Đề kiểm tra năm 2015 - 2016 môn: Hóa học (thời gian làm bài: 90 phút; 50 câu trắc nghiệm)

pdf 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1298Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra năm 2015 - 2016 môn: Hóa học (thời gian làm bài: 90 phút; 50 câu trắc nghiệm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra năm 2015 - 2016 môn: Hóa học (thời gian làm bài: 90 phút; 50 câu trắc nghiệm)
SỞ GD & ĐT BẮC NINH 
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
(Đề có 4 trang) 
ĐỀ KIỂM TRA NĂM 2015-2016 
MÔN: HÓA HỌC 
(Thời gian làm bài: 90 phút; 50 câu trắc nghiệm) 
 Họ và tên thí sinh: ....................................................... Số báo danh: ................. Mã đề H01 
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al=27; S = 32; 
Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba=137, Pb=207, Ni=59,Mn=55, Cr=52 
Câu 1: Dãy nào sau đây gồm các chất được xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ? 
A. Anilin, amoniac, metylamin. B. Amoniac, etylamin, anilin. 
C. Anilin, metylamin, amoniac. D. Etylamin, anilin, amoniac. 
Câu 2: C4H8O2 có số đồng phân este là 
A. 5 B. 4. C. 6. D. 7. 
Câu 3: Cho m gam Fe tác dụng vừa hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được khí A và 8,28 gam muối. Tính m, 
biết số mol của Fe bằng 37,5% số mol H2SO4 đã dùng 
A. 2,52. B. 2,8. C. 6,72. D. 2,24. 
Câu 4: Khi cho Cu vào dung dịch FeCl3; H2S vào dung dịch CuSO4; HI vào dung dịch FeCl3; dung dịch HCl vào 
dung dịch Fe(NO3)2; dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3. Số cặp chất phản ứng được với nhau là 
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 
Câu 5: Cho dãy các dung dịch: glucozơ, saccarozơ,etanol, glixerol. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với 
Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là 
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. 
Câu 6: Trung hòa một lượng axit cacboxylic đơn chức cần vừa đủ 100ml dung dịch NaOH 1M. Từ dung dịch sau 
phản ứng thu được 8,2 gam muối khan.Công thức của axit là 
A. HCOOH. B. CH3COOH. C. C2H3COOH. D. C2H5COOH. 
Câu 7: Cho 3,75 gam amino axit X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 4,85 gam muối. Công thức của X 
là 
A. H2N-CH(CH3)-COOH. B. H2N-CH2-CH2-COOH. 
C. H2N-CH2-CH2-CH2- COOH . D. H2N-CH2-COOH. 
Câu 8: Tơ nilon-6,6 là sản phảm của phản ứng giữa 
A. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)4-NH2. B. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(C2H4)6-NH2. 
C. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2. D. HOOC-(CH2)6-COOH và H2N-(CH2)6-NH2. 
Câu 9: Nhỏ từ từ đến dư KOH vào dung dịch hỗn 
hợp gồm a mol HCl và x mol ZnSO4 ta quan sát 
hiện tượng theo đồ thị hình bên (số liệu tính theo 
đơn vị mol). Giá trị của x (mol) là: 
A. 0,4. B. 0,6. C. 0,7. D. 0,65. 
Câu 10: Cho lần lượt các đồng phân, mạch hở, có cùng CTPT C2H4O2 lần lượt tác dụng với : Na, NaOH, NaHCO3. 
Số phản ứng xảy ra là 
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 
Câu 11: Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín, sau một thời gian thu được a gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp 
thụ hoàn toàn hỗn hợp X vào nước, được 300 ml dung dịch Ycó pH = 1. Giá trị của a là: 
A. 4,84. B. 5,20. C. 4,72. D. 4,96g. 
Câu 12: Chia 30,4 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng hết với dung dịch 
H2SO4 đặc, nóng (dư) thu được 6,72 lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Hòa tan phần hai trong 550 ml dung dịch 
AgNO3 1M , kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y. Nồng độ mol của Fe(NO3)2 trong dung dịch Y (coi thể tích 
dung dịch không thay đổi trong quá trình phản ứng) là 
A. 0,181M. B. 0,363M. C. 0,182M. D. 0.091M. 
Câu 13: Đipeptit M, tripeptit P và tetrapeptit Q đều mạch hở và được tạo ra từ một aminoaxit X, mạch hở,phân tử có 
chứa một nhóm NH2. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là 15,73%. Thủy phân không hoàn toàn 69,3 gam hỗn 
hợp M, Q, P (tỉ lệ mol tương ứng là 1:1:1) thu được m gam M, 27,72 gam P, 6,04 gam Q và 31,15 gam X. Giá trị của 
m là 
A. 17,6. B. 15,2. C. 8,8. D. 30,4. 
Câu 14: Cho dãy các hợp chất thơm: p-HO-CH2-C6H4-OH, p-HO-C6H4-COOC2H5, p-HO-C6H4-COOH, p-HCOO-
C6H4-OH, p-CH3O-C6H4-OH. Có bao nhiêu chất trong dãy thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau? 
(a) Chỉ tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1. 
(b) Tác dụng được với Na (dư) tạo ra số mol H2 bằng số mol chất phản ứng. 
 A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. 
Câu 15: Cho 5,4 gam Al tác dụng hết với khí Cl2(dư) thu được m gam muối. Giá trị của m là 
A. 26,7. B. 12,5. C. 25,0. D. 19.6. 
Câu 16: Thành phần chính xủa quặng boxit là 
A. FeCO3. B. Al2O3.2H2O. C. FeS2. D. Fe3O4. 
Câu 17: Một ankan có cấu tạo như sau: C2H5CH(CH3)CH(C2H5)CH3. Tên gọi của ankan này theo IUPAC là 
A. 2,3-đietylbutan. B. 2-etyl-3-metylpentan. 
C. 3-metyl-2-etylpentan. D. 3,4-đimetylhexan. 
Câu 18: Cho các nhiệt độ sôi: 100,7 oC, 21oC, – 23oC, 78,3oC. Đó là nhiệt độ sôi tương ứng của: 
A. HCOOH, CH3OCH3, CH3CHO, C2H5OH. B. C2H5OH, CH3OCH3, CH3CHO, HCOOH. 
C. HCOOH, CH3CHO, CH3OCH3, C2H5OH. D. HCOOH, CH3CHO, C2H5OH ,CH3OCH3. 
Câu 19: Trong phòng thí nghiệm, điều chế các chất khí K, L, M, N, G theo sơ đồ sau: 
Cu + H2SO4 đặc →
0t
 K ↑ + .... 
FeS + HCl →
0t
 L ↑ +.... 
H2O2 2MnO→ M ↑ +.... 
CaC2 + H2O → N ↑ + .... 
Al4C3 + H2O → G ↑ + ... 
Số chất khí có thể làm mất màu nước brom là 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 20: Cho các chất etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenyl amoni clorua, ancol benzylic, p-
crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là 
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6. 
Câu 21: Đun a gam hỗn hợp hai chất X và Y là đồng phân cấu tạo của nhau với 200 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ) 
đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 15 gam hỗn hợp hai muối của hai axit no, đơn chức là đồng đẳng kế tiến nhau 
và một ancol. Giá trị của a là 
A. 9,0. B. 12,0. C. 14,8. D. 6,0. 
Câu 22: Hỗn hợp M gồm một anken và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (MX< MY). Đốt 
cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng 4,536 lít O2 (đktc) thu được H2O, N2 và 2,24 lít CO2 (đktc). Chất Y là 
A. etylmeylamin. B. butylamin. C. etylamin. D. propylamin. 
Câu 23: Dung dịch nào sau đây phản ứng được với dung dịch CaCl2? 
A. Na2CO3. B. HCl. C. NaCl. D. NaNO3. 
Câu 24: Ở điều kiện bình thường kim loại có độ cứng lớn nhất là 
A. Al. B. K. C. Cr. D. Fe. 
Câu 25: Chất hữu cơ X mạch hở, có công thức C8H14O4. X phản ứng với dung dịch NaOH sinh ra một muối và hai 
ancol hơn kém nhau một nguyên tử cacbon. Số công thức cấu tạo có thể có của X là 
A. 7. B. 3. C. 4. D. 6. 
Câu 26: Cho sơ đồ phản ứng điều chế Z từ: 3-metylbut-1-en HBr+→ X 2NaOH H O/+→ Y 2 4H SO→ Z 
Y, Z lần lượt là: (Biết X, Z là sản phẩm chính) 
A. 2-metylbutan-2-ol; 2-metylbut-2-en. B. 3-metylbutan-1-ol; 3-metylbut-1-en. 
C. 3-metylbutan-2-ol; 2-metylbut-2-en. D. 2-metylbutan-2-ol; 3-metylbut-2-en. 
Câu 27: Nguyên tử của nguyên tố X có electron cuối cùng được điền vào phân lớp 3d8. Số đơn vị điện tích hạt nhân 
của nguyên tố X là 
A. 26. B. 27. C. 28. D. 29. 
Câu 28: Tiến hành điện phân (điện cực trơ) 200 gam dung dịch NaOH 10% đến khi dung dịch NaOH trong bình điện 
phân có nồng độ 25% thì dừng lại. Thể tích khí ở hai điện cực đã thoát ra (đktc) là 
A. 336 lít. B. 168 lít. C. 224 lít. D. 112 lít. 
Câu 29: Oxi hóa 0,08 mol một ancol đơn chức, thu được hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic, một anđehit, ancol dư 
và nước. Ngưng tụ toàn bộ X rồi chia làm hai phần bằng nhau. Phần một cho tác dụng hết với Na dư thu được 0,504 
lít khí H2 (đktc). Phần hai cho phản ứng tráng bạc hoàn toàn thu được 9,72 gam Ag. Phần trăm khối lượng ancol bị 
oxi hoá là 
A. 31,25%. B. 62,50%. C. 40,00%. D. 50,00%. 
Câu 30: Cho m gam 2 hợp chất hữu cơ có công thức là C2H8O3N2 và C2H8O2N2 tác dụng vừa đủ với 0,2 mol NaOH, 
thu được hỗn hợp khí Y gồm 1 khí vô cơ và 1 khí hữu cơ đều làm xanh giấy quì tím ẩm với dY/H2 = 15,5. Khi cô cạn 
dung dịch sau phản ứng thu được phần rắn với tổng khối lượng là : 
A. 18,2 g. B. 16g. C. 19,4g. D. 20,6g. 
Câu 31: Trong phân tử chất nào sau đây có chứa vòng benzen? 
A. Phenylamin. B. Propylamin. C. Etylamin. D. Metylamin. 
Câu 32: Khi điều chế lượng nhỏ các khí trong phòng thí nghiệm có thể thu khí bằng cách: dời không khí để xuôi bình 
(1), dời không khí úp ngược bình (2) hoặc dời nước (3). 
Thu khí bằng cách dời nước có thể được dùng tốt nhất với khí nào sau đây: 
 A. N2. B. HCl. C. NH3. D. CO2. 
Câu 33: Khi sản xuất C2H4 từ C2H5OH và H2SO4 đặc, nóng trong sản phẩm khí tạo ra có lẫn 2 tạp chất là CO2 và SO2. 
Hóa chất được chọn để loại bỏ hai tạp chất khí đó là 
A. nước vôi trong dư. B. dung dịch KMnO4 dư. C. dung dịch NaHCO3 dư. D. nước brom dư. 
Câu 34: Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O 
Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là 
A. 3/14. B. 1/7. C. 3/7. D. 4/7. 
Câu 35: Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % P2O5 tương ứng với lượng photpho có trong 
thành phần của nó. Độ dinh dưỡng của phân lân trong supephotphat kép (chứa 98% Ca(H2PO4)2, còn lại là tạp chất 
không chứa photpho là 
A. 60,68%. B. 59,47% . C. 61,92%. D. 25,96%. 
Câu 36: Cho các chất khí sau: CO2, Cl2, NO2, SO2. Số chất khí khi tác dụng với dung dịch natrihiđroxit (ở nhiệt độ 
thường) luôn tạo ra hai loại muối là 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 37: Đun nóng dung dịch chứa 18,0 gam glucozơ với lượng dung dịch AgNO3 trong NH3 đến khi phản ứng xảy ra 
hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là 
A. 16,2. B. 32,4. C. 10,8. D. 21,6. 
Câu 38: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,6 gam CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH (vừa đủ) thu được dung dịch chứa 
m gam muối. Giá trị của m là 
A. 19,2. B. 9,6. C. 8,2. D. 16,4. 
Câu 39: Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 3,4 
gam hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm m 
gam. Giá trị của m là: 
A. 14,6 B. 11,7 C. 13,2 D. 6,78 
Câu 40: Thủy phân m gam tinh bột, sản phẩm thu được đem lên men để sản xuất ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra cho 
qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 850 gam kết tủa. Biết hiệu suất giai đoạn thủy phân và lên men đều là 85%. m có giá 
trị nào sau đây nhất? 
 A. 810,0. B. 952,94. C. 1905,88. D. 476,5. 
Câu 41: Hai kim loại thường được điều chế bằng cách điện phân muối clorua nóng chảy là 
A. Mg, Na. B. Zn, Na. C. Cu, Mg. D. Zn, Cu. 
Câu 42: Để khử hoàn toàn 8,0 gam bột Fe2O3 bằng bột Al( ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí) thì 
khối lượng bột Al cần dùng là 
A. 8,10 gam. B. 1,35 gam. C. 5,40 gam. D. 2,70 gam. 
Câu 43: Hòa tan hoàn toàn m1 gam FeS2 và m2 gam Cu2S vào axit HNO3 vừa đủ được dung dịch X chỉ chứa hai muối 
sunfat và khí NO duy nhất. Để kết tủa hết ion sunfat trong dung dịch X phải dùng 544,7 ml dung dịch BaCl2 20% 
(D=1,05g/ml). Giá trị m1, m2 lần lượt là 
A. 26,4 và 17,6. B. 25,2 và 11,52. C. 15,6 và 19,2. D. 30,0 và 28,8. 
Câu 44: Hòa tan hỗn hợp muối vào nước được dung dịch chứa 0,1 mol NH4+; 0,2 mol Al3+; 0,3 mol NO3-, 0,1 mol Cl- 
và 0,15 mol X. Điện tích của ion X là 
A. 1- . B. 1+. C. 2-. D. 2+. 
Câu 45: Cho các dung dịch: glucozơ, mantozơ, saccarozơ, phenol, axit fomic, axetanđehit, ancol anlylic, anilin. Số 
dung dịch ở trên làm mất màu dung dịch brom với dung môi là nước 
A. 7. B. 6. C. 5. D. 8. 
Câu 46: Cho bốn hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3; Cu và Fe2O 3 ; BaCl2 
và CuSO4; Ba và NaHCO3. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là 
 A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. 
Câu 47: Hiđrat hóa 5,6 lít hỗn hợp 2 anken X,Y đồng đẳng liên tiếp thu được hỗn hợp 2 ancol khan. Chia hỗn hợp 
ancol làm 2 phần băng nhau: 
Phần 1: Cho tác dụng với Na dư thu được 840ml khí. 
Phần 2: Đem đốt cháy hoàn toàn, cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thu vào bình đựng NaOH dư, khối lượng bình tăng 
13,75 gam. Hiệu suất phản ứng hiđrat hóa mỗi anken X,Y lần lượt là. (Biết rằng trong hỗn hợp, anken có khối lượng 
lớn chiếm 60% thể tích hỗn hợp đo ở điều kiện tiêu chuẩn.) 
A. 50% và 66,67%. B. 50% và 59,47%. C. 33,34% và 66,67%. D. 33,34% và 59,47%. 
Câu 48: Cho các chất: Al, Al2O3, Al2 (SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, KHSO3, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng được với 
dung dịch HCl, dung dịch NaOH là 
A. 4. B. 5. C. 7. D. 6. 
Câu 49: Hòa tan hết 17,92 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, FeO, Fe, CuO, Cu, Al, Al2O3 (trong đó oxi chiếm 25,446% về 
khối lượng) trong dung dịch HNO3 loãng dư, kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 1,736 lít (đktc) hỗn hợp 
khí Z gồm N2 và N2O. Tỉ khối của Z so với H2 là 15,29. Cho NaOH tới dư vào Y rồi đun nóng, không có khí thoát ra. 
Số mol HNO3 đã phản ứng với X là 
A. 1,215 mol. B. 1,475 mol. C. 0,75 mol. D. 1,392 mol. 
Câu 50: Cho các chất: Fe(OH)2, Cu, Al, ZnS. Số chất khi tác dụng với axit sunfuric loãng, tác dụng với axit sunfuric 
đặc, nguội hay tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng đều chỉ cho cùng một loại muối sunfat là 
A. 1
B. 2 C. 3 D. 4 
ĐÁP ÁN 
1A 2B 3A 4D 5B 6B 7D 8C 9B 10D 
11D 12D 13C 14C 15A 16B 17D 18C 19C 20A 
21B 22C 23A 24C 25A 26C 27C 28C 29B 30A 
31A 32A 33A 34C 35B 36B 37D 38D 39A 40B 
41A 42D 43A 44C 45A 46A 47A 48D 49B 50A 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfLy_Thai_To_TSBN_Kiem_tra_Hoa_hoc.pdf