Đề thi học sinh giỏi lớp 12 năm học : 2006 – 2007 môn: sinh học

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1142Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 12 năm học : 2006 – 2007 môn: sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 năm học : 2006 – 2007 môn: sinh học
TRƯỜNG THPT 	ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12
	VINH LỘC	Năm học : 2006 – 2007
	Môn: SINH HỌC
Thời gian : 150 phút(không kể thời gian giao đề)
	Câu 1 : (2,5đ) So sánh quá trình lên men ở vi sinh vật và quá trình hô hấp hiếu khí ở cây xanh ?
	Câu 2 : (3đ) Hệ sinh thái là gì ? Hệ sinh thái gồm những yếu tố cấu thành nào ? Sự chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái ? 
	 Biễu diễn hình tháp năng lượng của một quần xã nếu biết sản lượng sinh vật toàn phần của sinh vật tiêu thụ bậc 1 là : 12.105 kcal, hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 là 7,89% và của sinh vật tiêu thụ bậc 2 là 0,69%.
	Câu 3 : (3đ) Hãy chứng minh trong phân bào nguyên phân nhiễm sắc thể đóng xoắn và tháo xoắn có tính chất chu kì, nhờ đó nhiễm sắc thể đã bảo đảm sự kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào ?
	Câu 4 : (3đ) Hoán vị gen xảy ra trong điều kiện nào ? Nêu các điều kiện nhận biết hoán vị gen ? 
	Câu 5 : (4,25đ) Những nguyên nhân nào đã gây ra sự biến đổi kiểu hình qua các thế hệ khác nhau của loài ? 
	Câu 6 : (4,25đ) Một phân tử ADN dài 1,02mm có 12.105 ađênin. Phân tử đó bị mất đi một đoạn dài 0,51micrômet với timin bằng 20% vậy : 
	1. Đoạn phân tử ADN còn lại tự nhận đôi thành hai đoạn mới đã cần đến từng loại nuclêôtit tự do của môi trường nội bào bằng bao nhiêu ?
	2. Một gen của đoạn phân tử ADN còn lại sao mã hai lần cần môi trường nội bào cung cấp 450ađênin , 750uraxin và nếu trong bản mã sao G = A = X thì số lượng từng loại ribonuclêôtit trong mỗi bảng sao bằng bao nhiêu ? 
	3. Một bảng sao nói trên được giải mã đã cần 2490 axit amin để cấu trúc nên các phân tử protêin hoàn chỉnh giống nhau. Khoảng cách giữa các ribôxôm trong bảng mã sao đều bằng nhau, mỗi axit amin được giải xong hết 0,1 giây và khoảng các thời gian giữa hai ribôxôm kế tiếp là 0,5 giây.
	Tính từ lúc ribôxôm thứ nhất bắt đầu tiếp xúc và trượt trên phân tử mARN thì thời gian mỗi ribôxôm trượt qua hết phân tử mARN đó hết bao nhiêu giây ?
Hết
TRƯỜNG THPT 	ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12
	VINH LỘC	Năm học : 2006 – 2007
	Môn: SINH HỌC
ĐÁP ÁN
Câu 1 : 
	1. Giống nhau :
	- Đều là quá trình phân giải Hiđrat cacbon để sinh năng lượng	(0,25đ)
	- Nguyên liệu thường là đường đơn	(0,25đ)
enzim
	- Đều có chung giai đoạn đường phân
	C6H12O6 2CH3COCOOH (a.piruvic) + 4H+ 	(0,5đ)
	2. Khác nhau :
Lên men
Hô hấp hiếu khí
- Xãy ra trong điều kiện yếm khí
- Xãy ra trong điều kiện hiếu khí
0,25đ
- Điện tử chuyển cho phân tử hữu cơ ôxi hóa, chấp nhận điện tử là chất hữu cơ
- Điện tư chuyển cho ôxi, chấp nhậ điện tử là ôxi
0,25đ
- Chất hữu cơ bị phân giải không hoàn toàn
- Chất hữu cơ bị phân giải hoàn toàn
0,25đ
- Sản phẩm tạo thành : Chất hữu cơ, CO2 
- Sản phẩm tạo thành là CO2, H2O, ATP
0,25đ
- Năng lượng giải phóng ra rất ít
- Năng lượng giai phóng ra nhiều
0,5đ
Câu 2 : 
	1. Định nghĩa hệ sinh thái 	(0,5đ)
	2. Các yếu tố cấu thành hệ sinh thái
	- Các chất vô cơ, chất hữu cơ và chế độ khí hậu	0,25đ
	- Sinh vật sản xuất : Cây xanh, tảo	0,25đ
	- Sinh vật tiêu thụ : Động vật	0,25đ
	- Sinh vật phân giải : Vi khuẩn dị dỡng và nấm phân giải chất hữu cơ thành vô cơ	0,25đ
	3. Sự chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái :
	- Sinh vật sản xuất : thực vật quang tổng hợp chất hữu cơ biến năng lượng mặt trời thành năng lượng hóa học trong chất hữu cơ	0,25đ
	- Sinh vật tiêu thụ : Sẽ sử dụng một phần năng lượng được tích lũy ở sinh vật sản xuất
	0,25đ
	- Sinh vật phân hủy : Sử dụng một phần năng lượng được tích lũy trong các xác sinh vật sản xuất và tiêu thụ	0,25đ
	- Tính sản lượng : 
	+ SVTT 1 : 12.105 kcal
	+ SVTT 2 : 8,3.103 kcal	0,5đ
	+ SVSX : 15.106 kcal 
Hình vẽ :	0,25đ
SVTT 2 : 8,3.103 kcal
SVTT 1 : 12.105 kcal
SVSX : 15.106 kcal
Câu 3 : 
	1. Khái niệm về chu kỳ nguyên phân	0,25đ	2. chu kỳ xoắn của sợi nhiểm săc 
	- Từ kỳ trung gian đến kỳ giữa : NST đóng xoắn	0,25đ
	- Từ kỳ giữa đến kỳ trung gian : NST tháo xoắn	0,25đ	- Sự xen kẻ giữa đóng và tháo xoắn tạo ra chu kỳ của sợi NST	0,5đ
	3. Sự đóng xoắn và tháo xoắn của sợ NST giúp cho NXT hoàn thành chức năng : 
	- Lưu trữ thông tin di truyền	0,25đ
	- Bảo đảm cho sự kế tục vật chất và chức năng giữa các thế hệ tế bào.	0,25đ
	4. Ý nghĩa di truyền học của chu kỳ xoắn của sợi NST
	- Kỳ trung gian : Tháo xoắn cực đại nhờ đó ADN nhân đôi dẫn đến NST nhân đôi	
	0,25đ
	- Sự tăng cường đóng xoắn của sợi NST ở kỳ giữa làm cho NST có cấu trúc điển hình
	0,5đ
Câu 4 : 
	1. Khái niệm :	0,5đ
	2. Điều kiện xảy ra hoán vị gen 	
	- Tùy theo loài, đặc điểm sinh lý, tác động của môi trường	0,25đ
	- Tùy thuộc vào khoảng các và vị trí 	0,25đ
	- Có xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo ở kỳ đầu của giảm phân	0,5đ
	3. Các dấu hiệu nhận biết
	a. Phương pháp tế bào học	0,5đ	
	 	b. Phương pháp lai
	 - Lai phân tích (khái niệm, ví dụ, sơ đồ)	0,5đ	
	 - Phương pháp phân tích di truyền giống lai (khái niệm, ví dụ, sơ đồ)	0,5đ
Câu 5 : 
	1. Biến đổi kiểu hình trong biến dị tổ hợp :
	a. Khái niệm biến dị tổ hợp	0,25đ
	b. Cơ chế xuất hiện	
	 - Trong quy luật phân li độc lập 	0,25đ
	 - Trong quy luật hoán vị gen	0,25đ
	2. Biến đổi kiều hình sinh ra trong đột biến
	a. Định nghĩa đột biến gen	0,25đ
	b. Nguyên nhân 	0,25đ
	c. Các dạng đột biến gen 	0,25đ
	d. Cơ chế phát sinh	0,25đ
	e. Cơ chê biểu hiện	0,25đ
	f. Hậu quả	0,25đ
	3. Đột biến NST
	a. Định nghĩa 	
	b. Đột biến cấu trúc NST (khái niệm, các dạng, hậu quả, ý nghĩa)	0,25đ 
	c. Đột biến số lượng 	
	 - Đột biến dị bội ( khái niệm, cơ chế phát sinh, hậu quả)	0,25đ 	 - Đột biến đa bội ( khái niệm, cơ chế phát sinh, hậu quả)	0,25đ 
	4. Biến đổi kiểu hình trong các phép lai
	a. Hiện tượng trội không hoàn toàn (khái niệm, ví dụ)	0,25đ
	b. Hiện tượng ưu thế lai (khái niệm, ví dụ)	0,25đ
	c. Lai gần (khái niệm, ví dụ)	0,25đ
	d. Lai xa (khái niệm, ví dụ)	0,25đ
	e. Lai kinh tế (khái niệm, ví dụ)	0,25đ
	f. Lai khác dòng (khái niệm, ví dụ)	0,25đ
Câu 6 :
	1. Đoạn phân tử ADN còn lại nhân đôi
	- Phân tử ADN = 6.106 nu
	 A – T = 12.105 nu	0,25đ
	 G = X = 18.105 nu	0,25đ
	- Đoạn phân tử bị mất : 3000nu
	 A = T = 600 nu	0,25đ
	 G = X = 900 nu	0,25đ
	- Số lượng từng loại nu mà môi trường nội bào cung cấp cho đoạn phân tử ADN còn lại tự nhân đôi : 
	A = T = 12.105 – 600 = 1199400 nu	0,25đ
	G = X = 18.105 – 900 = 1799100 nu	0,25đ
	2. Số lượng từng loại ribônu trong bản mã sau : 	
	A = = 225 r nu	0,25đ
	U = = 375 r nu	0,25đ
	G = 225 r nu	0,25đ	X = 225.3 = 675 r nu	0,25đ
	3. Thời gian mỗi ribôxôm trượt qua hết sợi phân tử mARN bảng sao có :
	225 + 375 + 225 + 675 = 1500 rnu	0,25đ
	Một phân tử prôtêin hoàn chỉnh = - 2 = 498 axit amin	0,25đ
	Số phân tử prôtêin = = 5 	0,25đ
	Ribôxôm thứ nhất trượt qua hết phân tử mARN :
	.0,1 giây = 50 giây	0,25đ
	Ribôxôm thứ hai trượt qua hết phân tử mARN :
	50 giây + 0,5 giây = 50,5 giây	0,25đ
	Ribôxôm thứ ba trượt qua hết phân tử mARN :
	50,5 giây + 0,5 giây = 51 giây	0,25đ
	Ribôxôm thứ tư trượt qua hết phân tử mARN :
	51 giây + 0,5 giây = 51,5 giây	0,25đ
	Ribôxôm thứ nămtrượt qua hết phân tử mARN :
	51,5 giây + 0,5 giây = 52 giây	0,25đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hsg.doc