Đề kiểm tra học kì I Giáo dục công dân lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Vĩnh Hưng

doc 22 trang Người đăng dothuong Lượt xem 397Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Giáo dục công dân lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Vĩnh Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Giáo dục công dân lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Vĩnh Hưng
PHÒNG GD&ĐT VĨNH HƯNG	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
TRƯỜNG THCS VĨNH TRỊ	NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN : GDCD 6
	THỜI GIAN: 45 PHÚT ( không kể phát đề )
Câu 1: Tiết kiệm là gì ? Tìm hai câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, thể hiện tiết kiệm ? (2 điểm)
Câu 2 : Vì sao chúng ta cần phải cư xử lễ độ với mọi người? (3 điểm)
Câu 3: Thế nào là biết ơn ? Kể lại một việc làm của em hoặc của người khác thể hiện sự biết ơn (3 điểm)
Câu 4 : Hãy nêu biểu hiện của Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội ? 
(2 điểm)
............................................................................................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I GDCD 6.
NĂM HỌC 2015 - 2016
Câu 1: Tiết kiệm là gì ? Tìm hai câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, thể hiện tiết kiệm ?
* Tiết kiệm là gì?(1đ)
	 - Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của mình và của người khác.
* Tìm hai câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, thể hiện tiết kiệm ?(1đ)
	- Tích tiểu thành đại.
 - Năng nhặt chặt bị.
 . 
( Học sinh nêu câu khác đúng vẫn đạt điểm)
Câu 2: Vì sao chúng ta cần phải cư xử lễ độ với mọi người? (3đ)
	- Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, sự quan tâm đối với mọi người. (1đ)
 - Lễ độ là biểu hiện của người có văn hóa, có đạo đức, có lòng tự trọng, do đó được mọi người quý mến.(1đ)
	- Làm cho quan hệ giữa mọi người trở nên tốt đẹp, xã hội văn minh tiến bộ.(1đ)
Câu 3:Thế nào là biết ơn ? Kể lại một việc làm của em hoặc của người khác thể hiện sự biết ơn ?(3 đ)
* Thế nào là biết ơn ?(2đ)
- Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, đất nước.
* Kể lại một việc làm của em hoặc của người khác thể hiện sự biết ơn ? (1đ)
- ..(hs kể)
Câu 4: Em hãy nêu biểu hiện của Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội ? (2 điểm)
Tham gia đầy đủ các hoạt động; hứng thú và nhiệt tình; làm tốt các nhiệm vụ được giao, không cần ai kiểm tra, nhấc nhở.
PHÒNG GD & ĐT VĨNH HƯNG	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – KHỐI 6
 TRƯỜNG THCS VĨNH BÌNH 	 NĂM HỌC 2015 - 2016
	 MÔN: GDCD
	Thời gian: 45 phút (không kể phát đề)
Đề: 
Câu 1: Cho câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”?
Cho biết câu tục ngữ trên thể hiện đức tính gì? (1điểm)
Nêu ý nghĩa của đức tính ấy? (2 điểm)
Câu 2: Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội? Nêu ít nhất 2 biểu hiện cơ bản của tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội? (3 điểm)
Câu 3: Thế nào là tiết kiệm? Kể hai việc làm cụ thể của bản thân thể hiện tính tiết kiệm trong cuộc sống hằng ngày? (2 điểm)
Câu 4: Tình huống: Tuấn và Quang rủ nhau đi xem ca nhạc. Vào cửa rạp, Tuấn vẫn hút thuốc lá, Quang ghé sát vào tai Tuấn nhắc nhở tắt thuốc lá. Nhưng Tuấn lại trả lời để mọi người xung quanh nghe thấy: “Việc gì phải tắt thuốc lá!”
- Em hãy phân tích những hành vi, cử chỉ của Tuấn và Quang trong tình huống trên? (2 điểm). ( NGOÀI CẤU TRÚC)
---HẾT---
 HƯỚNG DẪN CHẤM
	Câu 1: Cho câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”?
	a) Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” thể hiện lòng biết ơn. (1 điểm).
	b) Ý nghĩa: Lòng biết ơn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.(2 điểm)
	Câu 2: Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội? Nêu biểu hiện cơ bản của tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội?
	* Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội:
	- Tích cực: là luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập, làm việc và rèn luyện. (1 điểm)
	- Tự giác: là chủ động là chủ động làm việc, học tập, không cần ai phải nhắc nhở, giám sát. (1 điểm)
	* Biểu hiện: Tham gia đầy đủ các hoạt động (0,5đ) hứng thú và nhiệt tình, làm tốt các nhiệm vụ được giao, không cần ai kiểm tra, nhắc nhỡ. (0,5 điểm)
( Học sinh nêu câu khác đúng vẫn đạt điểm)
Câu 3: Thế nào là tiết kiệm? Kể hai việc làm cụ thể của bản thân thể hiện tính tiết kiệm trong cuộc sống hằng ngày? (2 điểm)
	* Khái niệm tiết kiệm: Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. (1 điểm)
	* Việc làm của bản thân thể hiện tính tiết kiệm: hs tự nêu 2 việc cụ thể trong cuộc sống hằng ngày thể hiện tính tiết kiệm, mỗi việc làm đúng đạt 0,5 điểm. (1 điểm)
	Câu 4: ( NGOÀI CẤU TRÚC)
	- Hành vi của Quang: Là người có ý thức ở nơi công cộng, thể hiện sự lịch sự, tế nhị (1điểm)
	- Hành vi của Tuấn: Thiếu ý thức nơi công cộng, thể hiện hút thuốc lá nơi công cộng. Là người thiếu lịch sự, tế nhị (1điểm)
	Lưu ý : Nếu trả lời khác nhưng đúng vẫn đạt điểm tối đa.
PHÒNG GD & ĐT VĨNH HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I(2015- 2016)
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN MÔN GDCD - KHỐI 6
 ----o0o----	 Thời gian: 45 phút (không kể phát đề)
ĐỀ:
Câu 1: Câu tục ngữ: “Thắt lưng, buộc bụng” nói lên đức tính gì? Em hãy cho biết thế nào là tiết kiệm? (2,0 điểm)
Câu 2: Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: (3,0 điểm)
 Tuấn rủ Phương đi xem bóng đá để cổ vũ cho đội của trường. Phương từ chối không đi vì muốn đi ngủ. Tuấn phải đi rủ các bạn khác.
 (Bài tập b SGK/25) 
Em có nhận xét gì về việc làm của Tuấn và sự từ chối của Phương?
Giữa Tuấn và Phương em cần học hỏi ai và học hỏi điều gì? 
Câu 3: Theo em, việc cư xử lễ độ đối với mọi người có ý nghĩa như thế nào? (3,0 điểm)
Câu 4: Biết ơn là bày tỏ sự trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp mình, những người có công với dân tộc, đất nước,Vậy em hãy nêu 4 việc làm của em thể hiện lòng biết ơn? (2,0 điểm)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: ( 2,0 điểm)
- Câu tục ngữ nói lên đức tính tiết kiệm. ( 1,0 điểm)
- Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. ( 1,0 điểm)
Câu 2 ( 3,0 điểm)
a) Nhận xét gì về việc làm của Tuấn và sự từ chối của Phương
- Việc làm của Tuấn thể hiện sự tích cực tham gia các phong trào chung do nhà trường tổ chức. ( 1,0 điểm)
- Sự từ chối của Phương cho ta thấy Phương là người chưa có ý thức tự giác tham gia vào các phong trào của trường. ( 1,0 điểm)
 ( Học sinh nêu ý khác đúng vẫn đạt điểm)
b) - Giữa Tuấn và Phương em cần học hỏi Tuấn ( 0,5 điểm)
 - Học hỏi ở Tuấn về sự tự giác, tích cực tham gia phong trào chung của trường của lớp. (0,5 điểm)
 ( Nếu học sinh trả lời học hỏi ở Tuấn tính tực giác, tích cực thì vẫn cho điểm trọn.)
Câu 3 ( 3,0 điểm)
Việc cư xử lễ độ đối với mọi người có ý nghĩa:
- Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, sự quan tâm đối với mọi người. ( 1,0 điểm)
- Lễ độ là biểu hiện của người có văn hoá, có đạo đức, có lòng tự trọng, do đó dược mọi người quý mến. ( 1,0 điểm)
- Làm cho quan hệ giữa mọi người trở nên tốt đẹp. ( 1,0 điểm)
 Câu 4 ( 2,0 điểm)
- HS nêu 4 việc làm thể hiện lòng biết ơn. Mỗi việc làm đúng đạt 0,5 điểm.
Ví dụ: 
 + Tặng hoa cho mẹ nhân ngày 8/3
 + Thăm thầy cô nhân ngày 20/11
 + Mua tăm ủng hộ người nghèo.
 + Thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ nhân ngày 27/7
 +Giúp đỡ con gia đình thương binh liệt sĩ
 + Chăm chỉ đạt nhiều điểm 9, 10 cho thầy cô vui lòng
( Nếu học sinh nêu ý khác đúng vẫn có điểm)
**HẾT**
 KIỂM TRA HKI (2015 – 2016)
MÔN GDCD 6
TRƯỜNG THCS HƯNG ĐIỀN A
Đề: 
Em hãy nêu khái niệm biết ơn? (1 điểm).Khái quát lại ý nghĩa của lòng biết ơn. (1 điểm)
Trình bày ít nhất 4 biểu hiện trái với tích cực, tự giác? (2 điểm)
Khái niệm tiết kiệm. (1 điểm)
Tìm câu ca dao, tục ngữ nói về đức tính lễ độ. Em hãy giải thích ý nghĩa câu ca dao, tục ngữ đó. (2 điểm)
Tình huống: Bạn An có mẹ là giám đốc doanh nghiệp. Một hôm đi học về, An rẽ vào cơ quan của mẹ để lấy chìa khóa. Khi đi qua cổng, chú bảo vệ gọi An lại và hỏi: “Cháu muốn gặp ai?”. Bạn An dừng lại và trả lời: “Cháu vào chỗ mẹ cháu! Thế chú không biết cháu à?”.
Em có nhận xét gì về cử chỉ và cách trả lời của bạn An? (1 điểm)
Nếu em là An thì em sẽ nói như thế nào với chú bảo vệ? (1 điểm)
Em hiểu thế nào là: “Tiên học lễ, hậu học văn”? (1 điểm)
HƯỚNG DẪN CHẤM
1. Khái niệm biết ơn: Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, đất nước. (1 điểm)
* Ý nghĩa: Lòng biết ơn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. (1 điểm)
2. 4 biểu hiện trái với tích cực, tự giác: Lười biếng, không tự giác trong việc tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội như trốn tránh nhiệm vụ, ngại khó không tham gia, làm uể oải, cầm chừng, dựa dẫm vào người khác, phải nhắc nhở, thúc giục mới làm, (2 điểm)
 ( Nếu học sinh nêu ý khác đúng vẫn có điểm)
3. Khái niệm tiết kiệm: Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. (1 điểm)
 4. Câu ca dao, tục ngữ: (1 điểm)
 - Đi thưa, về gửi.
 - Trên kính, dưới nhường.
 - .
(HS tìm câu khác đúng vẫn chấm điểm)
Giải thích ý nghĩa câu ca dao, tục ngữ. (1 điểm)
(Chấm theo phát triển năng lực học sinh)
 5. Tình huống: 
- Cách trả lời của bạn An thiếu lễ độ. (1 điểm)
- Nếu em là An em sẽ nói: “Dạ cháu tên An, mẹ cháu là giám đốc ở đây, cháu muốn vào chỗ mẹ cháu ạ!”... (1 điểm)
(HS giải thích ý khác đúng vẫn chấm điểm)
6.“ Tiên học lễ, hậu học văn”: Trước hết phải học lễ nghĩa, sau đó mới học văn hóa,.
(HS giải thích ý khác đúng vẫn chấm điểm)(1 điểm)
PHÒNG GD & ĐT VĨNH HƯNG	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – KHỐI 6
TRƯỜNG THCS THÁI BÌNH TRUNG	 NĂM HỌC 2015-2016
	 MÔN: GDCD
	 Thời gian: 45 phút (không kể phát đề)
ĐỀ:
Câu 1: Câu tục ngữ “Thắt lưng, buộc bụng” nói lên đức tính gì? Em hãy cho biết khái niệm của đức tính ấy? (2 điểm)
Câu 2: Em hiểu thế nào là “ Đi thưa, về gửi” và “Tiên học lễ, hậu học văn”? (3 điểm)
Câu 3: Biết ơn là bày tỏ sự trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp mình, những người có công với dân tộc, đất nước,Vậy em hãy nêu 4 việc làm của em thể hiện lòng biết ơn? (3 điểm)
Câu 4: Tích cực, tự giác là đức tính cần có của người học sinh. Vậy em hãy tìm 4 ví dụ cụ thể biểu hiện tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể? (2 điểm)
**HẾT**
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 ( 2 điểm)
- Câu tục ngữ nói lên đức tính tiết kiệm. (0,5đ)
- Tiết kiệm : là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất thời gian, sức lực của mình và của người khác. (1,5đ)
Câu 2 ( 3 điểm)
- Là con cháu trong gia đình, khi đi phải xin phép, khi về phải chào hỏi.
- Học đạo đức , lẽ phải trước rồi mới học kiến thức văn hóa, kiến thức khoa học sau.
Câu 3 ( 3 điểm)
 + Tặng hoa cho mẹ nhân ngày 8/3
 + Thăm thầy cô nhân ngày 20/11
 + Thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ nhân ngày 27/7
 + Chăm chỉ đạt nhiều điểm 9, 10 cho thầy cô vui lòng
( Mỗi câu đúng 0,75đ . Nếu học sinh cho vd khác đúng vẫn đạt điểm)
Câu 4 ( 2 điểm) Cho 4 ví dụ biểu hiện tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể
 - Tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp ( kế hoạch năm học,...)
	 - Tự giác, tự nguyện nhận công việc được phân công ( làm báo học tập,...)
 - Nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện và hoàn thành những công việc được phân công.
 - Có quyết tâm, sáng tạo khi thực hiện nhiệm vụ ( làm lồng đèn trung thu,...)
( Nếu học sinh cho vd khác đúng vẫn đạt điểm)
PHÒNG GD&ĐT VĨNH HƯNG 
TRƯỜNG THCS THÁI TRỊ 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015-2016
 MÔN: GDCD 6
Thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (2.0 điểm)
 Câu tục ngữ ”Tích tiểu thành đại”
- Cho biết câu tục ngữ trên thể hiện đức tính gì ?
- Nêu khái niệm về đức tính đó ? Cho ít nhất 02 ví dụ ?
Câu 2: (2.0 điểm ) 
Thế nào là lễ độ ? Ý nghĩa của việc cư xử lễ độ đối với mọi người ? 
Câu 3: (2.0 điểm) 
Học sinh phải làm gì để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với thầy cô nhân ngày 20/11? (ít nhất 02 việc làm ) 
Câu 4: (2.0 điểm) Cho tình huống sau:
Bạn Thanh có mẹ là giám đốc doanh nghiệp. Một hôm đi học về, Thanh rẽ vào cơ quan của mẹ để lấy chìa khóa. Khi đi qua cổng, chú bảo vệ gọi Thanh lại và hỏi : ”Cháu muốn gặp ai ?”. Bạn Thanh dừng lại và trả lời: ”Cháu vào chỗ mẹ cháu ! Thế chú không biết cháu à ?”
Em có nhận xét gì về cử chỉ và cách trả lời của bạn Thanh ?
Nếu em là Thanh, em sẽ nói như thế nào với chú bảo vệ ?
Câu 5: (2.0 điểm)
 Hãy nêu những biểu hiện tích cực tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội ? (nêu ít nhất 04 biểu hiện)
---HẾT---
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015-2016
 MÔN: GDCD 6
Câu 1: (2.0 điểm)
Câu tục ngữ trên nói về tính tiết kiệm. (0.5 điểm)
Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. (1.0 điểm)
Nêu được 02 ví dụ như: tiêu xài tiền bạc đúng mức, tắt quạt, tắt nước khi không sử dụng.... (0.5 điểm).( Học sinh cho ví dụ khác đúng vẫn được điểm)
Câu 2: (2.0 điểm ) Thế nào là lễ độ ? Ý nghĩa của việc cư xử lễ độ đối với mọi người ? 
** Thế nào là lễ độ ? (0.5 điểm)
Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác
** Ý nghĩa của việc cư xử lễ độ đối với mọi người ?
 - Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, sự quan tâm đối với mọi người (0.5 điểm)
 - Lễ độ là biểu hiện người có văn hóa, có đạo đức, có lòng tự trọng, do đó được mọi người quý mến. (0.5 điểm)
 - Làm cho quan hệ giữa mọi người trở nên tốt đẹp, xã hội văn minh tiến bộ. (0.5 điểm)
Câu 3 : (2.0 điểm)
Việc làm thể hiện lòng biết ơn : Viết thư thăm hỏi thầy cô, đến nhà thăm hỏi thầy cô giáo cũ ; học thật nhiều điểm tốt để tặng thầy cô điểm 10..... .....
( Học sinh cho ví dụ khác đúng vẫn được điểm).
Câu 4: (2.0 điểm) 
Nhận xét: HS tự nhận xét, qua đó thấy được bạn Thanh cử chỉ và cách trả lời của bạn là sai (1.0 điểm)
Tùy theo cách ứng xử của học sinh (1.0 điểm)
Câu 5: (2.0 điểm)
 Những biểu hiện tích cực tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội:
Tích cực tham gia dọn vệ sinh nơi công cộng.
Tham gia văn nghệ, thể dục thể thao của trường.
Tham gia các câu lạc bộ học tập.
Hưởng ứng phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai. 
( Học sinh cho ví dụ khác đúng vẫn được điểm).
---HẾT---
PHÒNG GD&ĐT VĨNH HƯNG
TRƯỜNG THCS TUYÊN BÌNH
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 - NĂM HỌC: 2015-2016
MÔN: GDCD 6
Ngày kiểm tra: 24/12/2015
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1. (2,0 điểm)
“Vào dịp Tết Nguyên đán, bạn An cùng bố mẹ đi viếng mộ ông bà nội, ông bà ngoại.”
Theo em, việc làm của gia đình bạn An nói lên phẩm chất đạo đức nào? Tìm hai câu tục ngữ nói về phẩm chất ấy.
Câu 2. (2,0 điểm)
Thế nào là tiết kiệm? Kể hai việc làm cụ thể của bản thân thể hiện tính tiết kiệm trong cuộc sống hằng ngày.
Câu 3. (3,0 điểm)
Tình huống:
Bạn Thanh có mẹ là giám đốc doanh nghiệp. Một hôm đi học về, Thanh rẽ vào cơ quan của mẹ để lấy chìa khóa. Khi đi qua cổng, chú bảo vệ gọi Thanh lại và hỏi: “Cháu muốn gặp ai?”. Bạn Thanh dừng lại và trả lời: “Cháu vào chỗ mẹ cháu! Thế chú không biết cháu à?”.
a. Em có nhận xét gì về cử chỉ và cách trả lời của bạn Thanh?
b. Nếu em là Thanh, em sẽ nói như thế nào với chú bảo vệ?
c. Cách cư xử của em thể hiện phẩm chất nào? Em hãy nêu biểu hiện của phẩm chất ấy trong giao tiếp.
Câu 4. (3,0 điểm)
Tình huống
Tuấn rủ Phương đi xem đá bóng để cổ vũ cho đội của trường. Phương từ chối không đi vì muốn ngủ. Tuấn phải đi rủ các bạn khác.
Em có nhận xét gì về việc làm của Tuấn và sự từ chối của Phương? Nếu em là Phương, em sẽ làm gì?
Nêu những biểu hiện tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN GDCD 6
HỌC KỲ 1 – NĂM HỌC: 2015-2016
Câu 1. (2,0 điểm)
* Phẩm chất: Biết ơn (1,0 điểm)
* Tục ngữ: hs tự tìm hai câu tục ngữ nêu bật phẩm chất biết ơn. Mỗi câu đạt 0,5 điểm. (1 điểm)
Câu 2. (2,0 điểm)
Tình huống
* Khái niệm tiết kiệm: Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. (1,0điểm)
* Việc làm của bản thân thể hiện tính tiết kiệm: hs tự nêu 2 việc cụ thể trong cuộc sống hằng ngày thể hiện tính tiết kiệm, mỗi việc làm đúng đạt 0,5 điểm. (1,0 điểm)
Câu 3. (3,0 điểm)
a. Nhận xét: hs tự nhận xét, qua đó thấy được bạn Thanh cử chỉ và cách trả lời của bạn Thanh là sai. (1 điểm)
b. Ứng xử: tùy theo cách ứng xử của hs, qua đó thể hiện em biết cư xử lễ phép, biết chào hỏi với chú bảo vệ. (1,0 điểm)
c. * Phẩm chất: Lễ độ (0,25 điểm)
* Biểu hiện: 
 	- Biết chào hỏi, thưa gửi. (0,25 điểm)
 	- Biết cảm ơn, xin lỗi. (0,25 điểm)
 	- Biết nhường bước, giữ thái độ đúng mực, khiêm tốn ở những nơi công cộng. (0,25 điểm)
Câu 4. (3,0 điểm)
- Học sinh nhận xét đầy đủ, đúng theo chi tiết của tình huống đạt (1.0 điểm)
- Nếu em là Phương, em sẽ .( tùy theo mức độ học sinh nêu GV đánh giá điểm phù hợp, tối đa (1,0điểm)
- Học sinh nêu những biểu hiện cơ bản, cụ thể, của tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.( 1,0điểm)
	+ Tham gia đầy đủ các hoạt động.
	+ Hứng thú và nhiệt tình.
	+ Làm tốt các nhiệm vụ được giao, không cần ai kiểm tra nhắc nhở
	+ Không ngại khó trong công việc.
+.
PHÒNG GD & ĐT VĨNH HƯNG	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – KHỐI 6
TRƯỜNG THCS TUYÊN BÌNH TÂY	NĂM HỌC 2015-2016
	 MÔN: GDCD
	Thời gian: 45 phút (không kể phát đề)
 ĐỀ:
Câu 1: (2 điểm) Hãy nêu các biểu hiện của lễ độ?
Câu 2: (3điểm) “ Tích tiểu thành đại” 
 Câu tục ngữ sau nói về đức tính nào?
 Em nêu khái niệm về đức tính đó? Cho ít nhất 2 ví dụ.
Câu 3: (3 điểm) Vì sao chúng ta phải biết ơn ông bà, cha mẹ ; thầy cô giáo; người giúp đỡ mình; các anh hùng liệt sĩ, thương binh ? Nêu 02 câu ca dao hay tục ngữ thể hiện lòng biết ơn ?
 Câu 4: (2 điểm) Xử lí tình huống:
Trong cuộc thi vẽ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Lan và Mai đều học giỏi và có khả năng vẽ. Nhưng Mai từ chối vì muốn ở nhà học. Còn Lan thì xung phong đi thi và được giải nhất. Mọi người đều rất vui và chúc mừng Lan.
 Em có nhận xét gì về việc làm của hai bạn Lan và Mai?
 Nếu em là bạn thân của Mai em sẽ là gì?
HƯỚNG DẪN CHẤM
Nội dung
Điểm
Câu 1 (2 điểm) Các biểu hiện của lễ độ: Lễ độ thể hiện qua lời nói, cử chỉ, dáng điệu, nét mặt.....cụ thể như biết chào hỏi, thưa gửi, biết cám ơn, biết xin lỗi, biết nhường bước, biết giữ thái độ đúng mực, khiêm tốn ở nơi công cộng..... ?(Nếu học sinh nêu ý khác nhưng đúng vẫn được điểm)
2,0
Câu 2: (3điểm) : 
- Câu tục ngữ trên nói về tính tiết kiệm 
-Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lý, đúng mức của cải vật chât, thời gian, sức lực của mình và của người khác. 
-Nêu được 2 ví dụ như: tiêu xài tiền bạc đúng mức, tắt quạt, tắt nước khi không sử dụng( Nếu học sinh cho vd khác đúng vẫn được điểm)
1,0
1,0
1,0
Câu 3: (3điểm) 
Học sinh nêu được : Chúng ta phải biết ơn :
+ Ông bà, cha mẹ vì có công sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta. 
+ Thầy cô giáo đã dạy dỗ, dìu dắt chúng ta nên người. 
+ Người giúp đỡ mang điều tốt đẹp đến cho chúng ta. 
+ Anh hùng liệt sĩ, thương binh đã hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc. 
Nêu 02 câu ca dao hay tục ngữ thể hiện lòng biết ơn ? 
Học sinh nêu đúng mỗi câu đạt 
2,0
0.5
Câu 4: (2 điểm) 
Em có nhận xét bạn Lan là người tích cực tự giác tham gia hoạt động tập thể hoạt động xã hội, còn bạn Mai thì không
Nếu em là bạn của Mai em sẽ khuyên Mai tích cực tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. Để có cơ hội học tập và rèn luyện thêm kỹ năng cho bản thân
(Nếu học sinh nêu ý khác nhưng đúng vẫn được điểm)
1,0
1,0
PHÒNG GD & ĐT VĨNH HƯNG	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – KHỐI 6
Trường TH & THCS Vĩnh Thuận	NĂM HỌC 2015 - 2016
	 MÔN: GDCD
	Thời gian: 45 phút (không kể phát đề)
Câu 1: (2 điểm)
Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc ta, Bác luôn tiết kiệm về mọi mặt để giúp đỡ những người nghèo. Bác Hồ của chúng ta luôn coi lãng phí, tham ô là kẻ thù của nhân dân. Chúng ta thấy là một chủ tịch nước nhưng Bác ăn mặc rất đơn sơ, giản dị. Do vậy mà chúng ta cần phải biết có những đòi hỏi đúng mức, phù hợp, phải biết tiết kiệm. Người Việt Nam vốn quý trọng đức tính tiết kiệm.
Vậy thế nào là tiết kiệm? Cho ví dụ? 
Câu 2: (3 điểm)
 Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều mối quan hệ. Trong các mối quan hệ đó đều phải có những phép tắc quy định cách ứng xử, giao tiếp với nhau. Quy tắc đạo đức đó là “lễ độ”. 
Em hiểu ý nghĩa của việc cư xử lễ độ đối

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 6 HKI (I 2015 - 2016).doc