Đề thi thử THPT quốc gia môn Giáo dục công dân năm 2017 - Mã đề 512 - Trường THPT Nguyễn Văn Linh

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia môn Giáo dục công dân năm 2017 - Mã đề 512 - Trường THPT Nguyễn Văn Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia môn Giáo dục công dân năm 2017 - Mã đề 512 - Trường THPT Nguyễn Văn Linh
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO PHÚ YÊN
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN LINH
ĐỀ THI TN THPT QUỐC GIA NĂM 2017 
Môn: KHXH – GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Thời gian làm bài: 50 phút; 
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 512
Câu 1: Pháp luật là:
A.Qui tắc xử sự	
B.Qui tắc xử sự chung
C.Qui tắc xử sự chung nhất	
D.Qui tắc xử sự chung cho mọi cá nhân, tổ chức.
Câu 2: Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở điểm :
A.Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội
B.Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội
C.Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động
D.Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên trong xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.
Câu 3. Phápluật là phương tiện để công dân:
A. Sống trong tự do, dân chủ	
B. Được đảm bảo quyền sống, phát triển.
C. Thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình	
D. Tố cáo kẻ xấu.
Câu 4: Nộidung cơ bản của pháp luật là
A. Các chuẩn mực về việc được làm, việc phải làm, việc không được làm
B. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần , tình cảm của con người.
C. Các nguyên tắc quản lí xã hội, công dân.
D. Các bổn phận công dân phải thực hiện.
Câu 5: Pháp luật mang bản chất giai cấp vì:
A. Pháp luật do giai cấp đặt ra để quản lí xã hội
B. Pháp luật do nhà nước đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện
C. Là kết quả của quá trình đấu tranh giai cấp
D. Do nhân dân yêu cầu phải có hệ thống các qui tắc quản lí xã hội mang tính công bằng.
Câu 6: Dặc trưng nào của pháp luật làm ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác
A. Tính quy phạm phổ biến	
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
	C. Tính quyền lực bắt buộc chung	
	D. Tính quần chúng rộng rãi	
Câu 7: Đặc trưng nào của pháp luật làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật
A. Tính quy phạm phổ biến	
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
	C. Tính quyền lực bắt buộc chung	
	D. Tính quần chúng rộng rãi	
Câu 8: Đặc trưng nào của pháp luật thể hiện sự khác nhau giữa pháp luật với đạo đức
A. Tính quy phạm phổ biến	
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
C. Tính quyền lực bắt buộc chung	
D. Tính quần chúng rộng rãi	
Câu 9: Điều 36 Hiến pháp 2013 qui định“ Nhànước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em” thể hiện bản chất gì của pháp luật?
A. Bản chất giai cấp 	
B. Bản chất giáo dục	
C. Bản chất nhân văn	
D. Bản chất xã hội
Câu 10: Điều 4 Hiến pháp 2013 nước CHXHCN VN qui định “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
A. Bản chất giai cấp 	
B. Bản chất giáo dục	
C. Bản chất nhân văn	
D. Bản chất xã hội
Câu 11: Pháp luật nhà nước XHCN VN mang bản chất giai cấp:
A. Giai cấp nhân dân	
B. Giai cấp công nhân	
C. Giai cấp tư bản	
D. Giai cấp nông dân
Câu 12 : Các cá nhân tổ chức sử dụng đúng đắn quyền của mình là:
A. Sử dụng pháp luật	
B. Thi hành pháp luật	
C. Tuân thủ pháp luật	
D. Áp dụng pháp luật
Câu 13 : Các cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ là:
A. Sử dụng pháp luật	
B. Thi hành pháp luật	
C. Tuân thủ pháp luật	
D. Áp dụng pháp luật
Câu 14 : Các cá nhân, tổ chức không làm những gì pháp luật cấm là :
A. Sử dụng pháp luật	
B. Thi hành pháp luật	
C. Tuân thủ pháp luật	
D. Áp dụng pháp luật
Câu 15 : Quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức chỉ phát sinh , chấm dứt hoặc thay đổi khi các cơ quan, công chức nhà nước ra các quyết định theo thẩm quyền, là:
A. Sử dụng pháp luật	
B. Thi hành pháp luật	
C. Tuân thủ pháp luật	
D. Áp dụng pháp luật
Câu 16 : Hành vi trái pháp luật là hành vi 
A. Gây xâm phạm, thiệt hại tài sản nhà nước bảo vệ	
B. Gây xâm phạm thiệt hại tinh thần người khác được nhà nước bảo vệ
C. Gây xâm phạm, thiệt hại những quan hệ xã hội được nhà nước bảo vệ
D. Gây xâm phạm, thiệt hại tài sản và tinh thần của công dân
Câu 17 : Khả năng của một người đã đạt độ tuổi nhất định theo qui định của pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, tự quyết định cách xử sự của mình phải độc lập chịu trách nhiệm về hành vi của mình đã thực hiện là:
A. Năng lực trách nhiệm pháp luật 	
B. Năng lực trách nhiệm hình sự
C. Năng lực trách nhiệm pháp lí	
D. Năng lực trách nhiệm dân sự
Câu 18 : Nghĩa vụ mà các cá nhân tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là
A. Trách nhiệm pháp luật 	
B. Trách nhiệm pháp lí
C. Trách nhiệm hình sự	
D. Trách nhiệm dân sự
Câu 19 : Trong cùng một điều kiện như nhau mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ đến đâu của công dân phu thuộc vào?
A. Khả năng, trình độ nhận thức của mỗi người	
B. Hoàn cảnh xã hội mỗi người
C. Điều kiện sống của mỗi người	
D. Khả năng, điều kiện và hoàn cảnh mỗi người.
Câu 20 : Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được xây dựng trên nguyên tắc :
A. Thương yêu, công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau.	
B. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau.
C. Đoàn kết, dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau.
D. Thương yêu, đoàn kết, dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau.
Câu 21 : Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là :
A. Các quan hệ tài sản, kinh tế	
B. Các quan hệ nhân thân phi tài sản, quan hệ tài sản	
C. Các quan hệ kinh tế, quan hệ nhân thân phi tài sản	
D. Các quan hệ tài sản, quan hệ lao động
Câu 22 : Chỉ ra đâu là văn bản qui phạm pháp luật
A. Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh	
B. Hợp đồng lao động
C. Nội qui nhà trường	
D. Luật Lao động
Câu 23 : Ông A kinh doanh vật liệu xây dựng, mỗi tháng ông đều đóng thuế theo đúng qui định. Hành động của ông A là :
A. Sử dụng pháp luật	
B. Tuân thủ pháp luật	
C. Thi hành pháp luật	
D. Áp dụng pháp luật
Câu 24 : Ông A là viên chức nhà nước, nhưng thường xuyên đi trễ. Cơ quan ông A đã có quyết định kỉ luật là khiển trách đối với ông. Trách nhiệm pháp lí mà ông A chịu là :
A. Trách nhiệm hình sự	
B. Trách nhiệm dân sự	
C. Trách nhiệm hành chính	
D. Trách nhiệm kỉ luật
Câu 25 : A 16 tuổi đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm bị cảnh sát giao thông phạt 200000 đồng. Trách nhiệm pháp lí mà A phải chịu là :
A. Trách nhiệm hình sự	
B. Trách nhiệm dân sự 	
C. Trách nhiệm hành chính	
D. Trách nhiệm giao thông
Câu 26 : A 17 tuổi, đánh người gây thương tích nghiêm trọng thương tật 50% , A bị phạt 6 tháng tù giam. Trách nhiệm pháp lí mà A phải chịu là :
A. Trách nhiệm hình sự	
B. Trách nhiệm dân sự	
C. Trách nhiệm hành chính	
D. Trách nhiệm kỉ luật
Câu 27 : Ông A và ông B có thỏa thuận mua bán xe mô tô bằng hợp đồng, với thỏa thuận ông A trả cho ông B số tiền là 60 triệu đồng để mua. Nhưng quá hạn phải trả tiền mà ông A vẫn không giao đủ số tiền đã thỏa thuận. ông B đã khởi kiện ông A ra tòa. ông A đã vi phạm pháp luật gì ?
A. Vi phạm hình sự	
B. Vi phạm dân sự	
C. Vi phạm hành chính	
D. Vi phạm kỉ luật
Câu 28 : Qui định người tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe máy điện, xe đạp điện thể hiện bản chất nào của pháp luật ?
A. Bản chất giai cấp	
B. Bản chất nhà nước	
C. Bản chất xã hội	
D. Bản chất nhân dân
Câu 29 : Công ty A xả chất thải chưa qua xử lí, bị phạt 20.000.000 đồng. Trách nhiệm mà công ty A phải chịu là :
A. Trách nhiệm hình sự	
B. Trách nhiệm dân sự	
C. Trách nhiệm hành chính	
D. Trách nhiệm kỉ luật
Câu 30 : A 14 tuổi đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm bị cảnh sát giao thông phạt 200000 đồng. Việc làm của cảnh sát giao thông là :
A. Áp dụng pháp luật	
B. Vi phạm pháp luật	
C. Thi hành pháp luật	
D. Tuân thủ pháp luật
Câu 31 : A 19 tuổi đánh người gây thương tích. Hành vi vi phạm pháp luật của A là :
A. Hành vi hành động	
B. Hành vi không hành động	
C. Hành vi vi phạm kỉ luật	
D. Hành vi côn đồ
Câu 32 : Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính do
A. Cố ý	
B. Vô ý	
C. Mọi hành vi vi phạm	
D. Không phạt vì chưa đủ tuổi
Câu 33 : Pháp luật qui định người bao nhiêu tuổi chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm ?
A. Từ đủ 14	
B. Từ đủ 16	
C. Từ đủ 17	
D. Từ đủ 18
Câu 34 : Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện công dân sử dụng pháp luật?
A. Ông A nộp thuế thu nhập cá nhân	
B. A dừng đèn đỏ khi tham gia giao thông
C. Chị C đi khám sức khỏe	
D. Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ
Câu 35 : Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:
A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách
nhiệm kỷ luật.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không
phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Câu 36: Công dân bình đẳng trước pháp luật là:
A. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ
chức, Đoàn thể mà họ tham gia.
D. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa
vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật
Câu 37: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ở điều 34 khẳng định chung “ cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con”. Điều này phù hợp với:
A. Đạo đức xã hội	
B. Qui tắc xử sự chung
C. Hiến pháp	
D. Nguyện vọng của mọi công dân
Câu 38: Qui định người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia giao dịch dân sự phải:
A. Có hợp đồng	
B. Có người đại diện theo pháp luật
C. Được tự mình tham gia giao dịch	
D. Chỉ được giao dịch khi có đại diện cơ quan nhà nước
Câu 39: Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến:
A. Quan hệ tài sản nhà nước	
B. Quan hệ với nhân dân
C. Quan hệ gia đình	
D. Quan hệ lao đông, công vụ nhà nước
Câu 40: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung thể hiện ở các quyền:
A. Chiếm hữu , sử dụng, định đoạt	
B. Trao đổi, sử dụng, định đoạt
C. Cất giữ, sử dụng , định đoạt	
D. Chiếm giữ, định đoạt, phân chia
--------------------------------------hết--------------------------------------------
Đáp án
1
D
22
B
2
D
23
C
3
C
24
D
4
A
25
C
5
B
26
A
6
A
27
B
7
A
28
C
8
C
29
C
9
D
30
A
10
A
31
B
11
B
32
A
12
A
33
B
13
B
34
C
14
C
35
C
15
D
36
D
16
C
37
C
17
C
38
B
18
B
39
D
19
D
40
A
20
B
21
B

Tài liệu đính kèm:

  • docCD_NVL.doc