Đề kiểm tra Sinh học lớp 11 - Mã đề 553 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 444Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Sinh học lớp 11 - Mã đề 553 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Sinh học lớp 11 - Mã đề 553 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ: 553
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 -2017 
MÔN: SINH HỌC LỚP 11
Thời gian làm bài:45 phút; 
(35 câu trắc nghiệm)
Họ, tên thí sinh:.....................................................................Số báo danh:........................
Câu 1: Thực vật hấp thụ nguyên tố nitơ dưới dạng:
A. NO; NH4+.	B. NO3-; NH4+.	C. HNO3; NH4+	D. NO2; NO3-
Câu 2: Quá trình biến đổi ion NH4+ thành ion NO3- diễn ra trong đất nhờ tác dụng của nhóm sinh vật nào?
A. Vi khuẩn cố định nitơ.	B. Nấm.
C. Vi khuẩn nitrat hóa.	D. Vi khuẩn amôn hóa.
Câu 3: Vì sao cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước đi qua mang?
A. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và cùng chiều với dòng nước.
B. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước.
C. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch xuyên ngang với dòng nước.
D. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song với dòng nước.
Câu 4: Trong các thực vật dưới đây, thực vật CAM là
A. ngô.	B. lúa.	C. mía.	D. thanh long.
Câu 5: Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm của da giun đất thích ứng với sự trao đổi khí?
A. Bề mặt trao đổi khí lớn.
B. Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua.
C. Dưới da có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.
D. Bề mặt trao đổi khí nhỏ.
Câu 6: Ở người các hoocmôn tham gia điều chỉnh hàm lượng đường glucôzơ trong máu là:
A. Insulin, Glucagôn.	B. Ostrôgen, Insulin.
C. Testosterôn, Glucagôn.	D. Glucagôn, Ostrôgen.
Câu 7: Oxi được tạo ra trong pha sáng của quang hợp có nguồn gốc từ
A. H2O.	B. diệp lục.	C. CO2.	D. glucôzơ.
Câu 8: Nhóm động vật nào dưới đây có dạ dày đơn?
A. Trâu, bò, cừu.	B. Ngựa, thỏ, chuột.	C. Chuột, trâu, bò.	D. Ngựa, thỏ, cừu.
Câu 9: Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp như thế nào?
A. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
B. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
C. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
D. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
Câu 10: Trong quá trình hô hấp ở thực vật, giai đoạn nào chung cho con đường phân giải kị khí và phân giải hiếu khí?
A. Chu trình Crep.	B. Chuỗi truyền electron.
C. Đường phân.	D. Tổng hợp axetyl – CoA.
Câu 11: Hiện nay người ta thường sử dụng các biện pháp nào trong các biện pháp cho dưới đây để bảo quản nông sản, thực phẩm?
I. Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao.
II. Bảo quản bằng cách ngâm đối tượng vào dung dịch hóa chất thích hợp.
III. Bảo quản khô.
IV. Bảo quản lạnh.
A. I, II, IV.	B. I, III, IV.	C. I, II, III.	D. II, III, IV.
Câu 12: Đặc điểm nào sau đây không có ở thú ăn cỏ?
A. Dạ dày 1 ngăn hoặc 4 ngăn.	B. Ruột ngắn.
C. Ruột dài.	D. Manh tràng phát triển.
Câu 13: Nhóm các nguyên tố đa lượng đối với cây trồng là:
A. C; H; O; N; P.	B. C; H; O; P; Cu.	C. C; H; O; Mg; Zn	D. C; H; O; N; Mo.
Câu 14: Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để hạn chế xảy ra quá trình chuyển hóa nitrat trong đất thành nitơ phân tử là
A. giữ độ ẩm vừa phải và thường xuyên cho đất.
B. làm đất kĩ, đất tơi xốp và thoáng.
C. bón phân vi lượng thích hợp.
D. khử chua cho đất.
Câu 15: Bào quan thực hiện chức năng quang hợp là
A. gôngi.	B. lục lạp.	C. ti thể.	D. ribôxôm.
Câu 16: Quá trình tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá diễn ra như thế nào?
A. Các enzim từ perôxixôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.	
B. Các enzim từ bộ máy gôngi vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
C. Các enzim từ ribôxôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.	
D. Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
Câu 17: Nhận định nào không đúng khi nói về diệp lục?
A. Các tia sáng màu lục không được diệp lục hấp thụ.
B. Diệp lục là nguyên nhân làm cho lá cây có màu xanh.
C. Chỉ có diệp lục a tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành năng lượng trong các liên kết hóa học.
D. Các sắc tố hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đó cho diệp lục b.
Câu 18: Vì sao ở lưỡng cư và bò sát (trừ cá sấu) có sự pha máu?
A. Vì chúng là động vật biến nhiệt.
B. Vì không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất.
C. Vì tim có 2 ngăn.
D. Vì tim có 3 ngăn hoặc 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn.
Câu 19: Thân và rễ của cây có kiểu hướng động nào?
A. Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm.
B. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.
C. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương.
D. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.
Câu 20: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là:
A. Ion khoáng và hoocmôn thực vật.	B. Nước, hooc môn Xitokinin.
C. Nước, các ion khoáng.	D. Sacarôzơ, axit amin.
Câu 21: Sự thông khí ở phổi của lưỡng cư nhờ
A. sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.
B. sự vận động của toàn bộ hệ cơ.
C. sự vận động của các chi.
D. các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng.
Câu 22: Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm:
A. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
B. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
C. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
D. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
Câu 23: Các ion khoáng được hấp thụ vào rễ theo cơ chế nào?
A. Khuếch tán	B. Thụ động.
C. Chủ động.	D. Thụ động và chủ động.
Câu 24: Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cơ chế chủ động diễn ra như thế nào?
A. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ, không cần tiêu hao năng lượng.
B. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ.
C. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ, cần tiêu hao năng lượng.
D. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ, cần ít năng lượng.
Câu 25: Ở người và thú, tim có mấy ngăn?
A. 2 ngăn.	B. 3 ngăn.	C. 4 ngăn.	D. 1 ngăn.
Câu 26: Ý nào không phải là đặc tính của huyết áp?
A. Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp, tim đập chậm, yếu làm hạ huyết áp.
B. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn.
C. Khi cơ thể mất nhiều máu thì huyết áp tăng.
D. Càng xa tim, huyết áp càng giảm.
Câu 27: Trong ống tiêu hóa, chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu chủ yếu ở
A. miệng.	B. thực quản.	C. dạ dày.	D. ruột non.
Câu 28: Ý nào dưới đây không có vai trò chủ yếu đối với sự duy trì ổn định pH máu?
A. Phổi hấp thu O2.	B. Hệ thống đệm trong máu.
C. Phổi thải CO2.	D. Thận thải H+ và HCO3- .
Câu 29: Hô hấp ở thực vật diễn ra ở
A. tất cả các cơ quan.	B. rễ.	C. lá.	D. thân.
Câu 30: Các động vật có hệ tuần hoàn hở là:
A. giun đốt, mực ống.	B. cá, bạch tuộc.	C. ốc sên, trai.	D. chim, thú.
Câu 31: Các loài thân mềm và chân khớp sống trong nước có hình thức hô hấp nào?
A. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.	B. Hô hấp bằng mang.
C. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.	D. Hô hấp bằng phổi.
Câu 32: Cân bằng nội môi là
A. duy trì sự ổn định của môi trường trong tế bào.
B. duy trì ổn định của môi trường trong mô.
C. duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
D. duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ quan.
Câu 33: Khi không có ánh sáng, cây non mọc như thế nào?
A. Mọc vống lên và có màu vàng úa.	B. Mọc bình thường và có màu xanh.
C. Mọc vống lên và có màu xanh.	D. Mọc bình thường và có màu vàng úa.
Câu 34: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là
A. trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.	B. cơ quan thụ cảm.
C. thụ thể.	D. các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan
Câu 35: Một trong những yếu tố chủ đạo giúp máu vận chuyển trong hệ mạch là
A. dòng máu chảy liên tục.	B. sự va đẩy của các tế bào máu.
C. co bóp của mạch.	D. lực co bóp của tim.
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docSINH HOC 11_Ma de 553.doc