Đề kiểm tra một tiết Sinh học lớp 11 - Trường THPT Gia Bình số 1

docx 32 trang Người đăng dothuong Lượt xem 754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra một tiết Sinh học lớp 11 - Trường THPT Gia Bình số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết Sinh học lớp 11 - Trường THPT Gia Bình số 1
TRƯỜNG THPT GIA BÌNH SỐ 1
	 KIỂM TRA 45 PHÚT, MÔN SINH HỌC 11- 1
Họ và tên:.lớp:.Điểm:.
Câu 1: Cơ sở của sự uốn cong trong hướng tiếp xúc là:
	a/ Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
	b/ Do sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
	c/ Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
	d/ Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
Câu 2: Bộ phận nào trong cây có ít kiểu hướng động?
	a/ Hoa.	b/ Thân.	c/ Rễ.	d/ Lá.
Câu 3: Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng?
	a/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
	b/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
	c/ Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.
	d/ Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
Câu 4: Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?
	a/ Hướng sáng.	b/ Hướng đất	 c/ Hướng nước.	d/ Hướng tiếp xúc.
Câu 5: Phản xạ là gì?
	a/ Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể.
	b/ Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời lại các kích thích bên trong cơ thể.
	c/ Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chỉ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.
	d/ Phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể.
Câu 6: Phản xạ ở động vật có hệ lưới thần kinh diễn ra theo trật tự nào?
	a/ Các tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích à Chuổi hạch phân tích và tổng hợp thông tin à Các cơ và nội quan thực hiện phản ứng.
	b/ Các giác quan tiếp nhận kích thích à Chuổi hạch phân tích và tổng hợp thông tin à Các nội quan thực hiện phản ứng.
	c/ Các giác quan tiếp nhận kích thích à Chuổi hạch phân tích và tổng hợp thông tin à Các tế bào mô bì, cơ.
	d/ Chuổi hạch phân tích và tổng hợp thông tin à Các giác quan tiếp nhận kích thích à Các cơ và nội quan thực hiện phản ứng.
Câu 7: Ý nào không đúng với cảm ứng động vật đơn bào?
	a/ Co rút chất nguyên sinh.	b/ Chuyển động cả cơ thể.
	c/ Tiêu tốn năng lượng.	d/ Thông qua phản xạ.
Câu 8: Phản xạ phức tạp thường là:
a/ Phản xạ có điều kiện, trong đó có sự tham gia của một số ít tế bào thần kinh trong đó có các tế bào vỏ não.
b/ Phản xạ không điều kiện, có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh trong đó có các tế bào vỏ não.
c/ Phản xạ có điều kiện, trong đó có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh trong đó có các tế bào tuỷ sống.
d/ Phản xạ có điều kiện, trong đó có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh trong đó có các tế bào vỏ não.
Câu 9: Não bộ trong hệ thần kinh ống có những phần nào?
	a/ Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và trụ não.
	b/ Bán cầu đại não, não trung gian, củ não sinh tư, tiểu não và hành não.
	c/ Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não.
	d/ Bán cầu đại não, não trung gian, cuống não, tiểu não và hành não.
Câu 10: Vì sao trạng thái điện thế nghỉ, ngoài màng mang điện thế dương?
	a/ Do Na+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng bị lực hút tĩnh điện ở phía mặt trong của màng nên nằm sát màng.
	b/ Do K+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng bị lực hút tĩnh điện ở phía mặt trong của màng nên nằm sát màng.
	c/ Do K+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng tạo cho ở phía mặt trong của màng mang điện tích âm.
	d/ Do K+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng tạo ra nồng độ của nó cao hơn ở phía mặt trong của màng.
Câu 11: Vì sao K+ có thể khuếch tán từ trong ra ngoài màng tế bào?
	a/ Do cổng K+ mở và nồng độ bên trong màng của K+ cao. 	b/ Do K+ có kích thước nhỏ.	
	c/ Do K+ mang điện tích dương.	d/ Do K+ bị lực đẩy cùng dấu của Na+.
Câu 12: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học nàm ở bộ phận nào của xinap?
	a/ Màng trước xinap.	b/ Khe xinap.
	c/ Chuỳ xinap.	d/ Màng sau xinap.
Câu 13: Hoạt động của bơm ion Na+ - K+ trong lan truyền xung thần kinh như thế nào?
	a/ Khe xinap à Màng trước xinap à Chuỳ xinap à Màng sau xinap.
	b/ Màng trước xinap à Chuỳ xinap à Khe xinap à Màng sau xinap.
	c/ Màng trước xinap à Khe xinap à Chuỳ xinap à Màng sau xinap.
	d/ Chuỳ xinap à Màng trước xinap à Khe xinap à Màng sau xinap.
Câu 14: Xinap là:
	a/ Diện tiếp xúc giữa các tế bào ở cạnh nhau.
	b/ Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào tuyến.
	c/ Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ.
	d/ Diện tiếp xúc chỉ giữa các tế bào thần kinh với nhau hay với các tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến).
Câu 15: Vì sao trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn đảo cực?
	a/ Do K+ đi ra nhiều, làm mặt ngoài màng tế bào tích điện dương, còn mặt trong tích điện âm.
	b/ Do K+ đi vào còn dư thừa, làm mặt trong màng tế bào tích điện dương, còn mặt ngoài tích điện âm.
	c/ Do Na+ ra nhiều, làm mặt ngoài màng tế bào tích điện dương, còn mặt trong tích điện âm.
	d/ Do Na+ đi vào còn dư thừa, làm mặt ngoài màng tế bào tích điện dương, còn mặt trong tích điện âm..
Câu 16: Vì sao tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều?
	a/ Vì số tế bào thần kinh rất nhiều và tuổi thọ thường cao. 
	b/ Vì sống trong môi trường phức tạp.
	c/ Vì có nhiều thời gian để học tập.
	d/ Vì hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron.
Câu 17: Ý nào không phải là đặc điểm của tập tính bẩm sinh?
	a/ Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thẻ.
	b/ Rất bền vững và không thay đổi.
	c/ Là tập hợp các phản xạ không điều kiện diễn ra theo một trình tự nhất định.
	d/ Do kiểu gen quy định.
Câu 18: Điều kiện hoá đáp ứng là:
a/ Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích đồng thời.
b/ Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích liên tiếp nhau.
c/ Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích trước và sau.
d/ Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích rời rạc.
Câu 19: Các loại tập tính có ở động vật có trình độ tổ chức khác nhau như thế nào?
	a/ Hầu hết các tập tính ở động vật có trình độ tổ chức thấp là tập tính bẩm sinh. Động vật bậc cao có tập tính chủ yếu là tập tính hỗn hợp.
	b/ Hầu hết các tập tính ở động vật có trình độ tổ chức thấp là tập tính hỗn hợp. Động vật bậc cao có nhiều tập tính học được.
	c/ Hầu hết các tập tính ở động vật có trình độ tổ chức thấp là tập tính bẩm sinh. Động vật bậc cao có nhiều tập tính học được.
	d/ Hầu hết các tập tính ở động vật có trình độ tổ chức thấp là tập tính học được. Động vật bậc cao có nhiều tập tính bẩm sinh.
Câu 20: Tập tính phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao là:
	a/ Tập tính sinh sản.	b/ Tập tính di cư
	c/ Tập tính xã hội.	d/ Tập tính bảo vệ lãnh thổ.
Câu 21: Hai loại hướng động chính là:
a/ Hướng động dương (Sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hướng động âm (Sinh trưởng về trọng lực).
b/ Hướng động dương (Sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích).
c/ Hướng động dương (Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (Sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích).
d/ Hướng động dương (Sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (Sinh trưởng hướng tới đất).
Câu 22: Các kiểu hướng động dương của rễ là:
a/ Hướng đất, hướng nước, hướng sáng.	b/ Hướng đất, ướng sáng, huớng hoá.
c/ Hướng đất, hướng nước, huớng hoá.	d/ Hướng sáng, hướng nước, hướng hoá.
Câu 23: Cây non mọc thẳng, cây khoẻ, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào?
	a/ Chiếu sáng từ hai hướng.	b/ Chiếu sáng từ ba hướng.
	c/ Chiếu sáng từ một hướng.	d/ Chiếu sáng từ nhiều hướng.
Câu 24: Cảm ứng của động vật là:
	a/ Phản ứng lại các kích thích của một số tác nhân môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
	b/ Phản ứng lại các kích thích của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
	c/ Phản ứng lại các kích thích định hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
	d/ Phản ứng đới với kích thích vô hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
Câu 25: Ý nào không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh chuổi hạch?
	a/ Số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới.
	b/ Khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên.
	c/ Phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới.
	d/ Phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới.
Câu 26: Bộ phận của não phát triển nhất là:
	a/ Não trung gian.	b/ Bán cầu đại não.
	c/ Tiểu não và hành não.	d/ Não giữa.
Câu 27: Cung phản xạ “co ngón tay của người” thực hiện theo trật tự nào?
	a/ Thụ quan đau ở da à Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ à Tuỷ sống à Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ à Các cơ ngón ray.
	b/ Thụ quan đau ở da à Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ à Tuỷ sống à Các cơ ngón ray.
	c/ Thụ quan đau ở da à Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ à Tuỷ sống à Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ à Các cơ ngón ray.
	d/ Thụ quan đau ở da à Tuỷ sống à Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ à Các cơ ngón ray.
Câu 28: Điện thê nghỉ được hình thành chủ yếu do các yếu tố nào?
a/ Sự phân bố ion đồng đều, sự di chuyển của ion và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion.
b/ Sự phân bố ion không đều, sự di chuyển của ion và tính thấm không chọn lọc của màng tế bào với ion.
c/ Sự phân bố ion không đều, sự di chuyển của ion theo hướng đi ra và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion.
d/ Sự phân bố ion không đều, sự di chuyển của ion sự di chuyển của ion theo hướng đi vào và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion.
Câu 29: Điện thế nghỉ là:
a/ Sự không chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương.
b/ Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện dương và ngoài màng mang điện âm.
c/ Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương.
d/ Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương.
Câu 30: Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là:
	a/ Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm và ít tiêu tốn năng lượng.
	b/ Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm chạp và tiêu tốn nhiều năng lượng.
	c/ Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.
	d/ Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng.
Câu 31: Phương án nào không phải là đặc điểm của sự lan truyên xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin?
	a/ Dẫn truyền theo lối “Nhảy cóc” từ eo Ranvie này chuyển sang eo Ranvie khác.
	b/ Sự thay đổi tính chất màng chỉ xảy ra tại các eo.
	c/ Dẫn truyền nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.
	d/ Nếu kích thích tại điểm giữa sợi trục thì lan truyền chỉ theo một hướng.
Câu 32: Các thông tin từ các thụ quan gữi về dưới dạng các xung thần kinh đã được mã hoá như thế nào?
	a/ Chỉ bằng tần số xung thần kinh.	
	b/ Chỉ bằng số lượng nơron bị hưng hấn.
	c/ Bằng tần số xung, vị trí và số lượng nơron bị hưng phấn.
	d/ Chỉ bằng vị trí nơron bị hưng phấn.
Câu 33: Sự hình thành tập tính học tập là:
a/ Sự tạo lập một chuổi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron bền vững.
b/ Sự tạo lập một chuổi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi.
c/ Sự tạo lập một chuổi các phản xạ có điều kiện và không điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi.
d/ Sự tạo lập một chuổi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron và được di truyền.
Câu 34: Ý nào không đúng với Axêtincôlin sau khi xuất hiện xung thần kinh?
	a/ Axêtincôlin được tái chế phân bố tự do trong chuỳ xinap.
	b/ Axêtincôlin bị Axêtincôlinesteraza phân giải thành axêtat và côlin.
	c/ Axêtat và côlin trở lại màng trước và vào chuỳ xinap để tái tổng hợp thành Axêtincôlin.
	d/ Axêtincôlin tái chế đượ chứa trong các bóng xinap.
Câu 35: Điều kiện hoá hành động là:
a/ Kiểu liên kết giữa các hành vi và các kích thích sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này.
b/ Kiểu liên kết giữa một hành vi với một hệ quả mà sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này.
c/ Kiểu liên kết giữa một hành vi và một kích thích sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này.
d/ Kiểu liên kết giữa hai hành vi với nhau mà sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này.
Câu 36: Khi mở nắp bể, đàn cá cảnh thường tập trung về nơi thường cho ăn. Đây là ví dụ về hình thức học tập:
	a/ Học ngầm. 	b/ Điều kiện hoá đáp ứng.
	c/ Học khôn.`	d/ Điều kiện hoá hành động.
Câu 37: Tập tính kiếm ăn ở động vật có tổ chức hệ thần kinh bậc thấp thuộc loại tập tính nào?
	a/ Phần lớn là ập tính bẩm sinh.	b/ Phần lớn là tập tính học tập.
	c/ Số ít là tập tính bẩm sinh.	d/ Toàn là tập tính học tập.
Câu 38: Thầy yêu cầu bạn giải một bài tập di truyền mới, nếu giải được thầy cho bạn điểm 10. Đây là một ví dụ về hình thức học tập:
	a/ Điều kiện hoá đáp ứng.	b/ Học ngầm.
	c/ Điều kiện hoá hành động.	d/ Học khôn.
Câu 39: Tập tính sinh sản của động vật thuộc loại tập tính nào?
	a/ Số ít là tập tính bẩm sinh.	b/ Toàn là tập tính tự học.
	c/ Phần lớn tập tính tự học.	d/ Phần lớn là tập tính bảm sinh.
Câu 40: trong các phản xạ sau đây, có bao nhiêu phản xạ không điều kiện?
Đói, em bé khóc.
Hắt xì hơi ở người.
Nhìn thấy quả khế, miệng tiết nước bọt
Người nuôi cá, dùng vật gõ nhẹ, cá bơi lên mặt nước.
Khi nhìn thấy mẹ cầm que dơ lên, vội dơ tay đỡ
1	B. 2	C.3	D.4
TRƯỜNG THPT GIA BÌNH SỐ 1
	 KIỂM TRA 45 PHÚT, MÔN SINH HỌC 11- 2
Họ và tên:.lớp:.Điểm:.
Câu 1: Phản xạ của động vật có hệ thần kinh lưới khi bị kích thích là:
	a/ Duỗi thẳng cơ thể .	b/ Co toàn bộ cơ thể.
	c/ Di chuyển đi chỗ khác,	d/ Co ở phần cơ thể bị kích thích.
Câu 2: Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được tạo thành do:
a/ Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo chiều dài cơ thể.
b/ Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng và bụng.
c/ Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng.
d/ Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch được phân bố ở một số phần cơ thể.
Câu 3: Cơ sở của sự uốn cong trong hướng tiếp xúc là:
a/ Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
b/ Do sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
c/ Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
d/ Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
Câu 4: Côn trùng có hệ thần kinh nào tiếp nhận kích thích từ các giác quan và điều khiển các hoạt động phức tạp của cơ thể?
	a/ Hạch não.	b/ hạch lưng.	c/ Hạch bụng.	d/ Hạch ngực.
Câu 5: Hệ thần kinh dạng lưới được tạo thành do:
a/ Các tế bào thần kinh rải rác dọc theo khoang cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
b/ Các tế bào thần kinh phân bố đều trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
c/ Các tế bào thần kinh rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
d/ Các tế bào thần kinh phân bố tập trung ở một số vùng trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
Câu 6: Bộ phận đóng vai trò điều khiển các hoạt động của cơ thể là:
	a/ Não giữa.	b/ Tiểu não và hành não.
	c/ Bán cầu đại não.	d/ Não trung gian.
Câu 7: Phản xạ đơn giản thường là:
a/ Phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số lượng lớn tế bào thần kinh và thường do tuỷ sống điều khiển.
b/ Phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số ít tế bào thần kinh và thường do não bộ điều khiển.
c/ Phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số ít tế bào thần kinh và thường do tuỷ sống điều khiển.
d/ Phản xạ có điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số lượng lớn tế bào thần kinh và thường do tuỷ sống điều khiển.
Câu 8: Ý nào không đúng đối với sự tiến hoá của hệ thần kinh?
	a/ Tiến hoá theo hướng dạng lưới à Chuổi hạch à Dạng ống.
	b/ Tiến hoá theo hướng tiết kiệm năng lượng trong phản xạ.
	c/ Tiến hoá theo hướng phản ứng chính xác và thích ứng trước kích thích của môi trường.
	d/ Tiến hoá theo hướng tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng.
Câu 9: Điện thế hoạt động là:
a/ Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.
b/ Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực.
c/ Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực, mất phân cực và tái phân cực.
d/ Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực và tái phân cực.
Câu 10: Vì sao trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn mất phân cực?
	a/ Do K+ đi vào làm trung hoà điện tích âm trong màng.
	b/ Do Na+ đi vào làm trung hoà điện tích âm trong màng.
	c/ Do K+ đi ra làm trung hoà điện tích trong và ngoài màng tế bào.
	d/ Do Na+ đi ra làm trung hoà điện tích trong và ngoài màng tế bào.
Câu 11:Phương án nào không phải là đặc điểm của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao miêlin?
	a/ Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác.
	b/ Xung thần kinh lan truyền từ nơi có điện tích dương đến nơi có điện tích âm
	c/ Xung thần kinh lan truyền ngược lại từ phía ngoài màng.
 d/ Xung thần kinh không chạy trên sợi trục mà chỉ kích thích vùng màng làm thay đổi tính thấm
Câu 12: Tập tính học đượclà:
	a/ Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
	b/ Loại tập tính được hình thành trong quá trình phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
	c/ Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền.
	d/ Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, mang tính đặc trưng cho loài.
Câu 13: Mối liên hệ giữa kích thích và sự xuất hiện tập tính như thế nào?
	a/ Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính.
	b/ Không phải bất kì kích thích nào cũng là xuất hiện tập tính.
	c/ Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính.
	d/ Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hện tập tính.
Câu 14: Học khôn là:
	a/ Phối hợp những kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống gặp lại.
	b/ Biết phân tích các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới.
	c/ Biết rút các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới.
	d/ Phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết giải quyết những tình huống mới.
Câu 15: Khi thả tiếp một hòn đá vào cạnh con rùa thì thấy nó không rụt đầu vào mai nữa. Đây là một ví dụ về hình thức học tập:
	a/ Học khôn. b/ Học ngầm.	c/ Điều kiện hoá hành động. d/ Quen nhờn

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_45_phut.docx