Đề kiểm tra Sinh học 10 - Mã đề 611 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 554Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Sinh học 10 - Mã đề 611 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Sinh học 10 - Mã đề 611 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ 611
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017 
MÔN: SINH HỌC - LỚP 10
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề
 (35 câu trắc nghiệm)
Họ, tên thí sinh:....................................................................................Số báo danh:................................
Câu 1: Các prôtêin khác nhau phân biệt nhau ở
A. số lượng, thành phần các axit amin và cấu trúc không gian.
B. số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin và cấu trúc không gian.
C. thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin và cấu trúc không gian
D. số lượng, trật tự sắp xếp các axit amin và cấu trúc không gian.
Câu 2: Tính đặc thù của mỗi loại prôtêin do cấu trúc bậc mấy của prôtêin quy định?
A. Bậc 4.	B. Bậc 1.	C. Bậc 3.	D. Bậc 2.
Câu 3: Nhận định nào dưới đây không đúng?
A. Colesterôn cấu trúc nên màng sinh chất của tế bào người và động vật.
B. Testostêrôn, ơstrôgen là các hoocmôn giới tính ở động vật.
C. Các loại vitamin A, D, E, K đều tan tốt trong nước.
D. Mỡ, dầu nhẹ hơn nước.
Câu 4: Hoạt động nào sau đây xảy ra trên lưới nội chất hạt?
A. Tổng hợp mARN cho tế bào.	B. Tổng hợp lipit cho tế bào.
C. Tổng hợp polisaccarit cho tế bào.	D. Tổng hợp prôtêin cho tế bào.
Câu 5: Nhận định nào sau đây là không đúng với ribôxôm?
A. Là nơi tổng hợp prôtêin cho tế bào.	B. Được đính ở lưới nội chất hạt.
C. Được bao bọc bởi một lớp màng.	D. Có thành phần hoá học là rARN và prôtêin.
Câu 6: Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống gồm
A. tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể.
B. bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể.
C. tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
D. phân tử, đại phân tử, bào quan, tế bào.
Câu 7: Vận chuyển các axit amin từ tế bào chất đến ribôxôm để thực hiện quá trình dịch mã là chức năng của phân tử
A. tARN.	B. rARN.	C. ADN.	D. mARN.
Câu 8: Chức năng chính của phôtpholipit là
A. chống mất nước cho cơ thể.	B. dự trữ năng lượng cho tế bào.
C. cấu tạo nên tế bào chất của tế bào.	D. cấu tạo nên các loại màng của tế bào.
Câu 9: Nhóm sinh vật có nhân thực gồm
A. vi khuẩn, nấm men.	B. vi khuẩn, vi khuẩn lam.
C. nấm men, thực vật.	D. vi khuẩn, động vật.
Câu 10: Prôtêin không giữ chức năng
A. vận chuyển các chất.	B. truyền đạt thông tin di truyền.
C. thu nhận thông tin.	D. xúc tác các phản ứng sinh hoá.
Câu 11: Trong các tế bào của động vật dưới đây, tế bào 
có nhiều bộ máy Gôngi nhất?
A. Tế bào cơ.	B. Tế bào thần kinh.	C. Tế bào tuyến.	D. Tế bào hồng cầu.
Câu 12: Nhận định nào sau đây không đúng khi sử dụng kháng sinh?
A. Sử dụng nồng độ kháng sinh càng cao càng nhanh khỏi bệnh.
B. Chỉ nên sử dụng kháng sinh với các bệnh do nhiễm khuẩn.
C. Có thể phối hợp kháng sinh để tăng khả năng khỏi bệnh.
D. Không nên chỉ sử dụng một loại kháng sinh kéo dài.
Câu 13: Tế bào nhân sơ có
A. có nhiều bào quan có màng ở tế bào chất.
B. có nhân chứa nhiều NST chứa ADN mạch thẳng.
C. có thành tế bào cấu tạo từ xenlulôzơ.
D. tỉ lệ giữa diện tích bề mặt tế bào với thể tích tế bào (S/V) lớn.
Câu 14: Phân biệt vi khuẩn Gram dương, Gram âm có ý nghĩa thực tiễn nhằm
A. nghiên cứu cấu trúc của thành tế bào vi khuẩn.
B. phòng các bệnh truyền nhiễm.
C. sử dụng kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn.
D. chỉ ra được vai trò quan trọng của thành tế bào.
Câu 15: Nhóm các nguyên tố hoá học thuộc nguyên tố đa lượng là
A. P, K, N, Mo, Fe.	B. P, K, S, Ca, Na.
C. Ca, P, Zn, Mn, S.	D. Fe, Mn, Mg, Cu, Na.
Câu 16: Trong tế bào nhân thực, số lượng ti thể và lục lạp trong tế bào tăng lên là do
A. lưới nội chất và bộ máy Gôngi sát nhập lại với nhau.
B. chúng sinh tổng hợp mới và phân chia.
C. các không bào nhỏ hoà nhập lại với nhau.
D. không bào tách ra hình thành các bào quan mới.
Câu 17: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Thành tế bào vi khuẩn có vai trò dự trữ chất dinh dưỡng.
B. Tế bào chất của vi khuẩn không có hệ thống nội màng.
C. Vùng nhân của vi khuẩn chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng.
D. Màng tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ phôtpholipit và prôtêin.
Câu 18: Thế giới sống liên tục tiến hóa là nhờ
A. đặc tính di truyền và biến dị	B. nhân đôi ADN
C. khả năng thích nghi	D. tính đa dạng và phong phú
Câu 19: Dầu chiên lại nhiều lần thường bị ôi là do
A. các axit béo no trong dầu bị thủy phân.
B. glixêrol bị biến đổi thành andehit và xeton.
C. nhiệt độ cao đã làm bẻ gãy các liên kết có trong dầu.
D. liên kết đôi trong axit béo không no bị oxi hóa tạo thành peoxit, andehit, xeton có mùi ôi.
Câu 20: Các loại đường nào dưới đây tham gia cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể?
A. Tinh bột và glicôgen.	B. Kitin và tinh bột.
C. Xenlulôzơ và glicôgen.	D. Xenlulôzơ và kitin.
Câu 21: Cần ăn nhiều nguồn thực phẩm chứa prôtêin khác nhau nhằm mục đích
A. tăng khả năng tiêu hóa thức ăn.	B. cung cấp đầy đủ thành phần các axit amin.
C. kích thích tính ngon miệng.	D. tích lũy năng lượng.
Câu 22: Đặc điểm nào sau đây dùng để phân biệt tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực?
A. Có màng nhân hay không có màng nhân.	B. Có hay không có thành tế bào.
C. Có bào quan hay không có bào quan.	D. Có ADN hay không.
Câu 23: Vi khuẩn có kích thước nhỏ, cấu tạo đơn giản có tác dụng
A. giúp vi khuẩn mở rộng khu phân bố.
B. giúp vi khuẩn trao đổi chất với môi trường nhanh chóng.
C. giúp vi khuẩn di chuyển nhanh, kiếm được nhiều thức ăn.
D. giúp vi khuẩn chống lại các loại thuốc kháng sinh.
Câu 24: Loại cacbohidrat có thể được dùng để truyền trực tiếp qua đường tĩnh mạch ở người là
A. mantôzơ.	B. saccarôzơ.	C. lactôzơ.	D. glucôzơ.
Câu 25: Nhóm sinh vật nào dưới đây thuộc giới Nguyên sinh?
A. Tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh.	B. Tảo, nấm men, động vật có dây sống.
C. Vi khuẩn, nấm men, động vật nguyên sinh.	D. Nấm rơm, nấm nhầy, động vật nguyên sinh.
Câu 26: Một gen có chiều dài là 4080A0, trên mạch một của gen có %X1=15%, %G1=25%. Cho các nhận định sau: 
(1) Số lượng nuclêôtit của gen là 2400.	(2) Số liên kết hidro của gen là 3120.
(3) Trên mạch 2 của gen có X2=300, G2=180.	(4) Số chu kì xoắn của gen là 150.
Số các nhận định đúng là
A. 3.	B. 2.	C. 1.	D. 4.
Câu 27: Khối lượng trung bình của một axit amin tự do là 110 (đvC). Một phân tử prôtêin có 146 axit amin và không chứa lưu huỳnh. Khối lượng phân tử prôtêin này là
A. 16060 đvC.	B. 13540 đvC.	C. 16600 đvC.	D. 13450 đvC.
Câu 28: Màng sinh chất không có chức năng nào sau đây?
A. Bao bọc, bảo vệ các cấu trúc bên trong tế bào.
B. Vận chuyển chọn lọc các chất.
C. Quy định hình dạng của tế bào.
D. Chứa các thụ thể thu nhận thông tin từ bên ngoài.
Câu 29: Gen A có A1=250, T1=350, %G1=25%, %G2=35%. Gen A có khối lượng là
A. 7,2.105 đvC.	B. 9.105 đvC.	C. 9.104 đvC.	D. 3.105 đvC.
Câu 30: Một gen có chiều dài 5100A0, có số nuclêôtit loại ađênin là 600. Gen này có số liên kết hiđrô là:
A. 4500 liên kết.	B. 3600 liên kết	C. 3000 liên kết.	D. 3900 liên kết.
Câu 31: Gen A có 120 chu kì xoắn, %A-%G=10%. Số liên kết hidro của gen A là
A. 2820.	B. 2880.	C. 2720.	D. 3060.
Câu 32: Nhận định nào sau đây đúng?
A. Khi oxi hóa hoàn toàn 1 (g) tinh bột cho một lượng năng lượng nhiều gấp đôi so với 1(g) lipit.
B. Người ăn quá nhiều lipit chứa axit béo no sẽ có nguy cơ dẫn đến xơ vữa động mạch.
C. Người già ăn nhiều đường kéo dài thường có lợi cho sức khỏe.
D. Muối ăn (NaCl) có tác dụng làm nhũ tương lipit, thúc đẩy quá trình tiêu hóa lipit.
Câu 33: Nhận định nào sau đây đúng khi nhận xét về vật chất di truyền của vi khuẩn?
A. Vùng nhân của vi khuẩn chỉ chứa 1 phân tử ADN dạng vòng.
B. Plasmit là đoạn ADN kép, mạch thẳng có ở tế bào chất của vi khuẩn.
C. Các nhiễm sắc thể ở vi khuẩn có cấu trúc giống hệt nhiễm sắc thể ở tế bào nhân thực.
D. Mỗi tế bào vi khuẩn có thể chứa vài phân tử ADN mạch thẳng ở nhân.
Câu 34: Mỗi chu kì xoắn của phân tử ADN có bao nhiêu nuclêôtit?
A. 10 nuclêôtit.	B. 40 nuclêôtit.	C. 20 nuclêôtit.	D. 34 nuclêôtit.
Câu 35: Cho những nhận định sau:
(1) Khi hình thành liên kết trong phân tử nước, cặp electron dùng chung bị lệch về phía nguyên tử hidro.
(2) Phân tử nước có tính phân cực, một đầu ưa nước quay ra ngoài và một đầu kị nước quay vào trong.
(3) Ở cùng một khối lượng, nước đá có thể tích lớn hơn nước lỏng.
(4) Nước có khả năng hòa tan tốt các chất không phân cực nên nước là dung môi lý tưởng của sự sống.
(5) Ở điều kiện thường, các phân tử nước liên kết với nhau bằng liên kết hidro tạo thành nước lỏng.
Số nhận định đúng là
A. 2.	B. 1.	C. 3.	D. 4.
----------- HẾT ----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docSINH HOC 10_MA 611.doc