Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn: địa lý năm học 2015- 2016

docx 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1227Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn: địa lý năm học 2015- 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn: địa lý năm học 2015- 2016
Phòng GD- ĐT Thanh Oai
TRƯỜNG THCS TAM HƯNG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Môn: ĐỊA LÝ
Năm học 2015- 2016
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1. (3 điểm) Trình bày sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.Tại sao lại có hiện tượng mùa trên Trái Đất?
Câu 2. (3 điểm) Nêu đặc điểm tài nguyên khoáng sản nước ta. Đặc điểm đó có ảnh hưởng gì đên sự phát triển công nghiệp?
Câu 3.( 4 điểm) a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nêu và giải thích đặc điểm phân bố dân cư nước ta.
b. Sự phân bố dân cư có ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển kinh tế xã hội nước ta? 
Câu 4. (5 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:
a. Kể tên các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta.
b. Chứng minh rằng ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm.
c. Trình bày tình hình phát triển của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
Câu 5 (5 điểm) 
Cho bảng số liệu về tình hình sản xuất lúa ở đồng bằng sông Hồng:
Năm
1985
1995
1997
2000
Diện tích lúa (nghìn ha )
1.185,0
1.193,0
1.197,0
1.212,4
Sản lượng lúa ( nghìn tấn )
3.787,0
5.090,4
5.638,1
6594,8
Vẽ biểu đồ thích hợp biểu hiện diện tích và sản lượng lúa ở đồng bằng sông Hồng.
Dựa vào bảng số liệu, tính năng suất lúa ở đồng bằng sông Hồng.
Nhận xét về tình hình sản xuất lúa ở đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM BÀI THI HSG
MÔN ĐỊA LÝ 9 – NĂM HỌC 2015 - 2016
Câu 1. (3 điểm)
Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời 
Trên quỹ đạo có hình elip gần tròn.(0,5 đ)
Hướng chuyển động từ Tây sang Đông.(0,5 đ)
Thời gian chuyển động hết 1 vòng: 365 ngày 6 giờ (năm thiên văn).(0,5 đ)
Trong khi chuyển động độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không thay đổi gọi là sự chuyển động tịnh tiến.(0,5 đ)
Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam lần lượt ngả gần và chếch xa Mặt Trời.(0,5 đ)
 Nửa cầu nào ngả gần về phía Mặt Trời thì có góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, thì lúc đó là mùa nóng.(0,25 đ)
Nửa cầu nào chếch xa Mặt Trời thì có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt , lúc đó là mùa lạnh.(0,25 đ)
Câu 2. (3 điểm)
Đặc điểm: (2 điểm)
Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú và đa dạng. Cả nước có gần 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản. Khoáng sản được chia thành 4 nhóm:
+ Khoáng sản năng lượng: than, dầu mỏ, khí đốt
+ Khoáng sản kim loại: sắt, đồng chì, 
+ Khoáng sản phi kim: apatit, pirit
+ Khoáng sản vật liệu xây dựng: đá vôi, cát, sét
Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ, chỉ có một số mỏ có trữ lượng lớn như than, sắt, dầu mỏ
Đa số khoáng sản được hình thành trong giai đoạn cổ kiến tạo.
Khoáng sản nước ta phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở phía Bắc.
Do khai thác không hợp lí, một số khoáng sản bị thất thoát lớn và có nguy cơ cạn kiệt, việc khai thác, chế biến và vận chuyển khoáng sản đã làm ô nhiễm môi trường ở một số địa phương. Vì vậy cần phải thực hiện tốt Luật khoáng sản để sử dụng hợp lí tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên của đất nước.
Ảnh hưởng tới sự phát triển công nghiệp.(1 điểm)
Cơ cấu công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản đa dạng.(0,25đ)
Quy mô xí nghiệp công nghiệp nhỏ, mang tính chất địa phương.(0,25đ)
Phân bố công nghiệp không đều.(0,25đ)
Điều kiện khai thác khó khăn, chi phí lớn, giá thành cao khó cạnh tranh.(0,25đ)
Câu 3.(4 điểm)
3 điểm 
*Đặc điểm phân bố dân cư nước ta 
Nước ta có mật độ dân số cao.(0,5đ)
 ( d/c: Năm 2003 mđds nước ta là 246 người/km2 gấp 4,7 lần so với mật độ dân số trung bình của thế giới) 
Giải thích: Do dân số nước ta đông. (0,25đ)
Dân cư nước ta phân bố không đều(0,5đ)
+ Phân bố không đều giữa đồng bằng và miền núi.(0,25đ)
 Ở đồng bằng dân cư tập trung đông đúc nên mật độ dân số cao (d/c)
 Ở miền núi dân cư thưa thớt nên mật độ dân số thấp (d/c)
Giải thích: Đồng bằng có điều kiện thuận lợi: là vùng trồng lương thực, thực phẩm; tập trung nhiều trung tâm công nghiệp, kinh tế phát triển; còn miền núi có nhiều khó khăn (0,25đ)
+Phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn.(0,5đ)
Ở thành thị mật độ dân số cao (d/c)
Ở nông thôn mật độ dân số thấp(d/c)
Giải thích: Thành thị quy mô dân số lớn,còn ở nông thôn mặc dù dân số tập trung đông nhưng sinh sống trải dài trên lãnh thổ rất rộng.(0,25đ) 
+ Phân bố không đều ngay trong một vùng, một tỉnh (d/c) (0,25đ)
Giải thích: Ở những nơi kinh tế phát triển, nơi tập trung nhiều trung tâm công nghiệp hoặc gần các trung tâm hành chính, đầu mối giao thông thì dân cư tập trung đông đúc.(0,25đ)
1 điểm
Dân cư phân bố không đều gây khó khăn cho sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.(0,5 đ)
Ở đồng bằng dân đông mật độ dân số cao tạo sức ép lên tài nguyên thiên nhiên nên bình quân đất nông nghiệp theo đầu người thấp. Tình trạng thừa lao động thiếu việc làm diễn ra và khó khăn trong vấn đề nhà ở, y tế, giáo dục, môi trường (0,25đ)
Ở miền núi đất rộng, tài nguyên thiên nhiên phong phú thì thiếu lao động, không khai thác hết tiềm năng tự nhiên. (0,25đ)
Câu 4. (5 điểm)
a. Tên các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta.(1 điểm)
- Khai thác nhiên liệu.
- Hóa chất.
- Điện.
- Chế biến lương thực, thực phẩm.
- Cơ khí điện tử.
- Vật liệu xây dựng.
- Dệt may.
b. 2 điểm
 Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta vì:
- Ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong có cấu giá trị sản xuất công nghiệp 23.7% năm 2007.(0,5đ)
- Phát triển dựa trên nguồn nguyên liệu phong phú: nguyên liệu từ trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản  và nguồn lao động dồi dào, tay nghề càng được nâng cao.(0,5đ)
- Thị trường trong nước lớn, thị trường ngoài nước ngày càng mở rộng.(0,5đ)
- Có chính sách ưu tiên của Nhà nước tạo điều kiện cho ngành phát triển: xây dựng cơ sở vật chất, thị trường (0,5đ)
c. 2 điểm
Tình hình phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm:
- Giá trị sản xuất của ngành ngày càng tăng.(0,5đ)
Năm
2000
2005
2007
Giá trị sản xuất( nghìn tỉ đồng)
49,4
97,7
135,2 
Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp: 23,7% năm 2007.(0,5đ)
Cơ cấu: (0,5đ)
 + Chế biến sản phẩm trồng trọt: Xay xát, mía đường, cà phê, thuốc lá 
 +Chế biến sản phẩm chăn nuôi: Sữa các sản phẩm từ sữa, thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt.
+ Chế biến các thủy hải sản: Nước mắm, tôm, cá, muối 
Các trung tâm công nghiệp chế biến tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, Đông nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long; các trung tâm lớn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh .(0,5đ)
Câu 5. ( 5 điểm )
Vẽ biểu đồ. (2 điểm)
Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường.
+ Cột thể hiện diện tích, đường thể hiện năng suất.
+ Khoảng cách trục thời gian phải chính xác.
Lưu ý: thiếu một yếu tố trừ 0,25 điểm, sai thời gian trừ 0,5 điểm.
b) Tính năng suất lúa ở đồng bằng sông Hồng. (1 điểm )
Năm
1985
1995
1997
2000
Năng suất (tấn/ ha )
3,2
4,3
4,7
5,4
 c) Nhận xét về tình hình sản xuất lúa ở đồng bằng sông Hồng. ( 2 điểm )
 - Diện tích trồng lúa tăng liên tục, nhưng rất chậm; sau 15 năm chỉ tăng được 27,4 nghìn ha. (0,5 điểm )
 - Năng suất lúa tăng nhanh, sau 15 năm năng suất lúa tăng 2,2 tấn/ ha, càng về sau năng suất lúa tăng càng nhanh. (0,5 điểm )
 - Sản lượng lúa tăng nhanh: 
	+ Sau 15 năm sản lượng tăng 1,7 lần ( 2 807,8 nghìn tấn) ( 0,5 điểm)
	+ Sản lượng tăng nhanh theo thời gian. (0,5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_dap_an_HSG_dia_9_nam_2015_TH.docx