SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAM Trường THPT Nam Cao Kiểm tra 1 tiết lớp 10 Thời gian làm bài: 45 phút; (28 câu trắc nghiệm; 01 câu tự luận) Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Lớp 10 E Phần I. (7 điểm): Hãy tích dấu V vào ô đáp án mà em cho là đúng nhất. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B C D 21 22 23 24 25 26 27 28 A B C D Câu 1: Sau khi lên ngôi Hoàng Đế năm 1788, Quang Trung thống trị vùng đất nào? A. Từ Thuận Hóa vào Nam B. Vùng duyên hải miền Trung C. Từ Thuận Hóa trở ra Bắc D. Vùng Đồng bằng Bắc Bộ Câu 2: Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn với các nước Phương tây gây ra những hạn chế gì? A. Đất nước ngày càng ổn định, tránh sự nhò ngó từ bên ngoài B. Đất nước lạc hậu, nguy cơ bị các nước Phương tây xâm lược C. Đất nước phát triển không phải lo các thế lực bên ngoài D. Xã hội rối ren, nhân dân lầm than khổ cực Câu 3: Hệ quả của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn là: A. Chính quyền vua Lê chúa Trịnh lâm vào khủng hoảng B. Chiến tranh liên miên, đời sống nhân dân cực khổ C. Vùng đất từ Đèo Ngang trở vào là đất của chúa Nguyễn D. Đất nước chia làm hai: Đàng Trong và Đàng Ngoài Câu 4: Nguồn đào tạo quan lại chủ yếu trong thế kỉ XI đến XV là: A. Mua quan bán tước B. Giáo dục thi cử C. Cha truyền con nối D. Giới thiệu, tiến cử Câu 5: Đạo Thiên Chúa từng bước du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ bao nhiêu? A. thế kỉ XV B. Thế kỉ XVI C. Thế kỉ XVII D. Thế kỉ XVIII Câu 6: Vì sao trong dân gian thường gọi Quang Trung- Nguyễn Huệ là người “anh hùng áo vải”? A. Vì Quang Trung xuất thân làm nghề dệt vải. B. Vì Quang Trung hay mặc áo làm bằng vải sợi. C. Vì Quang Trung xuất thân làm nghề bán vải. D. Vì Quang Trung xuất thân là người nông dân. Câu 7: Sắp xếp các sự kiện sau theo thứ tự từ xa đến gần về thời gian Trận thắng sông Như Nguyệt Văn Miếu được xây dựng Nhà Lý dời đô về Thăng Long. A. 1,2,3 B. 1,3,2 C. 3,1,2 D. 3,2,1 Câu 8: Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ta đã đánh tan 10 vạn quân cứu viện của nhà Minh trong trận nào? A. Trận Bồ Đằng B. Trận Chi Lăng – Xương Giang C. Trận Đông Bộ Đầu D. Trận Tây kết – Vạn Kiếp Câu 9: Điểm đặc biệt nhất của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý là gì? A. Dùng chiến thuật “Tiên phát chế nhân” B. Xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt C. Đọc bài thơ Nam quốc Sơn hà D. Giảng hòa sau khi đánh thắng Câu 10: Phép Quân điền – Chính sách phân chia ruộng đất công làng xã được thực hiện dưới triều đại: A. Nhà Lê sơ B. Nhà Lý C. Nhà Tiền Lê D. Nhà Trần Câu 11: Các vua Lý-Trần đã sử dụng biện pháp gì để thể hiện mối hòa hợp dân tộc A. Gả các công chúa, ban chức tước cho các tù trưởng,tộc trưởng B. Ban cấp ruộng đất , vàng bạc cho các tù trưởng, tộc trưởng C. Bắt các dân tộc ít người cống nạp, nộp thuế D. Ban cấp các chức quan, vàng bạc cho các tộc trưởng, già làng Câu 12: Điểm mới của nội thương trong các thế kỉ XVI- XVIII là gì? A. Chợ làng chợ huyện chợ phủ mọc lên khắp nơi. B. Các chợ trong nước thường họp theo phiên. C. Xuất hiện việc buôn bán nông sản. D. Xuất hiện làng buôn và trung tâm buôn bán. Câu 13: Nhà nước cho xây dựng bia đá để ghi tên Tiến sĩ từ thời nhà nào? A. Nhà Lê sơ B. Nhà Tây Sơn C. Nhà Trần D. Nhà Lý Câu 14: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là: A. Hình thư B. Hồng Đức C. Quốc triều hình luật D. Hình luật Câu 15: Thời Lê Sơ Nho giáo có vị trí như thế nào? A. Độc tôn B. Như Phật giáo C. Quan trọng D. Bình thường Câu 16: Người đã chỉ đạo các thợ quan xưởng chế tạo thành công súng thần cơ, đóng được thuyền chiến có lầu là: A. Trần Hưng Đạo B. Hồ Quý Ly C. Hồ Nguyên Trừng D. Quang Trung Câu 17: Năm 1054 đánh dấu một sự kiện gì quan trọng trong lịch sử nước ta? A. Bộ luật thành văn ra đời B. Mở khoa thi đầu tiên C. Xây dựng văn miếu D. Đổi tên nước là Đại Việt Câu 18: Trong các thế kỉ XVI- XVIII, sự suy thoái của Nho giáo dẫn đến điều gì? A. Văn học chữ Nôm suy yếu B. Văn học chữ Nôm phát triển mạnh C. Văn học chữ Hán suy yếu D. Văn học chữ Hán phát triển mạnh Câu 19: Hai câu trong lời hiểu dụ của Vua Quang Trung: “Đánh cho để dài tóc;Đánh cho để đen răng” nhằm nói đến điều gì? A. Đánh giặc bất chấp tóc có dài ra, răng có đen đi. B. Đánh giặc để bảo vệ phong tục tập quán của dân tộc. C. Đánh cho giặc râu tóc dài ra, răng đen đi vì khiếp sợ. D. Đánh giặc xong sẽ nhuộm răng đen, để tóc dài. Câu 20: Trung tâm văn hóa chính trị và đô thị lớn nhất của nước Đại Việt trong các thế kỉ X – XV là: A. Phố Hiến B. Hội An C. Thanh Hà D. Thăng Long Câu 21: Vừa hành quân thần tốc, vừa chiến đấu quyết liệtđó là đặc điểm của cuộc kháng chiến nào? A. Kháng chiến chống Mông Nguyên B. Kháng chiến chống Thanh C. Kháng chiến chống Xiêm D, Kháng chiến chống Minh Câu 22: Ai đã được “Bầy tôi dâng tôn hiệu là Đại thắng minh Hoàng đế”? A. Trần Thái Tông B. Lí Thái Tổ C. Lê Thái Tổ D. Đinh Tiên Hoàng Câu 23: Ý nào sau đây không đúng khi nói về hoạt động ngoại giao của nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X-XV? A. Thực hiện cống nạp các triều đại phương Bắc nhưng vẫn giữ tư thế của một quốc gia độc lập, tự chủ. B. Thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc C. Cho phép các tù trưởng miền núi thành lập vùng tự trị. D. Giữ mối quan hệ thân thiện với các nước láng giềng nhưng sẵn sàng chiến đấu khi bị xâm phạm. Câu 24: Người sáng lập ra Vương triều Lý A. Lý Bí B. Lý Công Uẩn C. Lý Thế Dân D. Lý Phật tử Câu 25: Câu ca “Con ơi mẹ bảo con này;Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan”, là câu ca muốn nói đến tình hình xã hội thời nhà: A. Cuối nhà Lê B. Nhà Mạc C. Nhà Nguyễn D. Cuối nhà Trần Câu 26: Hai câu thơ sau thể hiện điều gì Tướng võ, quan hầu đều biết chữ Thợ thuyền,thư lại cũng hay thơ (thơ văn Lý –Trần) A. Văn học phát triển mạnh B. Giáo dục phát triển mạnh C. Đất nước nhiều nhân tài D. Giáo dục Nho học phát triển Câu 27: Trong những năm 1831- 1832, ai là người đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn trên cả nước? A. Hồ Quý Ly B. Gia Long C. Minh Mạng D. Quang Trung Câu 28: Trong thế kỉ XVI- XVIII, có một đô thị mới được hình thành bên bờ sông Hương đó là: A. Phố Hiên B. Hội An C. Thanh Hà D. Thị Nại ----------------------------------------------- II. Phần II. Tự Luận (3 điểm) Nét đặc trưng của truyền thống yê nước Việt Nam thời phong kiến là gì? Tại sao?
Tài liệu đính kèm: