Đề kiểm tra tập trung lần 1 học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 132 - Trường THPT Võ Văn Tần

doc 3 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 23/07/2022 Lượt xem 234Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra tập trung lần 1 học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 132 - Trường THPT Võ Văn Tần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra tập trung lần 1 học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 132 - Trường THPT Võ Văn Tần
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT VÕ VĂN TẦN
ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG KHỐI 12 
MÔN HÓA HỌC- LẦN 1- HKII
Thời gian làm bài:45 phút 
(30 câu trắc nghiệm)
Họ tên HS:.. 
Lớp: ..
Mã đề thi 132
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Câu 1: Cho 31,2 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 13,44 lít khí (đktc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu là
A. 16,2 gam Al và 15,0 gam Al2O3.	B. 10,8 gam Al và 20,4 gam Al2O3.
C. 5,4 gam Al và 25,8 gam Al2O3.	D. 21,6 gam Al và 9,6 gam Al2O3.
Câu 2: Cho dãy kim loại sau: Na, Cs, Mg, Al, Cu. Sắp xếp chúng theo thứ tự tính khử tăng dần
A. Na<Cs<Mg<Al<Cu	B. Cu<Al<Cs<Mg<Na	C. Cu<Al<Mg<Na<Cs	D. Cu<Al<Mg<Cs<Na
Câu 3: Cho dãy chất sau: NaHCO3, AlCl3, Al2O3, Al, Al2(SO4)3. Số chất vừa tác dụng với dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ là
A. 3	B. 4	C. 5	D. 2
Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 4,68g hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại A và B kế tiếp trong nhóm IIA vào dd HCl thu được 1,12 lít CO2 ở đktc . Kim loại A và B là :
A. Ca và Sr (88)	B. Be (9) và Mg (24)	C. Mg và Ca (40)	D. Sr và Ba(137)
Câu 5: Quá trình xảy ra ở anot khi điện phân nóng chảy MgCl2 là
A. Oxi hóa ion Mg2+	B. Khử ion Mg2+	C. Oxi hóa ion Cl-	D. Khử ion Cl-
Câu 6: Dãy chất đều bị nhiệt phân là
Na2CO3, NaHCO3, CaCO3
B. Ca(HCO3)2, Al(OH)3, NaHCO3
C. Mg(HCO3)2, Na2CO3, Al(OH)3
D. CaCO3, Al(OH)3, Na2CO3
Câu 7: Tìm phản ứng sai trong các phản ứng sau
A. 2Na + 2H2O 2NaOH +H2
B. Mg + 4 HNO3 Mg(NO3)2 + 2NO2 +2H2O
C. 2Al + 3Na2O Al2O3 + 6Na
D. 2Al + 6HCl 2AlCl3+ 3H2
Câu 8: Dung dịch NaOH tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?
A. ZnCl2, Al(OH)3, AgNO3, Ag.	B. CO2, Al, HNO3 , Cu.
C. HCl, NaHCO3, Mg, Al(OH)3 .	D. CuSO4 , SO2, H2SO4, NaHCO3 .
Câu 9: Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có
A. bọt khí và kết tủa trắng.	B. bọt khí bay ra.
C. kết tủa trắng xuất hiện.	D. kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần.
Câu 10: Khi cho luồng khí hidro (có dư) đi qua ống nghiệm chứa Al2O3, Fe2O3, CuO, MgO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hòan tòan. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm bao gồm
A. Al2O3, Fe2O3, CuO, Mg;	B. Al2O3, Fe, Cu, MgO;
C. Al, Fe, Cu, Mg;	D. Al, Fe, Cu, MgO;
Câu 11: Công thức của phèn chua là:
A. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O	B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
C. (NH4)2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O	D. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Câu 12: Lớp electron ngoài cùng của các kim loại kiềm thổ có dạng chung là
A. ns1(n-1)d1	B. np2	C. ns1	D. ns2
Câu 13: Dẫn a mol khí CO2 vào dd Ca(OH)2 thu được 6 g kết tủa, lọc tách kết tủa, dd còn lại đem đi đun nóng thì thu được thêm 4g kết tủa nữa. Giá trị của a là:
A. 0,14	B. 0,16	C. 0,1	D. 0,12
Câu 14: Những mô tả ứng dụng nào dưới đây không chính xác?
A. CaCO3 dùng sản xuất xi măng, vôi sống, vôi tôi, khí cacbonic.
B. CaSO4 dùng sản xuất xi măng, phấn viết, bó bột. Thạch cao khan dùng đúc tượng, mẫu trang trí nội thất
C. CaO làm vật liệu chịu nhiệt, điều chế CaC2, làm chất hút ẩm.
D. Ca(OH)2 dùng điều chế NaOH, chế tạo vữa xây nhà, khử chua đất trồng, chế tạo clorua vôi.
Câu 15: Cho 11,2 lít khí CO2 ở (đktc) vào 400 ml dung dịch NaOH 2M được dung dịch X. Cho dung dịch CaCl2 dư vào dung dịch X. Khối lượng kết tủa tạo thành:
A. 50 gam	B. 54 gam	C. 30 gam	D. 40 gam
Câu 16: Kim loại kiềm thổ nào sau đây tác dụng với H2O ( ở to thường ) , tạo dd bazơ mạnh ?
A. Ca , Sr , Ba	B. Mg , Ca , Sr	C. Be , Ca , Mg	D. Sr , Ba , Be
Câu 17: Cho 32,04 gam AlCl3 vào 500 ml dd NaOH 1,6 M sau khi pứ xong thu được thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 12,48 gam	B. 18,72gam	C. 6,24 gam	D. 4,68 gam
Câu 18: Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 . Hiện tượng quan sát được là :
A. không cóhiện tượng gì .
B. Có khí bay ra ,có kết tủa màu xanh xuất hiện.
C. Có chất rắn màu đỏ tạo ra , màu xanh của dd ban đầu nhạt dần .
D. Có khí bay ra , ban đầu có kết tủa sau đó kết tủa tan .
Câu 19: Cho các chất: (1) NaCl; (2) Na2CO3; (3) BaCl2; (4) Ca(OH)2; (5) HCl; (6) Na2SO4. Chất làm mềm nước cứng có tính cứng tạm thời là :
A. (2), (6)	B. (2), (4)	C. (1), (2), (4)	D. (3), (5), (6)
Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 2,82g hỗn hợp bột Mg và Al vào dung dịch HCl thì thu được 3,136 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 25,25% và 74,55%.	B. 44,5% và 55,5%.	C. 42,55% và 57,45%.	D. Kết quả khác.
Câu 21: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lit CO2 (ở đktc) vào dung dịch nước vôi trong có chứa 75ml dung dịch Ca(OH)2 1M. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là:
A. 7,5g.	B. 5 g	C. 10g.	D. 2,5g.
Câu 22: Công thức của thạch cao khan, vôi sống, vôi tôi lần lượt là:
A. CaCO3, CaO, CaSO4	B. CaSO4.2H2O, CaO, Ca(OH)2
C. CaSO4, Ca(OH)2 , CaO	D. CaSO4. H2O, CaO, Ca(OH)2
Câu 23: Cho m(g) Mg tác dụng hoàn toàn với dd HNO3loãng thu được 448ml khí (đktc) không màu hóa nâu trong không khí ( sản phẩm khử duy nhất). Tìm giá trị m?( Mg =24)
A. Kết quả khác.	B. 0,72 gam	C. 0,48 gam	D. 0,24 gam
Câu 24: Criolit Na3AlF6 được thêm vào Al2O3 trong quá trình điện phân nóng chảy, để sản xuất nhôm vì lý do nào sau đây?
1. Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3, cho phép điện phân ở nhiệt độ thấp nhằm tiết kiệm năng lượng
2. Làm tăng độ dẫn điện của Al2O3 nóng chảy
3. Tạo một lớp ngăn cách để bảo vệ nhôm nóng chảy khỏi bị oxi hóa.
4. Tạo ra hỗn hợp bảo vệ nhôm nóng chảy không bị oxi hóa bởi không khí.
A. 1, 2	B. 1, 2, 4	C. 2, 3, 4	D. 1, 2, 3
Câu 25: Cho các kim loại Zn, Al, Cu, Fe, Na. Số kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là:
A. 4	B. 2	C. 5	D. 3
Câu 26: Có thể dùng bình bằng nhôm để đựng:
A. Dung dịch HNO3 đặc (đã làm lạnh).	B. Dung dịch xô đa.
C. Dung dịch nước vôi.	D. Dung dịch giấm.
Câu 27: Cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng bột nhôm đã phản ứng là (Cho Al = 27)
A. 16,2 gam.	B. 10,4 gam.	C. 5,4 gam.	D. 2,7 gam.
Câu 28: Chọn phát biểu đúng
(1) Kim loại kiềm có tính khử mạnh là do có năng lượng ion hóa thấp
(2) Hầu như kim loại kiềm đều tan được trong nước, trừ Li và Cs
(3) Để điều chế kim loại mạnh (Li đến Al) người ta dùng phương pháp điện phân nóng chảy và phương pháp nhiệt luyện.
(4) Na2CO3 tan trong nước tạo dung dịch kiềm mạnh làm quỳ tím hóa xanh, phenolphtalein hóa hồng.
(5) Để điều chế kim loại Na người ta điện phân dung dịch NaCl.
A. 1, 2, 5	B. 1, 2	C. 1, 4, 5	D. 1, 4
Câu 29: Cho 1,15 gam một kim loại kiềm X tan hết vào nước. Để trung hoà dung dịch thu được cần 50 gam dung dịch HCl 3,65%. X là kim loại nào sau đây?
A. Na	B. Cs	C. K	D. Li.
Câu 30: Cho dãy chất sau: HCl, H2SO4 đặc nguội, PbO, Cu(NO3)2, KOH, H2O. Số chất tác dụng với kim loại Al là
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_tap_trung_lan_1_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_12_ma.doc