Tuần: 30 Tiết:56 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN SINH HỌC 7 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016-2017 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian chép đề) NS: 5/4/2017 Ngày KT: 6/4/2017 A. Tên chủ đề (Nội dung, chương) Nhận biết ( 40%) Thông hiểu (30%) Vận dụng (30%) Tổng cộng Vận dụng thấp Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Các lớp cá Phát hiện hệ thần kinh, giác quan cá chép 2 câu 1điểm 10% 2câu (1-2) 1đ 10% 2 câu 1điểm 10% Lớp lưỡng cư Chỉ ra tập tính và hô hấp ở ếch đồng 4 câu 2điểm 20% 4câu (3-6) 2đ 20% 4 câu 2điểm 20% Lớp bò sát Xác định cấu tạo, di chuyển của thằn lằn bóng 1 câu 30% 3đ 1 câu (II/1) 30% 3đ 1 câu 30% 3đ Lớp chim Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu Vận dụng kiến thức chỉ ra đặc điểm hệ bài tiêt, sinh dục của chim 3câu 2điểm 20% 1 câu (II/2) 1đ 10% 2câu (7-8) 1đ 10% 3câu 2điểm 20% Lớp thú (lớp có vú) Xác định cơ hoành ở thỏ 1 câu 2điểm 20% 1 câu (II/3) 2đ 20% 1 câu 2điểm 20% 11 câu 10 điểm 100% 6 câu 4đ 40% 3câu 3đ 30% 1 câu 2đ 20% 1 câu 1đ 10% 11 câu 10 đ 100% PHÒNG GD& ĐT BẮC TRÀ MY TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG HỌ VÀ TÊN................................................ Lớp 7 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KI II MÔN: SINH HỌC 7 NĂM HỌC 2016-2017 THỜI GIAN: 45 PHÚT (không kể thời gian phát đề) Điểm: Lời phê: ............................................................................................................................. I. TRẮC NGHIỆM (4đ) Câu 2: (4đ) Chọn phương án trả lời đúng (khoanh vào chữ A, B, C, D chỉ câu trả lời đúng). 1. Giác quan quan trọng ở cá là: A. Mắt và mũi B. Cơ quan đường bên C. Bộ não trong hộp sọ D.Tai và ria mép 2. Hệ thần kinh cá chép gồm. A. Bộ não trong hộp sọ, túy sống trong cung đốt sống. B. Cơ quan đường bên C. Các dây thần kinh từ bộ não, tủy sống tới các cơ quan D. Hệ thống mao mạch 3. Lớp lưỡng cư bao gồm những động vật A. Thích nghi với đời sống ở nước. B. Thích nghi với đời sống ở cạn. C. Thích nghi với đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn. D. Thích nghi với đời sống ở trên không. 4. Vào mùa đông, ếch thường A.Đi kiếm ăn vào ban ngày B. Trốn trong hang hốc. C. Ăn nhiều hơn các mùa khác D. Vận động nhiều hơn. 5. Ếch là động vật A. Biến nhiệt B. Hằng nhiệt C. Đẳng nhiệt D.Biến nhiệt và hằng nhiệt 6. Hô hấp phổi ở ếch thực hiện nhờ A. Sự nâng hạ của thềm miệng. B. Sự nâng hạ của cơ liên sườn C. Bằng hệ thống mao mạch. D. Sự nâng hạ của cơ bụng. 7. Vì sao chim có thận sau giống bò sát nhưng không có bóng đái A. Vì để giảm khối lượng cơ thể, thích nghi với đời sống bay lượng. B. Vì thận chim có số lượng cầu thận rất lớn. C. Vì thận thông với lỗ huyệt. D. Vì mước tiểu đổ trực tiếp ra ngoài. 8. Buồng trứng và ống dẫn trứng của chim mái có đặc điểm gì? A. Chỉ có buồng trứng và ống dẫn trứng bên phải phát triển. B. Chỉ có buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển. C. Chỉ có buồng trứng và ống dẫn trứng bên giữa phát triển. D. Có buồng trứng và ống dẫn trứng hai bên phát triển II. TỰ LUẬN:(6điểm) Câu 1. (3đ) Thằn lằn bóng đuôi dài có cấu tạo và di chuyển như thế nào? Câu 2.(1đ) Nêu đăc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay. Câu 3. (2đ) Nêu tác dụng cơ hoành ở thỏ. -------------Hết---------------- Tổ chuyên môn Giáo viên soạn PHÒNG GD& ĐT BẮC TRÀ MY TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG ĐÁP ÁN MÔN SINH 7 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016-2017 THỜI GIAN: 45 PHÚT (không kể thời gian phát đề) A/ TRẮC NGHIỆM (4đ) Câu 1: (4đ) Chọn phương án trả lời đúng, mỗi ý đúng ghi 0,5đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đấp án AB AC C B A A A B B. TỰ LUẬN:(6 điểm) Câu 1. (3đ) – Cấu tạo ngoài: Thằn lằn bóng đuôi dài có 4 chi ngắn, yếu với 5 ngón chân có vút. Da khô có vảy sừng bao bọc. Cổ dài nên đầu có thể quay về các phía, mắt có mí cử động, màng nhỉ nằm trong hốc tai ở 2 bên đầu. - Di chuyển: Khi di chuyển, thân và đuôi thằn lằn uốn mình liên tục. Sự co, duỗi của thân và đuôi với sự hỗ trợ của chi trước, chi sau (cả 2 chi còn ngắn, yêu) và vút sắc của chúng tác động vào đất làm con vật tiến lên phía trước. Câu 2.(1đ) Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay. Thân; có dạng hình thoi. Chi trước; biến đổi thành cánh chim. Chi sau; có 3 ngón trước, 1 ngón sau. Lông ống; có các sợi lông làm thành phiến mỏng. Lông tơ; có các sợi lông mảnh làm thành lông xốp. Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng. Cổ; cổ dài, khớp đầu với thân. Câu 3. (2đ) Cơ hoành thay đổi làm thay đổi thể tích lồng ngực của thỏ khi hô hấp. Khi cơ hoành co; thể tích lồng ngực lớn, áp suất giảm, không khí tràn vào phổi (hít vào). Khi cơ hoành dãn; thể tích lồng ngực giảm, áp suất tăng, không khí từ phổi ra ngoài(thở ra). --------------------------------------
Tài liệu đính kèm: