1% so với lượng cần.
c/ Tính nồng độ % các chất trong dung dịch (X).
d/ Nếu cũng dùng lượng axit đã dùng cho phản ứng trên, cho tác dụng với MnO2 vừa đủ thì thu được bao nhiêu lít khí Clo (đkc). Biết hiệu suất của phản ứng này là 80%.
____________________
Cho Al=27, Fe=56, C=12, O=16, H=1, Cl=35,5.
Hết.
Trường: ĐHSP – tp.HCM	 ĐỀ KIỂM TRA KHỐI 10 
Trường THTH	 Ngày tháng 2 năm 2005	
Câu 1 (3đ)
	Trình bày tính chất hóa học của dung dịch hidrôclorua. Nhận xét về sự khác nhau cơ bản giữa dung dịch hidrôclorua và khí hidrôclorua.
Câu 2 (2đ)
Giải thích tính tẩy trắng của clo ẩm.
Viết phương trình chứng minh dung dịch HF có thể hòa tan thủy tinh.
Câu 3 (2đ)
	Viết các phương trình điều chế nuớc Javen, Kaliclorat, Cloruavôi; từ đó cho biết vai trò của clo trong các phản ứng.
Câu 4 (3đ)
	Đốt cháy hoàn toàn 3,8 gam hỗn hợp A gồm Cu và Mg trong không khí thì thu được hỗn hợp rắn B có % khối lượng MgO và CuO lần lượt là 20% và 80%. 
Tính số gam mỗi kim loại trong A
Hòa tan hỗn hợp B trong dung dịch HCl 0,5 M vừa đủ, tính nồng độ mol/l các chất trong dung dịch sau phản ứng.
Cho 7,6 gam A tác dụng với Cl2, tính khối lượng mỗi muối thu được sau phản ứng biết hiệu suất phản ứng là 95%.
Cho: Cu:64; Mg:24; O:16; H:1; Cl:35,5
----- HẾT -----

Tài liệu đính kèm:

  • docHoa10_25.2.05.doc