Đề kiểm tra số 1 lớp 12e môn: Hóa học 12 thời gian làm bài: 90 phút

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1283Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra số 1 lớp 12e môn: Hóa học 12 thời gian làm bài: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra số 1 lớp 12e môn: Hóa học 12 thời gian làm bài: 90 phút
TRƯỜNG THPT ĐẶNG THÚC HỨA
TỔ HÓA - SINH
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 LỚP 12E
Môn: HÓA HỌC 12
Thời gian làm bài: 90 phút; 
(50 câu trắc nghiệm)
Câu 1: Cho các chất: axit propionic (X), axit axetic (Y), ancol etylic (Z) và đimetyl ete (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là
A. T, Z, Y, X.	B. Z, T, Y, X.	C. T, X, Y, Z.	D. Y, T, X, Z.
Câu 2: Số hợp chất hữu cơ đơn chức chứa C, H, O, tác dụng với Na, có số nguyên tử cacbon trong phân tử không quá 2 là
A. 2	B. 5	C. 4	D. 6
Câu 3: Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nhóm -OH?
A. Ancol metylic	B. Ancol etylic	C. Etylen glicol	D. Glixerol
Câu 4: Tách nước 2 ancol A ,B liên tiếp , chỉ được 1 anken duy nhất .A ,B là:
A. Ancol etylic,ancol n-propylic	B. Ancol tert-butylic , Ancol n-propylic
C. Ancol n-propylic ,ancol n-butylic	D. Ancol metylic , ancol etylic
Câu 5: Những hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học (cis-trans) ?CH3CH=CH2 (I); CH3CH=CHCl (II); CH3CH=C(CH3)2 (III); C2H5–C(CH3)=C(CH3)–C2H5 (IV); C2H5–C(CH3)=CCl–CH3 (V).
A. (I), (IV), (V).	B. (II), (IV), (V).	C. (III), (IV).	D. (II), III, (IV), (V).
Câu 6: Axit axetic (CH3COOH) tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Ag, Na2O, Cu(OH)2, BaSO4	B. Na, MgO, Cu(OH)2, NaHCO3
C. Na, CuO, KOH, Na2SO4	D. Cu, CuO, NaOH, Na2CO3
Câu 7: Hỗn hợp X gồm ancol metylic và ancol M no đơn chức mạch hở.Cho 15,2 gam X tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Mặt khác oxi hóa hết 7,6 gam hỗn hợp X bằng CuO nung nóng rồi lấy sản phẩm cho tráng gương hoàn toàn thu được 21,6 gam Ag. CTCT thu gọn của M là
A. C2H5OH	B. CH3CHOHCH3	C. CH3CHOHCH2CH3	D. CH3CH2CH2OH
Câu 8: Khối lượng Ag thu được khi cho 0,1 mol CH3CHO phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng là
A. 21,6 gam	B. 10,8 gam	C. 43,2 gam	D. 16,2 gam
Câu 9: 1 mol buta-1,3-đien có thể phản ứng tối đa với bao nhiêu mol brom ?
A. 1,5 mol.	B. 2 mol.	C. 0,5 mol.	D. 1 mol.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn a mol một ancol X, thu được 13,2 g CO2 và 7,2 g nước. Giá trị của a là
A. 0,05	B. 0,2	C. 0,08	D. 0,1
Câu 11: Chất hữu cơ chủ yếu dùng điều chế trực tiếp axit axetic trong công nghiệp hiện nay là:
A. axetanđehit.	B. etyl axetat.	C. ancol etylic.	D. ancol metylic.
Câu 12: Bậc ancol của 2-metylbutan-2-ol là
A. bậc 3.	B. bậc 2.	C. bậc 4.	D. bậc 1.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 3a mol CO2. Mặt khác, để trung hòa a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo của Y là:
A. HOOC -COOH.	B. CH3 -COOH.
C. CH3 -CH2 -COOH.	D. HOOC -CH2 -COOH.
Câu 14: Hỗn hợp X gồm etilen glicol, ancol etylic, ancol propylic và hexan; trong đó số mol hexan bằng số mol etilen glicol. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng hết với Na dư thu được 0,4032 lít H2 (đktc). Mặt khác đốt m gam hổn hợp X cần 4,1664 lít O2 (đktc). Giá trị của m là:
A. 2,235 gam.	B. 1,788 gam.	C. 2,682 gam.	D. 2,384 gam.
Câu 15: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12 ?
A. 3 đồng phân.	B. 4 đồng phân.	C. 5 đồng phân.	D. 6 đồng phân
Câu 16: Hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức, đồng đẳng kế tiếp. Đun nóng 16,6 gam X với H2SO4 đặc ở 140ºC, thu được 13,9 gam hỗn hợp ete (không có sản phẩm hữu cơ nào khác). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của hai ancol trong X là
A. C2H5OH và C3H7OH	B. CH3OH và C2H5OH.
C. C3H5OH và C4H7OH.	D. C3H7OH và C4H9OH.
Câu 17: Cho các phát biểu sau:
(1) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử 
 (2) Phenol tham gia phản ứng thế với brôm khó hơn benzen
(3) Anđehit tác dụng với H2 dư có xúc tác Ni, đun nóng thu được ancol bậc 1.
(4) Axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2
 (5) Dung dịch phenol có tính axit yếu, làm quỳ tím hóa đỏ. 
 (6) Có thể điều chế trực tiếp anđêhit axetic từ etilen
(7) Từ metanol có thể điều chế axit axetic bằng 1 phản ứng . Số phát biểu đúng là:
A. 5	B. 4	C. 6	D. 7
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol axit cacbonxylic đơn chức cần dùng vừa đủ V lít O2 (đktc) thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là:
A. 4,48.	B. 5,60.	C. 8,96.	D. 6,72.
Câu 19: Chất nào không thể điều chế trực tiếp từ CH3CHO :
A. CH3COONH4.	B. CH3COOH	C. C2H2.	D. C2H5OH.
Câu 20: Hỗn hợp X gồm: andehit fomic, andehit oxalic, axit axetic, etilenglycol, glyxerol. Lấy 4,52 gam X đốt cháy hoàn toàn rồi cho sản phẩm đi qua bình 1 đựng H2SO4 (đặc, dư), bình 2 đựng 600 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thấy bình 1 tăng 2,88 gam, bình 2 xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 15,76 gam.	B. 17,73 gam.	C. 23,64 gam.	D. 19,70 gam
Câu 21: Khi oxi hóa hoàn toàn 2,2 gam một anđehit đơn chức thu được 3 gam axit tương ứng. Công thức của anđehit là
A. HCHO.	B. C2H3CHO.	C. C2H5CHO.	D. CH3CHO.
Câu 22: Tỉ khối hơi của anđêhit X so với H2 bằng 29. Biết 2,9 gam X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 10,8 gam Ag. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3-CH2-CHO.	B. CH2=CH-CHO.	C. CH2=CHCH2CHO.	D. OHC-CHO..
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm một ankan và một anken, thu được 0,35 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Phần trăm số mol anken trong X là
A. 40%	B. 50%	C. 25%	D. 75%
Câu 24: Phenolphtalein (X) có tỷ lệ khối lượng mC :mH:mO = 60:3,5:16. Biết khối lượng phân tử của X nằm trong 300 đến 320 u. Số nguyên tử cacbon của X là
A. 5	B. 12	C. 20	D. 10
Câu 25: Cho dãy các chất : anđehit axetic, axetilen, axit axetic, axit fomic. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là
A. 4	B. 3	C. 2	D. 1
Câu 26: Cho 28,8 gam hỗn hợp X gồm ancol etylic và axit axetic tác dụng với Na dư thu được 6,16 lít H2 (đktc). Khi đun nóng 28,8 gam hỗn hợp X có H2SO4 đặc (xúc tác) thu được 17,6 gam este. Tính % về khối lượng mỗi chất trong X và hiệu suất của phản ứng este hóa?
A. 52,08% C2H5OH; 47,92% CH3COOH và hiệu suất 70%
B. 47,92% C2H5OH; 52,08% CH3COOH và hiệu suất 80%
C. 47,92% C2H5OH; 52,08% CH3COOH và hiệu suất 75%
D. 45,0% C2H5OH; 55,0% CH3COOH và hiệu suất 60%
Câu 27: Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaHCO3.	B. CH3COOH.	C. HCl.	D. KOH.
Câu 28: Dẫn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 9,8 gam. CTPT của 2 anken là:
A. C2H4 và C3H6.	B. C3H6 và C4H8.	C. C4H8 và C5H10.	D. C5H10 và C6H12.
Câu 29: Ba hợp chất hữu cơ X, Y, Z mạch hở (đều chứa C, H, O) và có cùng phân tử khối là 60. Cả ba chất đều phản ứng với Na giải phóng H2. Khi oxi hóa X (có xúc tác thích hợp) tạo ra X1 – có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Y tác dụng được với NaOH còn Z có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y, Z lần lượt là:
A. CH3CH2CH2OH, CH3COOH, HOCH2CHO.	B. (CH3)2CHOH, CH3COOH, HCOOCH3.
C. (CH3)2CHOH, HCOOCH3, HOCH2CHO	D. CH3CH2CH2OH, CH3COOH, CH3OC2H5
Câu 30: Anđehit no,đơn chức ,mạch hở có CTPT là :
A. CnH2n-1CHO (n0)	B. CxH2xO2 (x1)	C. CnH2nCHO (n0	D. CxH2xO (x1)
Câu 31: Chất CH3CH(CH3)CH2COOH có tên là gì?
A. Axit 2-metylbutanoic	B. Axit 3-metylbutanoic
C. Axit 2-metylpropanoic	D. Axit 3-metylbutan-1-oic
Câu 32: Ancol etylic không tác dụng với
A. HCl.	B. NaOH.	C. CH3COOH.	D. C2H5OH.
Câu 33: Công thức chung: CnH2n-2 ( n ≥ 2) là công thức của dãy đồng đẳng:
A. Anken	B. Cả ankin và ankadien.
C. Ankadien	D. Ankin
Câu 34: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường?
A. Benzen	B. Metan	C. Axetilen	D. Toluen
Câu 35: C4H8O2 có bao nhiêu đồng phân axit?
A. 3 đồng phân.	B. 1 đồng phân.	C. 4 đồng phân.	D. 2 đồng phân.
Câu 36: Cho 0,94 g hỗn hợp hai anđehit đơn chức, no, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 3,24 gam Ag. CTPT của hai anđehit là
A. etanal và metanal.	B. etanal và propanal.	C. propanal và butanal.	D. butanal và pentanal.
Câu 37: Để trung hòa 100 gam một axit hữu cơ đơn chức X có nồng độ 3,7%, cần dùng 500 ml dung dịch KOH 0,1M. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOH.	B. CH3CH2CH2COOH.	C. CH3COOH.	D. CH3CH2COOH.
Câu 38: Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3, là:
A. anđehit axetic, butin-1, etilen.	B. anđehit axetic, axetilen, butin-2.
C. axit fomic, vinylaxetilen, propin	D. anđehit fomic, axetilen, etilen
Câu 39: Hỗn hợp khí X chứa hiđro và một anken. Tỉ khối hơi của X đối với hiđro là 6. Đun nóng X có bột Ni xúc tác, X biến thành hỗn hợp khí Y có tỉ khối đối với hiđro là 8 và không làm mất màu nước brom. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của anken là
A. C2H4.	B. C4H8.	C. C4H6.	D. C3H6.
Câu 40: Chất nào dưới đây không hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường :
A. glixerol	B. axit axetic	C. propan – 1,3 - điol	D. etylen glicol
Câu 41: Hãy sắp xếp các axit trong dãy sau theo chiều tăng dần lực axit:
(1). CH3COOH (2).Cl3CCOOH (3) .Cl2 CHCOOH (4). ClCH2COOH
A. (1),(2),(3),(4).	B. (1),(4),(3),(2).	C. (4),(3),(2),(1).	D. (3),(2),(4),(1).
Câu 42: Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là
A. 3-metylpent-3-en.	B. 3-metylpent-2-en.	C. 2-etylbut-2-en.	D. isohexan.
Câu 43: Tổng số ête thu được khi ête hóa hỗn hợp hai ancol đơn chức là:
A . 1 	B . 2	C . 3 	D . 4 
Câu 44: Cho 2 dd HCl và CH3COOH có cùng nồng độ CM .Hãy so sánh pH của 2 dung dịch?
A. HCl=CH3COOH	B. HCl<CH3COOH
C. Không so sánh được.	D. HCl>CH3COOH
Câu 45: Cho các dung dịch: phenol, axit fomic, axetanđehit, ancol anlylic, ancol metylic. Số dung dịch ở trên làm mất màu dung dịch brom là:
A. 5.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
Câu 46: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo andehit có CTPT C4H8O?
A. 4.	B. 2.	C. 5.	D. 3.
Câu 47: Ancol no đơn chức tác dụng được với CuO tạo anđehit là
A. ancol bậc 3.	B. ancol bậc 1 và ancol bậc 2.
C. ancol bậc 1.	D. ancol bậc 2.
Câu 48: Trùng hợp etilen, sản phẩm thu được có cấu tạo là:
A. (-CH2=CH2-)n .	B. (-CH2-CH2-)n .	C. (-CH=CH-)n.	D. (-CH3-CH3-)n .
Câu 49: Đun nóng 6 gam CH3COOH với 6 gam C2H5OH có mặt H2SO4 đậm đặc làm xúc tác. Tìm khối lượng este tạo thành khi hiệu suất 65% .
A. 5,72 gam	B. 8,8 gam	C. 13,2 gam	D. 13,54 gam
Câu 50: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp 2 ancol no đơn chức là đồng đẳng liên tiếp thu được 11,2 lít CO2 (đktc). Cũng với lượng hỗn hợp trên cho phản ứng với Na dư thì thu được 4,48 lít H2 (ở đktc). Công thức phân tử của 2 ancol trên là
A. CH3OH; C2H5OH	B. C3H7OH; C4H9OH	C. C2H5OH;C3H7OH.	D. CH3OH; C3H7OH.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_huu_co_11.doc