Đề kiểm tra một tiết học kì I Giáo dục công dân lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Dương Thảo Nguyên

docx 11 trang Người đăng dothuong Lượt xem 484Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết học kì I Giáo dục công dân lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Dương Thảo Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết học kì I Giáo dục công dân lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Dương Thảo Nguyên
UBND THỊ XÃ LAGI	 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – Tiết 9 ( Tuần 9)
TRƯỜNG THCS TÂN TIẾN Môn: GDCD- Thời gian: 45 phút
 Lớp: 6 - Năm học: 2016 – 2017
MA TRẬN
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Siêng năng kiên trì
-Nhận biết khái niệm, biểu hiện
-Trình bày khái niệm.
-Hiểu khái niệm, phân biệt được các hành vi
-Tìm các việc làm, hành vi biểu hiện của các đề mục.
-Vận dụng kiến thức đã học giải quyết các tình huống
2. Tiết kiệm
-Nhận biết khái niệm, biểu hiện.
3. Lễ độ
-Nhận biết khái niệm, biểu hiện.
4. Tôn trọng kỉ luật
-Nhận biết khái niệm, biểu hiện.
-Tổng số câu.
-Tổng số điểm.
-Tỉ lệ.
2 câu
2điểm
20%
1 câu.
2 điểm
20%
1 câu
1 điểm.
10%
1 câu.
2 điểm.
20 %
1 câu
3điểm
30%
- TN:3C
- TL:3C
- TN:3đ
- TL:7đ
Phê duyệt của TTCM GV ra đề 
Đinh Hữu Huynh Nguyễn Dương Thảo Nguyên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 45’ GDCD 6 HỌC KÌ I
A/ Trắc nghiệm:
Bài 2: Siêng năng, kiên trì
Bài 3: Tiết kiệm
Bài 4: Lễ độ
Bài 5: Tôn trọng kỉ luật
B/ Tự luận:
Câu 1: Khái niệm siêng năng, kiên trì? Cho ví dụ? 
Câu 2: Để là người siêng năng, kiên trì trong cuộc sống, em cần phải làm gì?
Câu 3: Khái niệm tiết kiệm? Tìm câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về tiết kiệm?
Câu 4: Khái niệm lễ độ? Cho ví dụ?
Câu 5: Việc cư xử lễ độ với mọi người có ý nghĩa như thế nào?
Câu 6: Để là người có phẩm chất lễ độ, em cần phải ứng xử như thế nào với mọi người trong khi giao tiếp?
* Bài tập tình huống:
1. Một lần đến nhà Hải chơi, Hạnh thấy nước chảy tràn bể liền nhắc bạn khóa vòi nước nhưng Hải bảo: “Nước rẻ lắm, chẳng đáng bao nhiêu, kệ cho nó chảy, tớ đang xem phim hay tuyệt”.
 a. Em có đồng tình với suy nghĩ và việc làm của Hải không? Vì sao?
 b. Nếu là Hải em sẽ làm gì?
2. Cô giáo dạy môn Công nghệ là một cô giáo trẻ mới ra trường, cô được phân công dạy lớp 6A, khi cô vừa bước vào lớp, cả lớp đứng dậy chào cô, Bỗng:
- Ọ.....ọ e hèm!
 Tiếng phát ra từ bạn Long ở bàn đầu tiên, kèm theo đó là nụ cười nửa miệng đầy vẻ trêu trọc.
 a. Theo em, hành động của bạn Long thể hiện điều gì?
 b. Nếu là bạn cùng lớp với Long em sẽ làm gì?
3. Sáng thứ hai, cả lớp ai cũng mặc đồng phục đến trường. Nhưng chỉ có Thắng diện chiếc áo phông mới. Cờ đỏ ghi tên vào sổ thi đua, Thắng cãi: tớ mặc áo đẹp thì có sao đâu? Tớ không thích áo đồng phục của trường.
 a. Hành vi của Thắng có vi phạm kỉ luật không?Vì sao?
 b. Nếu là bạn của Thắng, em sẽ khuyên bạn như thế nào?
4. An có thói quen ngồi vào bàn học bài lúc 7 giờ tối, mỗi môn học An đều học bài và làm bài đầy đủ. Nhưng để có được việc làm bài đầy đủ ấy thì khi gặp bài khó bạn thường ngại suy nghĩ và giở sách giải bài tập ra chép cho nhanh. Một lần sang nhà bạn học nhóm, các bạn rất ngỡ ngàng khi thấy An làm bài nhanh và rất chính xác, các bạn xúm lại hỏi An cách giải thì bạn trả lời: “À, khó quá, nghĩ mãi không được nên tớ chép ở sách giải bài tập cho nhanh. Các cậu cũng lấy mà chép, khỏi mất công suy nghĩ”.
 a. Việc làm của An là đúng hay sai? Bạn An còn thiếu đức tính gì?
 b. Nếu em là bạn thân của An, em sẽ khuyên bạn như thế nào?
TRƯỜNG: THCS TÂN TIẾN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – Tiết 9
 Họ và Tên: MÔN: GDCD – KHỐI 6 ( 2016-2017 ) 
 Lớp: Đề số 1 – Thời gian: 45 phút 
I. Trắc nghiệm: (3 điểm) 
Câu 1: (1 Điểm)
 Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ý em cho là đúng: 
1. Câu tục ngữ "Tích tiểu thành đại"nói về đức tính
 a. lễ độ 
 b. tiết kiệm
 c. siêng năng, kiên trì
 d. tôn trọng kỉ luật
2. Việc làm thể hiện sự siêng năng là
a. Mai thường xuyên giúp mẹ làm việc nhà
b. Tuấn suốt ngày ở trong phòng riêng chơi điện tử
c. mỗi lần phải tham gia lao động tập thể, Toàn lại xin nghỉ ốm
d. đến giờ kiểm tra văn, Dũng luôn giở sách “để học tốt..” ra chép bài
3. Thành ngữ "Đi thưa về gửi" nói về đức tính
a. tôn trọng kỉ luật
b. tiết kiệm
c. lễ độ 
d. giản dị 
4. Thành ngữ nói về tính tiết kiệm
a. cơm thừa, gạo thiếu
b. vung tay quá trán
c. góp gió thành bão 
d. kiếm củi ba năm, thiêu một giờ
Câu 2: ( 1 Điểm)
 Nối các ý giữa hai cột A và B sao cho phù hợp 
 A
 B
Nối
1. lễ độ.
A. gặp bài toán khó, Hoa miệt mài tìm cách giải 
1+...
2. tiết kiệm
B. ân cần, cởi mở với các bạn trong lớp
2+...
3. siêng năng kiên trì
C. đi học đúng giờ
3+...
4. tôn trọng kỉ luật
D. giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận
4+...
E. xả rác nơi công cộng
Câu 3: ( 1 Điểm)
Chọn và điền những từ (quy định chung, kỉ cương, tự giác, tiến bộ, quy định riêng) vào chỗ trống trong các câu sau để làm rõ khái niệm và ý nghĩa về tôn trọng kỉ luật
 Tôn trọng kỉ luật là biết.................................... chấp hành những................................ của tập thể, của tổ chức ở mọi nơi, mọi lúc.
Nếu mọi người tôn trọng kỉ luật thì gia đình, nhà trường, xã hội có.................................., nề nếp, mang lại lợi ích cho mọi người và giúp xã hội.......................................
TRƯỜNG: THCS TÂN TIẾN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – Tiết 9
 Họ và Tên: MÔN: GDCD – KHỐI 6 ( 2016-2017 ) 
 Lớp: Đề số 1 – Thời gian : 45 phút
II. Tự luận: (7 Điểm)
Câu 1: Nêu khái niệm siêng năng, kiên trì? (2 điểm)
Câu 2: Để là người siêng năng, kiên trì trong cuộc sống, em cần phải làm gì? (2 điểm)
Câu 3: Tình huống (3 điểm)
 An có thói quen ngồi vào bàn học bài lúc 7 giờ tối, mỗi môn học An đều học bài và làm bài đầy đủ. Nhưng để có được việc làm bài đầy đủ ấy thì khi gặp bài khó bạn thường ngại suy nghĩ và giở sách giải bài tập ra chép cho nhanh. Một lần sang nhà bạn học nhóm, các bạn rất ngỡ ngàng khi thấy An làm bài nhanh và rất chính xác, các bạn xúm lại hỏi An cách giải thì bạn trả lời: “À, khó quá, nghĩ mãi không được nên tớ chép ở sách giải bài tập cho nhanh. Các cậu cũng lấy mà chép, khỏi mất công suy nghĩ”.
 a. Việc làm của An là đúng hay sai? Bạn An còn thiếu đức tính gì?
 b. Nếu em là bạn thân của An, em sẽ khuyên bạn như thế nào?
TRƯỜNG: THCS TÂN TIẾN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – Tiết 9
 Họ và Tên: MÔN: GDCD – KHỐI 6 ( 2016-2017 ) 
 Lớp: Đề số 2 – Thời gian: 45 phút 
I. Trắc nghiệm: (3 điểm) 
Câu 1: (1 Điểm)
 Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ý em cho là đúng nhất: 
1. Trong các câu tục ngữ sau đây, câu thể hiện rõ tính kiên trì nhất là
a. Năng nhặt, chặt bị
b. Có công mài sắt có ngày nên kim
c. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
d. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
2. Tôn trọng kỉ luật là
a. tự giác chấp hành những quy định chung ở trường học
b. tự giác chấp hành những quy định chung ở cơ quan, xí nghiệp
c. tự giác chấp hành những quy định chung ở mọi nơi, mọi lúc
d. tự giác chấp hành những quy định chung ở nơi công cộng
3. Cư xử lễ độ thể hiện
a. sự tự trọng, có văn hóa, quan tâm đến mọi người
b. truyền thống tương thân tương ái
c. cách học làm sang
d. biết ơn người giúp mình
4. Hành vi vô kỉ luật là
a. đi học đúng giờ. 
b. thực hiện đầy đủ các nội quy của trường, lớp.
c. viết giấy xin phép nghỉ học khi bị ốm. 
d. làm việc riêng trong giờ học.
Câu 2: ( 1 Điểm)
 Em hãy đánh dấu X vào ô trống phù hợp với ý kiến của em về hành vi, việc làm thể hiện tính kỉ luật:
Hành vi, việc làm
Đúng 
Sai 
1. Nói chuyện riêng trong lớp học 
2. Ngồi vắt chân lên ghế.
3. Giữ trật tự ở nơi công cộng.
4. Đổ rác đúng nơi quy định.
Câu 3: ( 1 Điểm)
Chọn và điền những từ (tôn trọng, quý mến, văn hóa, lòng tự trọng, mối quan hệ) vào chỗ trống trong các câu sau để làm rõ ý nghĩa của việc cư xử lễ độ với mọi người:
 Lễ độ thể hiện sự ..., sự quan tâm đối với mọi người. Lễ độ là biểu hiện của người có .., có đạo đức, có, do đó được mọi người quý mến. Lễ độ làm cho giữa mọi người trở nên tốt đẹp, xã hội văn minh, tiến bộ.
TRƯỜNG: THCS TÂN TIẾN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – Tiết 9
 Họ và Tên: MÔN: GDCD – KHỐI 6 ( 2016-2017 ) 
 Lớp: Đề số 2 – Thời gian : 45 phút
II. Tự luận: (7 Điểm)
Câu 1: Như thế nào là tiết kiệm? Cho ít nhất 2 ví dụ? (2 điểm)
Câu 2: Tìm 4 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về tiết kiệm? (2 điểm)
Câu 3: Tình huống (3 điểm)
 Một lần đến nhà Hải chơi, Hạnh thấy nước chảy tràn bể liền nhắc bạn khóa vòi nước nhưng Hải bảo: “Nước rẻ lắm, chẳng đáng bao nhiêu, kệ cho nó chảy, tớ đang xem phim hay tuyệt”.
 a. Em có đồng tình với suy nghĩ và việc làm của Hải không? Vì sao?
 b. Nếu là Hải em sẽ làm gì?
TRƯỜNG: THCS TÂN TIẾN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – Tiết 9
 Họ và Tên: MÔN: GDCD – KHỐI 6 ( 2016-2017 ) 
 Lớp: Đề số 3 – Thời gian: 45 phút 
I. Trắc nghiệm: (3 điểm) 
Câu 1: (1 Điểm)
 Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ý em cho là đúng: 
1. Hành vi thể hiện tính tiết kiệm
a. mỗi học kì Lan đều thay 3 bộ sách giáo khoa cho mới
b. trước khi ra khỏi nhà bao giờ Huấn cũng tắt điện
c. cầu thang nhà không tối nhưng Hoàng cứ để điện cho sang.
d. mỗi học kì Hòa đều đòi mẹ mua cho cặp mới.
2. Lễ độ là
a. cách cư xử đúng mực trong khi giao tiếp với người khác
b. cách cư xử khéo léo trong khi giao tiếp với người khác
c. cách cư xử gần gũi trong khi giao tiếp với người khác
d. cách cư xử thận trọng trong khi giao tiếp với người khác
3. Hành vi biểu hiện thiếu lễ độ với mọi người là 
 a. chào hỏi người lớn tuổi. 
 b. nói năng thưa gửi đúng mực với mọi người.
 c. nhường chỗ cho em nhỏ trên xe buýt. 
 d. ngắt lời khi người khác đang nói.
4. Việc làm thể hiện tôn trọng kỉ luật là
a. Hiền làm bài tập Toán trong giờ lịch sử
b. Thanh quét dọn lớp xong không đổ rác vào đúng nơi qui định 
c. Hương thường xuyên đi học đúng giờ.
 d. Mai đi xe đạp hàng ba 
Câu 2: (1 Điểm)
 Em hãy đánh dấu X vào ô trống phù hợp với ý kiến của em về tính lễ độ:
Đặc điểm 
Đúng 
Sai 
1. Lễ độ giúp quan hệ bạn bè tốt hơn. 
2. Không lễ độ với kẻ xấu. 
3. Lễ độ là việc riêng của cá nhân. 
4. Sống có văn hoá là cần phải lễ độ.
Câu 3: ( 1 Điểm)
Chọn và điền những từ (vật chất, hợp lí, văn hóa, sử dụng, người khác) vào chỗ trống trong các câu sau để làm rõ khái niệm về tính tiết kiệm
 Tiết kiệm là biết.......................................một cách ......................................, đúng mức của cải.........................................., thời gian, sức lực của mình và của..............................................
TRƯỜNG: THCS TÂN TIẾN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – Tiết 9
 Họ và Tên: MÔN: GDCD – KHỐI 6 ( 2016-2017 ) 
 Lớp: Đề số 3 – Thời gian : 45 phút
II. Tự luận: (7 Điểm)
Câu 1: Thế nào là lễ độ? Cho ít nhất 2 ví dụ? (2 điểm)
Câu 2: Để là người có phẩm chất lễ độ, em cần phải ứng xử như thế nào với mọi người trong khi giao tiếp? (2 điểm)
Câu 3: Tình huống (3 điểm)
 Sáng thứ hai, cả lớp ai cũng mặc đồng phục đến trường. Nhưng chỉ có Thắng diện chiếc áo phông mới. Cờ đỏ ghi tên vào sổ thi đua, Thắng cãi: tớ mặc áo đẹp thì có sao đâu? Tớ không thích áo đồng phục của trường.
 a. Hành vi của Thắng có vi phạm kỉ luật không?Vì sao?
 b. Nếu là bạn của Thắng, em sẽ khuyên bạn như thế nào?
 TRƯỜNG: THCS TÂN TIẾN
 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – Tiết 9
	MÔN: GDCD – KHỐI 6 ( 2016-2017 ) 
	Đề số 1 – Thời gian : 45 phút 
I. Trắc nghiệm: (3 điểm)
 Câu 1: Khoanh tròn: (1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm) 
Câu 
1
2
3
4
Trả lời
b
a
c
c
Câu 2: Nối đúng (1điểm): (1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm) 
Ý 
1
2
3
4
Trả lời
B
D
A
C
Câu 3: Điền khuyết: (1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm)
1
2
- tự giác; quy định chung
- kỉ cương; tiến bộ
II. Tự luận: ( 7 điểm ) 
Câu
Nội dung cần đạt
Thang điểm
1
Nêu khái niệm siêng năng, kiên trì:
- Siêng năng là cần cù, tự giác, miệt mài, thường xuyên, đều đặn.
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ
1.0
1.0
2
Để là người siêng năng, kiên trì trong cuộc sống, em cần phải 
- Chăm chỉ học hành, đi học đều, học bài và làm bài đầy đủ, gặp bài khó không nản lòng.
- Tham gia lao động, làm những công việc phù hợp với sức lực của mình, tích cực tham gia các hoạt động do trường, lớp và địa phương tổ chức.
1.0
1.0
3
Tình huống:
a. việc làm của An là sai. Bạn An còn thiếu đức tính kiên trì
b. nếu em là An em sẽ khuyên bạn nên tự suy nghĩ tìm ra đáp án cho chính xác. Không nên làm biếng suy nghĩ rồi chép sách giải vì đó không phải là năng lực của mình.
1.5
1.5
 TRƯỜNG: THCS TÂN TIẾN
 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – Tiết 9
	MÔN: GDCD – KHỐI 6 ( 2016-2017 ) 
	Đề số 2 – Thời gian : 45 phút 
I. Trắc nghiệm: (3 điểm)
 Câu 1: Khoanh tròn: (1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm) 
Câu 
1
2
3
4
Trả lời
b
c
a
d
Câu 2: Đánh dấu X vào ô trống :(1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm) 
Ý 
1
2
3
4
Trả lời
sai
sai
đúng
đúng
Câu 3: Điền khuyết: (1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm)
1
2
- tôn trọng; văn hóa
- lòng tự trọng, mối quan hệ
II. Tự luận: ( 7 điểm ) 
Câu
Nội dung cần đạt
Thang điểm
1
Nêu khái niệm tiết kiệm:
- Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và người khác.
- HS tự nêu ít nhất 2 ví dụ
1.0
1.0
2
Câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về tiết kiệm:
- Tích tiểu thành đại
- Góp gió thành bão
- Ăn chắc, mặc bền
- Ăn phải dành, có phải kiệm
0.5
0.5
0.5
0.5
3
Tình huống:
a. Không đồng tình với suy nghĩ và việc làm của Hải, vì Hải đã để nước chảy tràn lan, gây lãng phí không cần thiết. Hải đã không có đức tính tiết kiệm.
b. Dù giá nước có rẻ cũng không nên sử dụng một cách tùy tiện, vì Nhà nước đang yêu cầu nhân dân tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
1.5
1.5
 TRƯỜNG: THCS TÂN TIẾN
 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – Tiết 9
	MÔN: GDCD – KHỐI 6 ( 2016-2017 ) 
	Đề số 3 – Thời gian : 45 phút 
I. Trắc nghiệm: (3điểm)
 Câu 1: Khoanh tròn: (1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm) n
Câu 
1
2
3
4
Trả lời
b
a
d
c
Câu 2: Đánh dấu X vào ô trống :(1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm) 
Ý 
1
2
3
4
Trả lời
đúng
đúng
sai
đúng
Câu 3: Điền khuyết: (1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm)
1
2
-sử dụng; hợp lí
-vật chất, người khác
II. Tự luận: ( 7 điểm ) 
Câu
Nội dung cần đạt
Thang điểm
1
Nêu khái niệm lễ độ:
- Lễ độ là cách cư xử đứng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
- HS tự nêu ít nhất 2 ví dụ
1.0
1.0
2
Để là người có phẩm chất lễ độ, em cần phải ứng xử:
lời nói nhẹ nhàng, thưa gửi đúng lúc, đúng đối tượng, biết cám ơn, biết xin lỗi, biết nhường bước trong những trường hợp cần thiết, có thái độ đúng mực, khiêm tốn ở những nơi công cộng.
2.0
3
Tình huống:
a. - Hành vi của bạn Thắng là vi phạm kỉ luật. 
 - Vì Thắng không mặc đồng phục của trường, vi phạm nội quy nhà trường
b. Nếu em là bạn Thắng em sẽ khuyên Thắng phải luôn chấp hành nội quy, quy định của nhà trường. 
0.5
1.0
1.5

Tài liệu đính kèm:

  • docxGDCD_6.docx