ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Lịch sử lớp 10 Họ và tên :..................................................................... Lớp: ............................. I. Trắc nghiệm (6,0 điểm): Chọn đáp án đúng, điền vào bảng dưới đây Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án Câu 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án Câu 1. Nước ta rơi vào ách thống trị của phong kiến phương Bắc từ năm A. 111 TCN. B. 179 TCN. C. 208 TCN. D. 197 TCN. Câu 2. Ông được tôn vinh là Trạng Lường. Ông là nhân vật lịch sử nào? A. Mạc Đĩnh Chi. B. Nguyễn Hiền. C. Lê Văn Hưu. D. Lương Thế Vinh. Câu 3. Tôn giáo có vị trí đặc biệt quan trọng thời Lý – Trần là A. Đạo giáo. B. Nho giáo. C. Tín ngưỡng dân gian. D. Phật giáo. Câu 4. Tinh thần chủ động đối phó với địch của quân dân nhà Lý thể hiện rõ trong chủ trương A. đánh nhanh thắng nhanh. B. ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc. C. vườn không nhà trống. D. đánh chắc tiến chắc. Câu 5. Điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp nước ta thế kỉ X – XV là A. đất đai màu mỡ, diện tích lớn. B. nhân dân ta giành được nền độc lập, tự chủ. C. có hệ thống sông ngòi thuận lợi cho tưới tiêu. D. điều kiện khí hậu thuận lợi. Câu 6. Vương triều nào ra đời sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn? A. Triều Trần. B. Triều Hồ. C. Triều Lê. D. Triều Mạc. Câu 7. Hình tượng chủ yếu của nghệ thuật điêu khắc thời Lý – Trần là A. cảnh chiến binh, các loại vũ khí và cảnh chiến trận. B. chân dung các vị vua, hoàng tử, công chúa. C. cảnh sinh hoạt, lễ hội. D. hình tượng rồng, hoa sen. Câu 8. Ở nước ta “loạn 12 sứ quân” diễn ra trong thời điểm lịch sử nào? A. Cuối thời Ngô. B. Cuối thời Đinh. C. Đầu thời Ngô. D. Đầu thời Đinh. Câu 9. Nguyên nhân nào dưới đây không phải là nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất? A. Do có sự chỉ huy mưu lược của Lê Hoàn. B. Địa thế vùng Đông Bắc nước ta hiểm trở gây khó khăn cho quân Tống. C. Do ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập của quân dân Đại Cồ Việt. D. Lê Hoàn ép nhà Đinh nhường ngôi. Câu 10. Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XI – XV được xây dựng theo thể chế A. Quân chủ chuyên chế. B. Dân chủ đại nghị. C. Quân chủ lập hiến. D. Dân chủ chủ nô. Câu 11. Mô hình tổ chức hành chính nào sau đây thuộc thời Lê sơ sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông? A. Đạo, phủ, châu, hương, giáp. B. Đạo thừa tuyên, phủ, huyện, châu, xã. C. Lộ, trấn, phủ, châu, xã. D. Lộ, phủ, châu, huyện, xã. Câu 12. Văn Miếu và Quốc Tử giám được thành lập dưới triều đại nào? A. Nhà Hồ. B. Nhà Lê. C. Nhà Trần. D. Nhà Lý. Câu 13. Thời gian tồn tại của văn hóa Đông Sơn là A. từ đầu thiên niên kỷ I TCN đến thế kỷ I. B. từ đầu thiên niên kỷ I TCN đến thế kỷ II. C. từ đầu thế kỷ I TCN đến thế kỷ I. D. từ đầu thiên niên kỷ II TCN đến thế kỷ I. Câu 14. Dưới triều đại nào sau đây, giáo dục thi cử đặc biệt phát triển? A. Triều Lê. B. Triều Hồ. C. Triều Trần. D. Triều Lý. Câu 15. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian về cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước của nhân dân Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. 1. Kháng chiến chống Tống. 2. Kháng chiến chống Minh. 3. Kháng chiến chống quân Nam Hán. 4. Kháng chiến chống Mông – Nguyên. A. 3,4,2,1. B. 1,2,3,4. C. 3,1,4,2. D. 1, 3,2,4. Câu 16. Câu nói sau là của nhân vật lịch sử nào? “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. A. Trần Nhật Duật. B. Trần Quang Khải. C. Trần Bình Trọng. D. Trần Khát Chân. Câu 17. Làng Chu Đậu (Hải Dương) nổi tiếng với sản phẩm thủ công nghiệp nào? A. Đúc đồng. B. Rèn sắt. C. Tơ lụa. D. Gốm sứ. Câu 18. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, các vương triều phong kiến phương Bắc nào đã tiến hành xâm lược nước ta? A. Tống, Mông – Nguyên, Minh, Thanh. B. Tống, Mông – Nguyên, Minh. C. Tống, Mông – Nguyên, Thanh. D. Mông – Nguyên, Minh, Thanh. Câu 19. Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lý – Trần – Lê nhằm A. bảo vệ lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là dân nghèo. B. bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị. C. bảo vệ đất đai, lãnh thổ của Tổ quốc. D. bảo vệ tính mạng và tài sản của nông dân làng xã. Câu 20. Ai được coi là ông tổ của nền sử học Việt Nam? A. Lê Văn Hưu. B. Tư Mã Thiên. C. Lê Quý Đôn. D. Ngô Sĩ Liên. Câu 21. Điểm độc đáo của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là A. có sự liên kết với các tù trưởng thiểu số. B. được đông đảo nhân dân tham gia. C. lực lượng tượng binh giữ vai trò tiên phong. D. nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa. Câu 22. Chùa chiền được xây dựng nhiều dưới thời A. Đinh – Tiền Lê. B. Tiền Lê - Lý. C. Lý – Trần. D. Trần, Lê. Câu 23. Tên nước Đại Việt có từ thời vua nào của nhà Lý? A. Vua Lý Thái Tổ. B. Vua Lý Nhân Tông. C. Vua Lý Thái Tông. D. Vua Lý Thánh Tông. Câu 24. Thời Lê, ngoại thương giảm sút do A. Nhà nước không chủ trương mở rộng giao lưu với thương nhân nước ngoài. B. chính sách trọng nông ức thương của nhà nước phong kiến. C. chế độ thuế khóa nặng nề. D. nhà nước thực hiện chủ trương “đóng cửa”. II. Phần tự luận (4,0 điểm). Trình bày sự phát triển kinh tế thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó.- ----------------------------- ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: