Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL 1/ Chuyển động cơ học, vận tốc 1.Nêu được đơn vị tính vận tốc 2.Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình. 7.Nêu được ví dụ về chuyển động cơ. 8.Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ 13.Tính được tốc độ trung bình của một chuyển động không đều. Số câu hỏi 2 C1.3;C2.2 0,7 C7,C8.1a,c 1 C13.4 3,7 Số điểm 1đ 2đ 1đ 4đ Tỉ lệ % 10% 20% 10% 40% 2/ Biểu diễn lực, sự cân bằng lực, quán tính, lực ma sát. 3.Nêu được lực là đại lượng vectơ. 4.Nêu được hai lực cân bằng là gì? 5.Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ, trượt, lăn. 6.Nêu được quán tính của một vật là gì 9.Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật. 10.Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động. 11.Biểu diễn được lực bằng vectơ. 12.Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính. Số câu hỏi 5 C3.5,C4.1,C5.4;6,C6.7 1 C9.8 0,3 C10.1b 2 C11.2,C12.3 8,3 Số điểm 2,5đ 0,5 1đ 2đ 6đ Tỉ lệ % 25% 5% 10% 20% 60% TS câu hỏi 7 2 2 1 12 10đ TS điểm 3,5® 3,5đ 2đ 1đ Tỉ lệ % 35% 35% 20% 10% 100% Ngày soạn: 20/10/2016-Ngày dạy:26/10/2016 Tuần 8,Tiết 8 PHÒNG GDĐT BẮC TRÀ MY TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN:VẬT LÝ 8 NĂM HỌC : 2016 – 2017 PHÒNG GD ĐT BẮC TRÀ MY TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG Họ và tên: ..................... Lớp:8 ĐỀ KIỂM TRA I TIẾT MÔN: VẬT LÍ 8 NĂM HỌC: 2016 – 2017(thời gian 45 phút) Điểm: Lời phê của giáo viên I. Trắc nghiệm : (4đ) Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi ý trả lời đúng mà em chọn. Câu 1: Cặp lực nào sau đây là hai lực cân bằng: a. Hai lực cùng cường độ, cùng phương. b. Hai lực cùng phương, ngược chiều. c. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều. d. Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ,phương nằm trên một đường thẳng, ngược chiều. Câu 2. Một người đi được quãng đường s1 hết t1 giây, đi quãng đường tiếp theo s2 hết thời gian t2 giây. Trong các công thức dùng để tính vận tốc trung bình của người này trên cả 2 quãng đường sau, công thức nào đúng? a. b. c. d. Công thức b và c đúng. Câu 3. Đơn vị của vận tốc là : a. km.h b. m/s c. m.s d. Km/h Câu 4 . Đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng hai cách, hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng hoặc là kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát nhỏ hơn? a. Lăn vật b. Kéo vật. c. Cả hai cách như nhau d. Không so sánh được. Câu 5 :Lực là đại lượng vecto vì: a.lực làm cho vật bị biến dạng b. lực có độ lớn,phương và chiều c. lực làm cho vật thay đổi tốc độ d. lực làm cho vật chuyển động Câu 6.Trường hợp nào xuất hiện lực ma sát trượt: a.Kéo một hộp gỗ trượt trên bàn b.Đặt quyển sách lên mặt phẳng nằm nghiêng,quyển sách vẫn đứng yên c.Một quả bóng lăn trên mặt đất d.Giáo viên đang viết phấn trên bảng Câu 7.Khi nói về quán tính của một vật,kết luận nào không đúng: a.Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật gọi là quán tính. b.Vì có quán tính nên mọi vật không thể thay đổi vận tốc ngay được c.Vật có khối lượng lớn thì có quán tính nhỏ và ngược lại d.Vật có khối lượng lớn thì có quán tính lớn và ngược lại Câu 8. Chọn câu phát biểu đúng: a.Một chiếc xe đang chuyển động tròn đều, lực động cơ chỉ làm thay đổi hướng chuyển động b.Một chiếc xe đang chuyển động tròn đều, lực động cơ làm thay đổi hướng và tốc độ chuyển động c.Trong chuyển động vật bị ném ngang trọng lực chỉ làm thay đổi hướng chuyển động d.Trong chuyển động vật bị ném ngang trọng lực chỉ làm thay đổi tốc độ chuyển động II. Phần tự luận : 6 điểm Câu 1: (3 điểm) a/ Nêu 1 ví dụ về chuyển động cơ học, trong đó hãy chỉ rõ đâu là vật mốc. b/ Nếu có hai lực cân bằng cùng tác dụng lên một vật đang chuyển động thì vật đó sẽ như thế nào? c/ Tại sao nói chuyển động có tính tương đối? Câu 2 : (1 điểm) Hãy biểu diễn lực sau: Lực kéo vật có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải và có độ lớn 2000 N (1 cm ứng với 500N) Câu 3 : (1 điểm) Búp bê đang đứng trên xe lăn, đột ngột đẩy xe về phía trước. Hỏi búp bê sẽ ngã về phía nào? Tại sao? Câu 4 : (1 điểm) Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2 m/s. Ở quãng đường sau dài 1,95km người đó đi hết 0,5 giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường. -HẾT- s HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 45 PHÚT – MÔN VẬT LÍ 8 I. Trắc nghiệm : 4 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 d b b,d a b a,d c a II. Phần tự luận : 6 điểm Câu 1: (3 điểm) Đáp án Điểm - HS nêu đúng ví dụ, chỉ rõ được vật mốc. 1điểm - Hai lực cân bằng cùng tác dụng lên một vật đang chuyển động thì vật đó sẽ chuyển động thẳng đều. 1 điểm - Tại vì một vật có thể là chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác tùy thuộc vật được chọn làm mốc. 1 điểm Câu 2 : (1 điểm) F = 2000N 500N Câu 3 : (1 điểm) - Búp bê sẽ ngã về phía sau. Vì khi đẩy xe, chân búp bê chuyển động cùng với xe, nhưng do quán tính nên phần đầu của búp bê chưa kịp chuyển động, vì vậy búp bê ngã về phía sau. Câu 4 : (1 điểm) Tóm tắt: S1= 3km Giải v1 = 2 m/s = 7,2 km/h Thời gian người đó đi quãng đường đầu là S2 = 1,95 km t1 = s1 / v1 = 3 / 7,2 = 0,42 (h) (0,5đ) t2 = 0,5h Vận tốc trung bình của người đó trên cả 2 quãng đường Tính vtb (0,5đ) TỔ CHUYÊN MÔN NGƯỜI RA ĐỀ Lê Thị Vân
Tài liệu đính kèm: