ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT- HỌC KÌ I –NĂM HỌC: 2016-2017 MÔN : ĐỊA9 - (Tiết 18- Tuần 9) 1. Xác định mục tiêu kiểm tra - Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời. - Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản ở 3 cấp độ nhận thức: biết, hiểu và vận dụng sau khi học xong 2 chủ đề: +Chủ đề 1(4 tiết= 30.8%) gồm: cộng đồng các dân tộc VN, dân số và gia tăng dân số, phân bố dân cư, lao động và việc làm. +Chủ đề 2(9 tiết =69,2%) gồm:Quá trình phát triển kinh tế, hoạt động các ngành kinh tế nông nghiệp, cộng nghiệp, dịch vụ). 2. Xác định hình thức kiểm tra Hình thức kiểm tra kết hợp trắc nghiệm và tự luận. 3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra MA TRẬN HAI CHIỀU: CHỦ ĐỀ NỘI DUNG KIỂM TRA BIẾT HIỂU VẬN DỤNG TỔNG ĐIỂM TN TL TN TL TN TL 3 điểm ĐỊA LÍ DÂN CƯ (4 tiết=30.8%) KT -Các dân tộc VN Câu 1 0,25điểm Câu 6 1 điểm Câu 2 0,25điểm KN -Tính tỷ lệ gia tăngdân số Câu 3 0,25điểm KT -Phân bố dân cư Câu 4 0,25điểm Câu 5 1 điểm KN ĐỊA LÍ KINH TẾ (9 tiết=69.2%) KT -Sự phát triển kinh tế VN Câu 1 1.5 điểm 7 điểm KN Câu 3 3 điểm KT -Hoạt động dịch vụ Câu 3 2.5 điểm KN Định hướng năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy tổng hợp, xử lí số liệu. TỔNG ĐIỂM 3 điểm 4điểm 3 điểm 10 điểm Duyệt của chuyên môn Duyệt của tổ CM GV ra đề Phạm Văn Thắng Nguyễn Trừ Tâm Phạm Văn Minh 4.Viết đề từ ma trận: Trường THCS Đức Phú Kiểm tra 1 tiết-HKI - năm học: 2016-2017 Họ và tên:.Môn: Địa 9 (Tiết 18-Tuần 9) Lớp:. Ngày kiểm tra://2016 Điểm Nhận xét của thầy,cô chấm bài. Đề A A-Trắc nghiệm( 3 điểm); Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu dưới đây: Câu 1(0.25điểm): Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Trên 60 B- 54 C- 56 D- 50 Câu 2(0.25điểm): Dân tộc có số dân đông nhất nước ta. A- Chăm B- Tày C-Mường D- Kinh Câu 3(0.25điểm): Năm 1999, tỉ suất sinh 19,9%0, tỉ suất tử 5,6%0.Vậy tỉ lệ gia tăng dân số nước ta là: A-1.72% B- 1.35% C- 1.43% D- 2.3% Câu 4(0.25điểm) : Địa bàn cư trú chủ yếu các dân tộc ít người ở nước ta. vùng duyên hải C- vùng đồng bằng vùng miền núi D- miền núi và trung du Câu 5(1điểm) Điền khuyết: Phân biệt loại hình quần cư thành thị và quần cư nông thôn theo(mật độ dân số, kiến trúc nhà, chức năng). -Quần cư nông thôn(1). . .. -Quần cư thành thị (2). .. Câu 6(1điểm) Ghép cặp: (nối những nội dung ở cột A đúng với cột B). Cột A: Khu vực Cột B: Các dân tộc Nối 1. Nam bộ 2. Tây nguyên 3. Trung du và miền núi Bắc Bộ 4. Đồng bằng a. Tày, Thái Mường, Dao b. Khơ-Me, Chăm, Hoa c. Người Việt(Kinh) d. Ba-na, Ê-đê, cơ-ho, Gia-rai 1- 2- 3- 4- (Hết phần trắc nghiệm) Họ và tên học sinh:Lớp 9 A-Tự luận( 7 điểm): Câu 1(2 điểm): Nêu một số thành tựu và thách thức trong phát triển nền kinh tế nước ta. Câu 2(2 điểm): Chứng minh rằng nền kinh tế càng phát triển thì hoạt động dịch vụ càng trở nên đa dạng hơn. Câu 3(3 điểm): Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi(%) Năm Tổng số Gia súc Gia cầm Sản phẩm trứng, sữa Phụ phẩm chăn nuôi 1990 100.0 63.9 19.3 12.9 3.9 2002 100.0 62.8 17.5 17.3 2.4 Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất chăn nuôi. Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ nhận xét, giải thích tại sao cơ cấu giá trị sản phẩm trứng, sữa tăng? Tại sao gia súc không tăng? .. Trường THCS Đức Phú Kiểm tra 1 tiết-HKI - năm học: 2016-2017 Họ và tên:.Môn: Địa 9 (Tiết 18-Tuần 9) Lớp:. Ngày kiểm tra://2016 Điểm Nhận xét của thầy,cô chấm bài. Đề B A-Trắc nghiệm( 3 điểm); Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu dưới đây: Câu 1(0.25điểm) : Địa bàn cư trú chủ yếu các dân tộc ít người ở nước ta. miền núi và trung du C- vùng miền núi vùng đồng bằng D- vùng duyên hải Câu 2(0.25điểm): Nước ta có bao nhiêu dân tộc? 50 B- 56 C- 54 D- Trên 60 Câu 3(0.25điểm): Dân tộc có số dân đông nhất nước ta. A- Mường B- Kinh C- Chăm D- Tày Câu 4(0.25điểm): Năm 1999, tỉ suất sinh 19,9%0, tỉ suất tử 5,6%0.Vậy tỉ lệ gia tăng dân số nước ta là: A-1.43% B-2.3% C- 1.72% D- 1.35% Câu 5(1điểm) Điền khuyết: Phân biệt loại hình quần cư thành thị và quần cư nông thôn theo(mật độ dân số, kiến trúc nhà, chức năng) -Quần cư thành thị(2). .. -Quần cư nông thôn(1). .. .. Câu 6(1điểm) Ghép cặp: (nối những nội dung ở cột A đúng với cột B). Cột A: Khu vực Cột B: Các dân tộc Nối 1. Đồng bằng 2. Trung du và miền núi Bắc Bộ 3. Tây nguyên 4. Nam bộ a. Người Việt(Kinh) b. Ba-na, Ê-đê, cơ-ho, Gia-rai c. Tày, Thái Mường, Dao d. Khơ-Me, Chăm, Hoa 1- 2- 3- 4- (Hết phần trắc nghiệm) Họ và tên học sinh:Lớp 9 A-Tự luận( 7 điểm): Câu 1(2 điểm): Nêu một số thành tựu và thách thức trong phát triển nền kinh tế nước ta. Câu 2(2 điểm): Chứng minh rằng nền kinh tế càng phát triển thì hoạt động dịch vụ càng trở nên đa dạng hơn. Câu 3(3 điểm): Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi(%) Năm Tổng số Gia súc Gia cầm Sản phẩm trứng, sữa Phụ phẩm chăn nuôi 1990 100.0 63.9 19.3 12.9 3.9 2002 100.0 62.8 17.5 17.3 2.4 Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất chăn nuôi. Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ nhận xét, giải thích tại sao cơ cấu giá trị sản phẩm trứng, sữa tăng? Tại sao đàn gia súc không tăng? .................................................................................................................................................... 5.Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT- HỌC KÌ I –NĂM 2016-2017 MÔN : ĐỊA 9(Tiết 18- Tuần 9) ĐÁP ÁN Đề A A-Trắc nghiệm( 3 điểm): Câu 1- B, Câu 2 –D, Câu 3 –C, Câu 4 -D Mỗi ý đúng được(0.25điểm) Câu 5(1đ) :Điền khuyết (1) -Mật độ dân số ít, nhà cửa phân tán, hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp (0,5điểm) (2)- Mật độ dân số cao, nhà cửa san sát, hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ (0,5 điểm) Câu 6(1đ):Ghép cặp(nối những nội dung ở cột A đúng với cột B) Nối 1- b, 2- d , 3 – a, 4 –c . Mỗi ý đúng được(0,25điểm) Đề B A-Trắc nghiệm( 3 điểm): Câu 1-A, Câu 2- C, Câu 3- B, Câu 4- A . Mỗi ý đúng được (0.25điểm) Câu 5(1đ) :Điền khuyết. (1)- Mật độ dân số cao, nhà cửa san sát, hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ (0,5 điểm) (2) -Mật độ dân số ít, nhà cửa phân tán, hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp (0,5điểm) Câu 6(1đ):Ghép cặp(nối những nội dung ở cột A đúng với cột B) Nối 1- a, 2- c , 3 – b, 4 –d . Mỗi ý đúng được(0,25điểm) A-Tự luận( 7 điểm): Câu 1(2 điểm): Nêu một số thành tựu và thách thức trong phát triển nền kinh tế nước ta. *Thành tựu: - Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc.(0,5điểm) - Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch. (0,25điểm) - Đưa nước ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. (0,25điểm) *Thách thức: - Tạo nên sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, vẫn còn xã nghèo, vùng nghèo. (0,25điểm) - Những bất cập trong xã hội về văn hóa, giáo dục, y tế(0,25điểm) - Vấn đề giải quyết việc làm. (0,25điểm) - Những khó khăn trong quá trình hội nhập vào kinh tế thế giới, khu vực. (0,25điểm) Câu 2(2 điểm): Chứng minh rằng nền kinh tế càng phát triển thì hoạt động dịch vụ càng trở nên đa dạng hơn. -HS nêu được các ý sau: + Nền kinh tế càng phát triển thì con người ngày càng có nhiều nhu cầu.(0,5 điểm) + Con người cần nhiều nhu cầu thì hoạt động dịch vụ trở nên đa dạng như(ăn,măc,ở,đi lại) (0,5 điểm) -HS nêu được ví dụ:khi kinh tế phát triển nhu cầu con người cần nhà đẹp hơn, xe chất lượng hơn, đi đây đó .(0,5 điểm) Câu 3(3 điểm): Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất chăn nuôi. -HS vẽ đúng, đẹp, chính xác. (1,5 điểm) -Biểu đồ thể hiện đủ : tên biểu đồ, chú thích. (0,5 điểm) b-Dựa vào bảng số liệu vả biểu đồ nhận xét và giải thích tại sao cơ cấu giá trị sản phẩm trứng, sữa tăng? Tại sao đàn gia súc không tăng? -HS nhận xét đúng các ý: +Cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi gia súc giảm là do: máy móc thay thế sức kéo trâu, bò. (0,5 điểm) +Trứng, sữa tăng là do: Nhu cầu tiêu dùng con người cần nhiều sữa trứng. (0,5 điểm) Đức Phú, ngày 20 tháng 10 năm 2016 Duyệt của chuyên môn Duyệt của tổ CM GV ra đề Phạm Văn Thắng Nguyễn Trừ Tâm Phạm Văn Minh
Tài liệu đính kèm: