Đề kiểm tra một tiết Giáo dục công dân lớp 12 - Trường THPT Nguyễn Dục

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết Giáo dục công dân lớp 12 - Trường THPT Nguyễn Dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết Giáo dục công dân lớp 12 - Trường THPT Nguyễn Dục
SỞ GD - ĐT QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DỤC
Họ và tên:Lớp
KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN GDCD-12
Thời gian: 45 phút
*
 Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
 Câu 1. Để quản lý xã hội mỗi nhà nước cần phải xây dựng và ban hành:
 A. Hệ thống pháp luật B. Luật hành chính.
 C. Luật quân sự. D. Luật chống tham nhũng.
 Câu 2. Pháp luật là:
 A. Các qui tắc xử sự chung.
 B. Hệ thống các qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
 C. Hệ thống các qui tắc xử sự chung.
 D. Hệ thống các qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành.
 Câu 3. Pháp luật do:
 A. Nhà nước xây dựng.
 B. Nhà nước xây dựng và ban hành.
 C. Nhà nước xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện.
 D. Nhà nước xây dựng và bảo đảm thực hiện.
 Câu 4. Nội dung của pháp luật là:
 A. Các qui tắc. B. Các qui tắc xử sự.
 C. Các qui định. D. Các qui tắc xử sự chung.
 Câu 5. Các đặc trưng của pháp luật:
 A. Tính qui phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
 B. Tính qui phạm phổ biến, tính quyền lực.
 C. Tính quyền lực và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
 D. Tính quy phạm phổ biến và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
 Câu 6. Ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại qui phạm xã hội khác:
 A. Tính qui phạm phổ biến. B. Tính quyền lực bắt buộc chung.
 C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Cả 3 ý trên.
 Câu 7. Mỗi qui tắc xử sự của pháp luật thường được thể hiện thành:
 A. Một qui phạm pháp luật. B. Một qui định pháp luật.
 C. Một hành vi vi phạm. D. Tất cả cá ý trên.
 Câu 8. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 qui định độ tuổi kết hôn:
 A. Nam 16 tuổi, nữ 18 tuổi.
 B. Nam 18 tuổi., nữ 16 tuổi.
 C. Nam 20 tuổi trở lên. nữ 18 tuổi trở lên.
 D. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.
 Câu9. Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước, thể hiện đặc trưng:
 A. Tính qui phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
 C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tất cả các ý trên. 
 Câu 10. Đặc điểm để phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với qui phạm đạo đức:
 A. Tính qui phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
 C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tất cả các ý trên.
 Câu 11. Nói đến bản chất của pháp luật tức là đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi:
 A.Pháp luật là gì? B. Pháp luật là của ai?
 C. Pháp luật do ai? D. Pháp luật là của ai, do ai và vì ai?
 Câu 12. Pháp luật do nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện, nên pháp luật:
 A. Mang bản chất giai cấp sâu sắc. B. Mang bản chất xã hội sâu sắc.
 C. Mang bản chất giai cấp công nhân. D. Mang bản chất chính trị sâu sắc.
 Câu 13. Các qui phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của:
 A. Giai cấp tư sản. B. Giai cấp công nhân.
 C. Giai cấp nông dân. D. Giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.
 Câu 14. Pháp luật do nhà nước ta xây dựng và ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của:
 A. Giai cấp tư sản. B. Giai cấp cầm quyền.
 C. Đa số nhân dân lao động. C. Giai cấp công nhân.
 Câu 15. Pháp luật mang bản chất xã hội vì:
 A. Bắt nguồn từ xã hội. B. Do các thành viên của xã hội thực hiện.
 C. Vì sự phát triển của xã hội. D. Tất cả các ý trên.
 Câu 16. Các qui phạm pháp luật bắt nguồn từ:
 A. Thực tiễn đời sống xã hội. B. Xã hội.
 C. Đời sống. D. Chính sách kinh tế.
 Câu 17. Các qui phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì:
 A. Con người. Giai cấp tư sản.
 C. Sự phát triển của xã hội. Sự phát triển kinh tế.
 Câu 18. Qui phạm pháp luật và qui phạm đạo đức:
 A. Có quan hệ với nhau. B. Có quan hệ chặt chẽ với nhau.
 C. Có quan hệ hữu cơ D. Có quan hệ hợp tác.
 Câu 19. Các qui phạm được hình thành trên cơ sở quan niệm về cái thiện, cái ác,về sự công bằng, về lương tâm,và về những lĩnh vực khác thuộc đời sống tinh thần của xã hội, đó là:
 A. Quan niệm đạo đức. B. Quan niệm pháp luật.
 C. Qui phạm đạo đức. D. Qui phạm pháp luật.
 Câu 20. Phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức, là:
 A. Quân đội. B. Nhà tù. C. Cảnh sát. D. Pháp luật.
 Câu 21. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội được xem xét từ hai góc độ:
 A. Nhà nước và Chính phủ. B. Nhà nước và nhân dân.
 C. Nhà nước và công dân. D. Nhà nước và nhân dân lao động.
 Câu 22. Pháp luật là phương tiện để:
 A. Nhà nước quản lý xã hội. B. Nhà nước quản lý kinh tế.
 B. Nhà nước quản lý phạm nhân. D. Nhà nước quản lý hành chính.
 Câu 23. Quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được thực hiện và bảo vệ bởi:
 A. Phép vua. B. Lệ làng. C. Cộng đồng dân cư. D. Pháp luật.
 Câu 24. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được qui định tại:
 A. Luật dân sự. B. Luật hôn nhân. C. Luật giáo dục. D. Hiến pháp.
 Câu 25. Pháp luật chỉ thật sự đi vào đời sống nếu mỗi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội cụ thể, trong các hoàn cảnh, điều kiện cụ thể đều lựa chọn cách ứng xử phù hợp với:
 A. Chuẩn mực đạo đức. B. Qui định của pháp luật.
 C. Qui định của tổ dân phố. C. Nội qui cơ quan.
 Câu 26. Hành vi phù hợp với qui định của pháp luật là hành vi:
 A. Hợp đạo đức. B. Có văn hóa. C. Có chuẩn mực. D. Hợp pháp.
 Câu 27. Thực hiện pháp luật là:
 A. Quá trình hoạt động làm cho những qui định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
 B. Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những qui định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những thói quen đạo đức của cá cá nhân, tổ chức.
 C. Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những qui định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
 D. Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những qui định của đạo đức di vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
 Câu 28. Thực hiện pháp luật gồm có 4 hình thức sau đây:
 A. Sử dụng, thi hành, tuân thủ, áp dụng. B. Sử dụng, vận dụng, xử phạt, bỏ tù.
 C. Sử dụng, vận dụng, thi hành, áp dụng. D. Sử dụng, thi hành, xử phạt, tuân thủ.
 Câu 29. Hình thức thực hiện pháp luật mà: các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là:
 A. Thi hành pháp luât. B. Tuân thủ pháp luât.
 C. Áp dụng pháp luât. D. Sử dụng pháp luật
 Câu 30. Người kinh doanh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây:
 A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
 C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
 Câu 31. Hành vi trái pháp luật là một trong những dấu hiệu cơ bản của:
 A. Vi phạm đạo đức. B. Lối sống buông thả.
 C. Tha hóa đạo đức. D. Vi phạm pháp luật.
 Câu 32. Khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo qui định của pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, tự quyết định cách xử sự của mình, gọi là:
 A. Năng lực pháp luật. B. Năng lực pháp lý.
 C. Năng lực trách nhiệm pháp luật. D. Năng lực trách nhiệm pháp lý.
 Câu 33. Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, là:
 A. Hành vi trái pháp luật. B. Vi phạm pháp lý.
 C. Hành vi vi phạm. D. Vi phạm pháp luật.
 Câu 34. nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình, gọi là:
 A. Trách nhiệm pháp lý. B. Trách nhiệm pháp luật.
 C. Trách nhiệm dân sự. D. Trách nhiệm hình sự.
 Câu 35. Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật, là:
 A. Mục đích trách nhiệm dân sự B. Mục đích trách nhiệm pháp lý.
 C. Mục đích pháp luật. C. Mục đích răn đe.
 Câu 36. Có 4 loại vi phạm pháp luật là:
 A. Hình sự, hành chính, bộ hình, dân sự. B. Hình sự, hành chính, dân chính, kỉ luật.
 C. Hình sự, hành chính, dân sự, kỉ luật. D. Hình sự, hình chính, dân sự, kỉ luật.
 Câu 37. Những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được qui định tại Bộ luật Hình sự, là:
 A. Vi phạm kỉ luật. B. Vi phạm dân sự.
 C. Vi phạm hình sự. D. Vi phạm hành chính.
 Câu 38. Người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu:
 A. Trách nhiệm hình sự. B. Trách nhiệm hành chính.
 C. Trách nhiệm dân sự. D. Trách nhiệm kỉ luật.
 Câu 39. Pháp luật Việt Nam qui định độ tuổi bị xử phạt hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra là:
 A. Người từ đủ 14 tuổi trở lên. B. Người từ đủ 16 tuổi trở lên.
 C. Người từ đủ 17 tuổi trở lên. D. Người từ đủ 18 tuổi trở lên.
 Câu 40.Hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân là :
 A. Vi phạm dân sự. B. Vi phạm hành chính.
 C. Vi phạm hình sự. D. Vi phạm kỉ luật. 

Tài liệu đính kèm:

  • docKT_1_tiet_GDCD_12.doc