ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT KHỐI 10 CÂU 1: Trình bày cấu trúc và chức năng của ATP? CÂU 2:Khái niệm năng lượng? CÂU 3: Cấu trúc và cơ chế tác động của enzim? CÂU 4: Hô hấp tế bào gồm mấy giai đoạn chính? là những giai đoạn nào, xảy ra ở đâu? CÂU 5: Quá trình hô hấp của vận động viên đang luyện tậ diễn ra mạnh hay yếu? giải thích? ------------------------------------HẾT--------------------------------------------- ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT KHỐI 11 Câu 1: Trình bày đặc điểm hệ tuần hoàn kín? Câu 2 :Trình bày đặc điểm hệ tuần hoàn hở? Câu 3: Nêu các kiểu hô hấp ở động vật, cho ví dụ? Câu 4: khái niệm hướng động, khái niệm ứng động? Câu 5:Cho ví dụ về tính hướng sáng, hướng trọng lực, hướng tiếp xúc ở thực vật ? ------------------------------------HẾT--------------------------------------------- ĐÁP ÁN k10 CÂU 1: a. Cấu tạo: ATP là hợp chất cao năng gồm: - Bazơ nitơ Ađênin - Đường ribôzơ. - 3 nhóm phôphat. -> liên kết giữa 2 nhóm phôtphat cuối cùng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. b. Sử dụng năng lượng ATP trong tế bào: - Tổng hợp nên các chất hoá học cần thiết cho tế bào. - Vận chuyển các chất qua màng. - Sinh công cơ học(sự co cơ, hoạt động lao động CÂU 2: là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công. * Trạng thái của năng lượng: Động năng: là dạng năng lượng sẫn sàng sinh ra công. Thế năng: là năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công. * Các dạng năng lượng trong tế bào(hoá năng. nhiệt năng, điện năng) - Nhiệt năng: giữ ổn định nhiệt độ cho cơ thể và tế bào. - Hoá năng: NL tiềm ẩn trong các liên kết hoá học(ATP). CÂU 3: . Cấu trúc: - Thành phần là prôtein hoặc prôtein kết hợp với chất khác. - Enzim có vùng trung tâm hoạt động: + Là một chỗ lõm hoặc khe nhỏ trên bề mặt enzim để kết hợp với cơ chất. + Cấu hình không gian của enzim tương ứngvới cấu hình của cơ chất. 2. Cơ chế tác động của enzim: Cơ chất Saccarôzơ Enzim Sacraza Cơ chế tác động Enzim + Cơ chất -> Enzim cơ chất Enzim tương tác với cơ chất để tạo thành sản phẩm và enzim được giải phóng. Kết luận - Enzim liên kết với cơ chấtmang tính đặc thù. - Enzim xúc tác cả hai chiều của phản ứng CÂU 4: - - Các giai đoạn chính của hô hấp tế bào + Đường phân. + Chu trình Crep. Chuỗi truyền electron hô hấp CÂU 4: Mạnh vì nhu cầu năng lượng cao /////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////// ĐÁP ÁN k11 Câu1 Hệ tuần hoàn kín: - Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống. - Hệ tuần hoàn kín gồm: hệ tuần hoàn đơn (cá) hoặc hệ tuần hoàn kép (động vật có phổi). - Đặc điểm : + Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch. + Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bìn Câu2. Máu được tim bơm vào động mạch rồi tràn vào khoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô. Máu tiếp xúc trao đổi chất trực tiếp với tế bào, sau đó theo tĩnh mạch về tim. + Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp Câu3 Hô hấp qua bề mặt cơ thể- Vd Hô hấp bằng hệ thống ống khí- Vd Hô hấp bằng mang- Vd Hô hấp bằng phổi- Vd Câu4 KHÁI NIỆM HƯỚNG ĐỘNG. + Vận động sinh trưởng + Trả lời kích thích từ một hướng xác định. - 2 kiểu hướng động : + Hướng động dương: Vận động sinh dưỡng hướng về nguồn kích thích + Hướng động âm: Vận động tránh xa nguồn kích thích. KHÁI NIỆM ỨNG ĐỘNG + Trả lời kích thích không định hướng + Các loại ứng động: quang ứng động, hoá ứng động, nhiệt ứng động, điện ứng động, ứng động tổn thương. Câu5 Các loại dây leo bám vào cây thân gỗ và vươn lên cao: -hướng tiếp xúc -hướng sáng dương -hướng trọng lực âm. ( Học sinh có thể cho ví dụ khác) \\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\
Tài liệu đính kèm: