ĐỀ CHÍNH THỨC UBND TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Đề thi gồm 02 trang) ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: 6 tháng 4 năm 2013 =========== Câu 1(1,75 điểm): a/ Cân bằng các phản ứng oxi hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng electron, chỉ rõ vai trò của các chất phản ứng và các quá trình oxi hóa khử. NH3 + O2 N2 + H2O Fe + H2SO4 Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O HCl + K2Cr2O7 KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O FeS2 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O FexOy + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + H2O b/ Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 thu được 8,96 lít hỗn hợp khí X gồm NO, NO2(ở đktc) và dung dịch Y. Cho NaOH vào dung dịch Y không thấy có khí thoát ra, tỉ khối của X so với hidro bằng 21. Tính giá trị m? Câu 2(1,00 điểm): Viết phương trình hóa học và ghi rõ điều kiện của các phản ứng trong chuỗi chuyển hóa sau: a/ S0 ® S-2 ® S0 ® S+4 ® S+6 ® S-2 ® S+6 b/ HCl ® Cl2 ® KClO3 ® KCl ® HCl ® AgCl ® Ag Câu 3(1,25 điểm): a/ Cho 200 ml dung dịch X gồm NaOH 0,0055M và Ba(OH)2 0,006M vào 300 ml dung dịch Y gồm HCl 0,001M và H2SO4 0,0045M. Thu được m gam kết tủa và dung dịch Z. Tính giá trị m và pH của dung dịch Z. Cho biết [H+].[OH-] = 10-14 b/ Cho dung dịch A chứa 0,1 mol Al3+, 0,06 mol Fe2+, x mol Cl- và y mol SO42-. Cô cạn dung dịch thu được 24,72 gam muối khan. Tính giá trị x, y. c/ Cho 500 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch A ở ý b. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu a gam chất rắn. Tính giá trị a. d/ Trong dung dịch dấm ăn có cân bằng sau: CH3COOH CH3COO- + H+ Khi cho các chất sau H2O, CH3COOH, HCl, CH3COONa vào dung dịch trên độ điện li của CH3COOH thay đổi như thế nào? Giải thích? Câu 4(2,00 điểm): a/ Viết tất cả các đồng phân và gọi tên ứng với các công thức phân tử sau: C5H12, C4H8, C8H10(hidrocacbon thơm), C4H8O2(hợp chất đơn chức). b/ Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn chứa một trong các chất sau: C2H5OH, C3H5(OH)3, CH3CHO, CH3COOH, CH2=CH-COOH, C6H12O6(glucozơ). Câu 5(1,00 điểm): Hỗn hợp A gồm một axit no đơn chức, mạch hở và 2 axit không no, đơn chức, mạch hở chứa một liên kết đôi, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho A tác dụng hoàn toàn với 150ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch B. Để trung hòa hết lượng NaOH dư cần thêm vào dung dịch B 100ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch D. Cô cạn cẩn thận D được 22,89 gam chất rắn khan. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn A rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch NaOH đặc, khối lượng bình tăng thêm 26,72 gam. Xác định công thức cấu tạo có thể có của từng axit và tính khối lượng của chúng trong A Câu 6(1,00 điểm): Cho 88,2 g hỗn hợp A gồm FeCO3, FeS2 cùng lượng không khí (lấy dư 10% so với lượng cần thiết để đốt cháy hết A) vào bình kín dung tích không đổi. Nung bình một thời gian để xảy ra phản ứng, sau đó đưa bình về nhiệt độ trước khi nung, trong bình có khí B và chất rắn C (gồm Fe2O3, FeCO3, FeS2). Khí B gây ra áp suất lớn hơn 1,45% so với áp suất khí trong bình đó trước khi nung. Hòa tan chất rắn C trong lượng dư H2SO4 loãng, được khí D (đã làm khô); các chất còn lại trong bình cho tác dụng với lượng dư dung dịch KOH thu được chất rắn E. Để E ngoài không khí cho đến khi khối lượng không đổi, được chất rắn F. Biết rằng: Trong hỗn hợp A một muối có số mol gấp 1,5 lần số mol của muối còn lại; giả thiết hai muối trong A có khả năng như nhau trong các phản ứng; không khí chứa 20% oxi và 80% nitơ về thể tích. a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b) Tính phần trăm khối lượng của các chất trong hỗn hợp F. c) Tính tỉ khối của khí D so với khí B. Câu 7(1,00 điểm): Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Xác định A, B, D, E, G, I, K, L biết rằng chúng là những chất khác nhau, mỗi mũi tên ứng với một phản ứng. Viết phương trình hóa học thực hiện chuyển hóa trên, viết công thức các chất dưới dạng thu gọn, ghi rõ điều kiện phản ứng. Câu 8(1,00 điểm): 1/ Dung dịch A gồm Ba(NO3)2 0,060 M và AgNO3 0,012 M. a) Thêm từng giọt K2CrO4 vào dung dịch A cho đến dư. Có hiện tượng gì xẩy ra? b) Thêm 50,0 ml K2CrO4 0,270 M vào100,0 ml dung dịch A. Tính nồng độ các ion trong hỗn hợp thu được. Cho: BaCrO4¯ + H2O Ba2+ + HCrO4- + OH - ; K = 10-17,43 Ag2CrO4 + H2O 2Ag+ + HCrO4- + OH - ; K = 10-19,50 pKa của HCrO4- bằng 6,50. 2/ Viết cơ chế của phản ứng sau : ============== Hết ============== (Đề thi gồm 02 trang) Thí sinh được sử dụng bảng HTTH và máy tính cầm tay thông thường.
Tài liệu đính kèm: