Đề kiểm tra một tiết Giáo dục công dân lớp 12 - Mã đề 628 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nguyễn Hùng Sơn

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 457Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết Giáo dục công dân lớp 12 - Mã đề 628 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nguyễn Hùng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết Giáo dục công dân lớp 12 - Mã đề 628 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nguyễn Hùng Sơn
TRƯỜNG THPT
NGUYỄN HÙNG SƠN
PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM 
MÔN: GDCD 12
Thời gian làm bài: 45 phút; 
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 628
Họ, tên học sinh:..........................................................................
Lớp:.............................................STT..................................
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
A
B
C
D
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
A
B
C
D
Chọn câu trả lời đúng nhất và tô vào ô tương ứng
Câu 1: Trong các hành vi sau đây hành vi nào là hành vi tuân thủ pháp luật
A. Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân Tâm Hùng khai trương và nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng
B. Do trễ giờ làm gấp quá Anh A quên không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy
C. Các doanh nghiệp đang lần lượt xếp hàng chờ đóng thuế
D. Cảnh sát giao thông xử lí vi phạm giao thông
Câu 2: Trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là:
A. Hiến pháp, luật và pháp lệnh	B. Hiến pháp
C. Hiến pháp và luật	D. Nghị định của chính phủ
Câu 3: Pháp luật mang bản chất XH vì:
A. Pháp luật bảo vệ lợi ích của người lao động.
B. Pháp luật luôn bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị
C. Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội
D. Pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Câu 4: Có mấy nội dung bình đẳng trong lao động :
A. Ba nội dung	B. Năm nội dung	C. Bốn nội dung	D. Hai nội dung .
Câu 5: Pháp luật mang bản chất XH vì:
A. Pháp luật do các thành viên trong XH thực hiện
B. Pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Pháp luật bảo vệ lợi ích của người lao động.
D. Pháp luật luôn bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị
Câu 6: Các cá nhân tổ chức chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm thuộc hình thức:
A. Sử dụng pháp luật.	B. Thi hành pháp luật.	C. Tuân thủ pháp luật.	D. Áp dụng pháp luật.
Câu 7: Quy phạm pháp luật là.
A. Là tính đặc tưng của pháp luật.	B. Là hệ thống pháp luật Việt Nam
C. Là những quy tắc xử sự chung	D. Là các quy phạm về đạo đức
Câu 8: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:
A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
B. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
D. Công dân nào vi phạm cố ý hay vô ý đều phải chịu trách nhiệm như nhau
Câu 9: Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là:
A. Bất cứ ai cũng có quyền tham gia hoạt động kinh doanh.
B. Bất cứ ai cũng có quyền mua, bán hàng hóa.
C. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia kinh doanh phải nộp thuế
D. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia kinh doanh phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, bình đẳng trước pháp luật.
Câu 10: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là:
A. Từ đủ 14 tuổi trở lên	B. Từ 18 tuổi trở lên
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.	D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 11: Bản chất giai cấp của pháp luật thể hiện ở:
A. Pháp luật bảo vệ cho lợi ích của các tầng lớp khác nhau trong xã hội
B. Pháp luật mang bản chất sâu sắc.
C. Pháp luật phù hợp với ý trí của giai cấp cầm quyền
D. Pháp luật bảo vệ cho lợi ích của giai cấp công nhân
Câu 12: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm :
A. Quy định các hành vi không được làm.
B. Các quy tắc xử sự chung.
C. Quy định các bổn phận của công dân.
D. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.
Câu 13: Nguyên tắc hợp đồng lao động là:
A. Người lao động và người sử dụng lao động thống nhất với nhau.
B. Người lao động và người sử dụng lao động phải bàn bạc với nhau.
C. Người lao động và người sử dụng lao động bình đẳng, tự nguyện
D. Người lao động và người sử dụng lao động phải có mục đích
Câu 14: Vi phạm hình sự là.
A. Hành vi vi phạm pháp luật.
B. Hành vi vi phạm đến danh dự & nhân phẩm người khác.
C. Hành vi phạm tội quy định trong bộ luật hình sự.
D. Hành vi xâm phạn đến quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
Câu 15: Pháp luật là :
A. Hệ thống các quy tắc sử xự chung do Nhà nước ban hành được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà Nước.
B. Hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.
C. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện .
D. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.
Câu 16: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của pháp luật là:
A. Từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi.	B. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
C. Từ 18 tuổi trở lên.	D. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Câu 17: Pháp luật có đặc trưng là :
A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
B. Vì sự phát triển của xã hội và con người
C. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
D. Có tính quy phạm phổ biến; tính quyền lực, bắt buộc chung; tính chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 18: Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng:
A. Nguyên tắc Xử sự chung.	B. Quyền lực bắt buộc chung.
C. Chuẩn mực của đời sống xã hội	D. Sức mạnh quyền lực Nhà nước.
Câu 19: Công dân bình đẳng về nghĩa vụ.
A. Xây dựng và bảo vệ tổ quốc.	B. Tham gia quản lý nhà nước.
C. Bầu cử, ứng cử.	D. Tham gia gia các hoạy động xã hội
Câu 20: Các cá nhân tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định ... thuộc hình thức:
A. Sử dụng pháp luât	B. Áp dụng pháp luật.	C. Tuân thủ pháp luật.	D. Thi hành pháp luật.
Câu 21: Pháp luật có mấy đặc trưng:
A. 3	B. 4	C. 5	D. 2.
Câu 22: Bình đẳng giữa vợ và chồng:
A. Bình đẳng như nhau trong mọi công việc
B. Tất cả các phương án trên.
C. Bình đăng trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
D. Bình đăng về như nhau trong nuôi dạy con .
Câu 23: Trong các hành vi sau đây hành vi nào là hành vi áp dụng pháp luật
A. Cảnh sát giao thông xử lí vi phạm giao thông
B. Trên đường mọi người đang tham gia giao thông
C. Các doanh nghiệp đang lần lượt xếp hàng chờ đóng thuế
D. Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân Tâm Hùng khai trương và nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng
Câu 24: đâu là đặc trưng của pháp luật:
A. Tính xã hội và giai cấp của pháp luật.	B. Tính giai cấp của pháp luật.
C. Tính chặt chẽ về mặt hình thức	D. Tính xã hội của pháp luật.
Câu 25: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì :
A. Bị xử phạt vi phạm hành chánh.	B. Vi phạm kỉ luật
C. Vi phạm pháp luật hình sự.	D. Vi phạm pháp luật hành chính.
Câu 26: Chỉ ra đâu là văn bản quy phạm pháp luật
A. Luật hôn nhân gia đình	B. Điều lệ của Hội Luật gia Việt Nam
C. Điều lệ của Đoàn TNCS HCM	D. Nội quy của trường
Câu 27: Quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động thể hiện:
A. Lao động nam được hưởng ưu tiên hơn lao động nữ vì lao động nam khỏe hơn.
B. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động như nhau.
C. Tất cả đúng.
D. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nữ vào làm việc khi cả nam và nữ đều có đủ tiêu chuẩn làm công việc mà doanh nghiệp đang cần.
Câu 28: Trong đời sống XH vai trò của pháp luật được xem xét từ mấy góc độ:
A. 2.	B. 3	C. 5	D. 4
Câu 29: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới ..
A. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.	B. Tất cả các phương án trên.
C. Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.	D. Các quy tắc quản lý nhà nước.
Câu 30: Hình thức thể hiện của văn bản quy phạm pháp luật được quy định ở:
A. Hiến pháp, luật dân sự.
B. Hiến pháp, luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
C. Hiến Pháp, luật hành chính.
D. Hiến pháp, luật báo chí
Câu 31: Cơ quan (người) nào có quyền ban hành Hiến pháp, Luật:
A. Chính phủ	B. Quốc hội	C. Chủ tịch nước	D. Thủ tướng
Câu 32: Công dân bình đẳng trước pháp luật là:
A. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
B. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
C. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
D. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
Câu 33: Đâu là vai trò của pháp luật
A. Là điều kiện công dân phát triển.
B. Để bảo đảm công bằng xã hội.
C. Để phát triển nền kinh tế làm cho dân giàu nước mạnh
D. Là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội.
Câu 34: Các cá nhân tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm thuộc hình thức:
A. Thi hành pháp luật.	B. Sử dụng pháp luật.	C. Áp dụng pháp luật.	D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 35: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là:
A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.	B. Từ 18 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 18 tuổi trở lên.	D. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
Câu 36: Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở :
A. Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
B. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.
C. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.
D. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.
Câu 37: Các cá nhân tổ chức chủ động làm những gì mà pháp luật cho phép làm thuộc hình thức:
A. Tuân thủ pháp luật.	B. Áp dụng pháp luật	C. Thi hành pháp luật.	D. Sử dụng pháp luật
Câu 38: Trong các hành vi sau đây hành vi nào là hành vi thi hành pháp luật
A. Cảnh sát giao thông xử lí vi phạm giao thông
B. Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân Tâm Hùng khai trương và nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng
C. Trên đường mọi người đang tham gia giao thông
D. Các doanh nghiệp đang lần lượt xếp hàng chờ đóng thuế
Câu 39: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình vì:
A. Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy đinh trong pháp luật
B. Pháp luật mang bản chất xã hội.
C. Pháp luật mang bản chất giai cấp.
D. Pháp luật là quy tắc xử sự chung.
Câu 40: Bình đẳng trong hôn nhân là:
A. Công viêc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình.
B. Vợ, chồng có trách nhiệm với nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình.
C. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình.
D. Các thành viên trong gia đình trên nguyên tắc dân chủ, công bằng tôn trọng, không phân biệt đối xử, trong các mối quan hệ...
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docCD 12_628 16-17.doc