Đề kiểm tra một tiết Giáo dục công dân lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng

docx 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 449Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết Giáo dục công dân lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết Giáo dục công dân lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng
TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG
HỌ VÀ TÊN:	 KIỂM TRA 1 TIẾT 
LỚP: 	6/	 MÔN : GDCD 
	 NĂM HỌC: 2016-2017
Điểm
Lời phê của GV
A.Trắc nghiệm : (4đ)
* Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em chọn? ( Mỗi ý khoanh đúng 0.25đ)
Câu 1: Theo em biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tiết kiệm?
Ăn chơi, đua đòi theo mốt
Tiêu xài theo ý thích
Vừa làm, vừa chơi
Tranh thủ từng phút để học bài.
Câu 2: Theo em, hành vi, việc làm nào dưới đây là vô kỉ luật?
Đi học đúng giờ
Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của lớp, của trường
Làm việc riêng trong giờ học
Viết giấy xin phép nghỉ học khi bị ốm.
Câu 3: Hành vi nào sau đây thể hiện ý thức tôn trọng kỉ luật?
Giờ nghỉ trưa, Hoàng rủ các bạn đá bóng ở đầu ngõ
Lan thường xuyên đi học muộn vì nhà xa trường
Tùng đi chơi điện tử trong giờ tự quản
Hoa viết giấy xin phép khi bị ốm phải nghỉ học.
Câu 4: Biểu hiện nào dưới đây chưa biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể? 
Quân chơi thể thao đều đặn hàng ngày
Nam để đầu trần khi đi trời nắng
Ngày nào Mai cũng đánh răng hai lần vào buổi sáng và tối
Hoa thực hiện ăn uống điều độ, đủ chất, đảm bảo vệ sinh.
Câu 5: Điền Đ, S vào các ý kiến dưới đây khi nói về lòng biết ơn? ( 1đ )
Học sinh chăm học, chăm làm, vâng lời cha mẹ, thầy cô là thể hiện lòng biết ơn
Chỉ cần nhớ đến công lao của người đã giúp đỡ mình là đủ
Những kẻ vô ơn bạc nghĩa cần phải bị lên án
Người đã làm ơn cho người khác nhất thiết phải được người chịu ơn đền
 đáp.
Câu 6: Điền từ, cụm từ phù hợp vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm về tiết kiệm? ( 2đ )
Tiết kiệm là biết sử dụng một cách(1)...............,(2).................của cải, vật chất, thời gian, sức lực(3).....................và của(4).........................
B. Tự luận: ( 6đ )
Câu 7: Em hãy nhớ lại và cho biết thế nào là siêng năng, kiên trì? Em hãy phân biệt siêng năng, kiên trì với lười biếng, nản lòng? ( 3đ )
Câu 8: Đọc tình huống và trả lời câu hỏi: “ Quân và một số bạn đến rủ Nam đi chơi đá bóng. Vừa đến cổng, Quân đã gọi toáng lên: ‘Nam ơi, ra sân đá bóng với bọn tớ đi’. Mẹ Nam ra mở cổng nói rằng Nam không có nhà. Thấy thế, Quân chạy vụt đi chơi cùng các bạn.”
a/ Em có nhận xét gì về hành vi của Quân? ( 2đ )
b/ Nếu là Quân trong tình huống đó em sẽ cư xử như thế nào? ( 1đ )
	TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG 
MA TRẬN ĐỀ 
KIỂM TRA 1 TIẾT-GDCD-KỲ I
Tên chủ đề
(Nội dung chương)
 Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng
 Cộng
 Mức độ thấp
Mức độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Bài 1.Tự rèn luyện thân thể.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Biểu hiện biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể 
1
0,25
2,5%
1
0,25
2,5%
Bài 2. Siêng năng, kiên trì.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Hiểu được khái niệm siêng năng kiên trì.
Hiểu được luời biếng là gì
1
3
30%
1
3
30%
Bài 3. Tiết kiệm
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Biểu hiện tính tiết kiệm
2
2,25
22,5%
2
2,25
22,5%
Bài 4. Lễ độ.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Nhận xét về hành vi của Quân
½
2
20%
Xử lý tình huống
1/2
1
10%
1
3
30%
Bài 5.Tôn trọng kỉ luật 
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Biểu hiện tính tôn trọng kỉ luật 
2
0,5
5%
2
0,5
5%
Bài 6. Biết ơn
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Biểu hiện long biết ơn
1
1
10%
1
1
10%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
6
4
40%
1
3
30%
½
2
20%
1/2
1
10%
8
10
100%
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA 1 TIẾT GDCD 6
NĂM HỌC 2016-2017
A./ TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) 
(mỗi ý đúng 0,25đ)
1d;2c;3d;4b
 Câu 5: A(Đ);B(S);C(Đ); D(S)
Câu 6:1 hợp lý;2 đúng mức;3 của mình;4 người khác
B./ TỰ LUẬN : (6 điểm )	
Nội dung
Biểu điểm
Câu 7: Siêng năng là biểu hiện sự cần cù, tự giác, miệt mài.
 Kiên trì là sự quyết tâm tới cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
Lười biếng là không biết tự giác, không chịu khó và không chịu làm việc.
Nản lòng là gặp việc gì khó khăn là bỏ giữa chừng
1 điểm
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 8: Em có nhận xét gì về hành vi của Quân: vô lễ, không tôn trọng người lớn, không biết thưa trình người lớn tuổi khi gặp.
Nếu là em thì em sẽ chào hỏi mẹ của Nam. “Thưa cô, cho cháu hỏi có Nam ở nhà không ạ! Cháu chào cô cháu đi”.
2 điểm
1 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docxKiem_tra_1_tiet_gdcd_6_Ky_I.docx