Đề kiểm tra một tiết Sinh học lớp 12 (Kèm đáp án)

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 512Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết Sinh học lớp 12 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết Sinh học lớp 12 (Kèm đáp án)
Kỳ thi: 1TL1
Môn thi: 1TL1
0001: Gen là một đoạn AND:
A. Mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
B. Mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định là chuỗi polipéptít hay ARN.
C. Mang thông tin di truyền.
D. Chứa các bộ 3 mã hoá các axitamin.
0002: Bản chất của mã di truyền là:
A. Một bộ ba mã hoá cho một axitamin.
B. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin.
C. Trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
D. Các axitamin đựơc mã hoá trong gen.
0003: Quá trình phiên mã tạo ra
A. tARN.	B. mARN.
C. rARN.	D. tARNm, mARN, rARN.
0004: Quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì
A. enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’ của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5’ - 3’
B. enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’ của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3’- 5’.
C. enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 5, của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5’-3’.
D. hai mạch của phân tử ADN ngược chiều nhau và có khả năng tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ xung.
0005: Sự điều hoà hoạt động của gen nhằm
A. tổng hợp ra prôtêin cần thiết.
B. ức chế sự tổng hợp prôtêin vào lúc cần thiết.
C. cân bằng giữa sự cần tổng hợp và không cần tổng hợp prôtêin.
D. đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào trở nên hài hoà.
0006: Đột biến gen là
A. sự biến đổi một cặp nuclêôtit trong gen.
B. sự biến đổi một số cặp nuclêôtit trong gen.
C. những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới sự biến đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN.
D. những biến đổi xảy ra trên suốt chiều dài của phân tử ADN.
0007: Dạng đột biến gen gây hậu quả lớn nhất về mặt cấu trúc của gen là
A. mất 1 cặp nuclêôtit đầu tiên.
B. mất 3 cặp nuclêôtit trước mã kết thúc.
C. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit.
D. thay thế 1 nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác.
0008: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X thì số liên kết hyđrô sẽ
A. tăng 1.	B. tăng 2.	C. giảm 1.	D. giảm 2.
0009: Dạng đột biến gen không làm thay đổi tổng số nuclêôtit và số liên kết hyđrô so với gen ban đầu là
A. mất 1 cặp nuclêôtit và thêm một cặp nuclêôtit.
B. mất 1 cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hyđrô.
C. thay thế 1 cặp nuclêôtit và đảo vị trí một cặp nuclêôtit.
D. đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hyđrô.
0010: Trong phiên mã, mạch ADN được dùng để làm khuôn là mạch
A. 3’ - 5’	B. 5, - 3’
C. mẹ được tổng hợp liên tục.	D. mẹ được tổng hợp gián đoạn.
0011: Cho hai nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R( dấu* biểu hiện cho tâm động), đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc ABCBCDE*FGH thuộc dạng đột biến
A. đảo đoạn ngoài tâm động.	B. lặp đoạn.
C. chuyển đoạn không tương hỗ.	D. chuyển đoạn tương hỗ.
0012: Trường hợp cơ thể sinh vật có một cặp nhiễm sắc thể tăng thêm một chiếc là thể
A. ba.	B. tam bội.	C. đa bội lẻ.	D. tam nhiễm kép.
0013: Một phụ nữ có có 47 nhiễm sắc thể trong đó có 3 nhiễm sắc thể X. Người đó thuộc thể
A. ba.	B. tam bội.	C. đa bội lẻ.	D. đơn bội lệch.
0014: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Một các thể của loài trong tế bào có 48 nhiễm sắc thể cá thể đó thuộc thể
A. tứ bội.	B. bốn nhiễm.	C. dị bội.	D. đa bội lệch.
0015: Tính trạng lặn là những tính trạng không biểu hiện ở cơ thể
A. lai.	B. F1.	C. dị hợp.	D. đồng hợp.
0016: Kiểu hình là
A. tổ hợp toàn bộ các tính trạng và đặc tính của cơ thể.
B. do kiểu gen qui định, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác.
C. kết quả của sự tác động qua lại giữa kiểu gen và môi trường.
D. sự biểu hiện ra bên ngoài của kiểu gen.
0017: Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản ở thế hệ thứ hai
A. có sự phân ly theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn.	B. có sự phân ly theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn.
C. đều có kiểu hình giống bố mẹ.	D. đều có kiểu hình khác bố mẹ.
0018: Với n cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số loại giao tử F1 là
A. 2n .	B. 3n .	C. 4n .	D. ()n.
0019: Với 4 cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số lượng các loại kiểu gen ở đời lai là
A. 8.	B. 16.	C. 64.	D. 81.
0020: Trường hợp các gen không alen(không tương ứng)khi cùng hiện diện trong một kiểu gen sẽ tạo kiểu hình riêng biệt là tương tác
A. bổ trợ.	B. át chế.	C. cộng gộp.	D. đồng trội.
0021: Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số
A. tính trạng của loài.	B. nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
C. nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội n của loài.	D. giao tử của loài.
0022: Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Cho cây có kiểu gen giao phấn với cây có kiểu gen tỉ lệ kiểu hình ở F1
A. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng.	B. 3 cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ.
C. 1cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ.	D. 9cây cao, quả trắng: 7cây thấp, quả đỏ.
0023: Nhận định nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết gen không hoàn toàn?
A. Các gen quy định các tính trạng nằm trên 1 nhiễm sắc thể.
B. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp.
C. Làm hạn chế các biến dị tổ hợp.
D. Luôn duy trì các nhóm gen liên kết quý.
0024: Hoán vị gen thường nhỏ hơn 50% vì
A. các gen trong tế bào phần lớn di truyền độc lập hoặc liên kết gen hoàn toàn.
B. các gen trên 1 nhiễm sắc thể có xu hướng chủ yếu là liên kết, nếu có hoán vị gen xảy ra chỉ xảy ra giữa 2 trong 4 crômatit khác nguồn của cặp NST kép tương đồng.
C. chỉ có các gen ở gần nhau hoặc ở xa tâm động mới xảy ra hoán vị gen.
D. hoán vị gen xảy ra còn phụ thuộc vào giới, loài, cá thể.
0025: Bệnh mù màu, máu khó đông ở người di truyền
A. tương tự như các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
B. thẳng.
C. chéo.
D. theo dòng mẹ.
0026: Ở những loài giao phối(động vật có vú và người), tỉ lệ đực cái xấp xỉ1:1 vì
A. con cái và số con đực trong loài bằng nhau.
B. vì số giao tử mang nhiễm sắc thể Y tương đương với số giao tử đực mang nhiễm sắc thể X.
C. vì số giao tử đực bằng số giao tử cái.
D. vì sức sống của các giao tử đực và cái ngang nhau.
0027: Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên(Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là
A. XMXM x XmY.	B. XMXm x X MY.	C. XMXm x XmY.	D. XMXM x X MY.
0028: Điều không đúng về di truyền qua tế bào chất là
A. kết quả lai thuận nghịch khác nhau trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ và vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của giao tử cái.
B. các tính trạng di truyền không tuân theo các quy luật di truyền nhiễm sắc thể.
C. vật chất di truyền và tế bào chất được chia đều cho các tế bào con.
D. tính trạng do gen trong tế bào chất quy định vẫn sẽ tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc khác.
0029: Ở chim, bướm, dâu tây cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con cái thường là
A. XX, con đực là XY.	B. XY, con đực là XX.	C. XO, con đực là XY.	D. XX, con đực là XO.
0030: Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Cho cây cao, quả đỏ giao phấn với cây thấp quả vàng tỉ lệ kiểu hình ở F1 30% cây cao, quả đỏ: 30% cây thấp, quả trắng: 20%cây cao, quả trắng: 20% cây thấp, quả đỏ, các tính trạng trên di truyền
A. độc lập.	B. liên kết không hoàn toàn.
C. liên kết hoàn toàn.	D. tương tác gen.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KT_1_TIET_SINH_12_BAI_1.doc